Cô gái bỏ đại học Mỹ về Việt Nam học trường y
Sau 6 năm du học Mỹ, sắp tốt nghiệp hai chuyên ngành ở đại học, Trần Minh Trang trở về Việt Nam theo đuổi ước mơ làm bác sĩ.
Trong lúc chờ nhập học vào tháng 9, Trang tiếp tục học online để hoàn thành nốt chương trình Khoa học Sức khỏe, chấp nhận bỏ chuyên ngành Quản trị Y tế của Đại học Drexel, bang Pennsylvania, Mỹ. Em cũng xin thực tập ở các bệnh viện Hạnh Phúc, 175 và Việt Pháp ở TP HCM để tích lũy kinh nghiệm thực tế.
Nghĩ tới chặng đường sắp tới, Trang mỉm cười bảo không thể ngờ đại dịch đã làm thay đổi con đường tương lai, cho em thêm cơ hội và cả thách thức.
Giành được học bổng Bác sĩ Y khoa, Trang hiện đi thực tập tại các bệnh viện ở TP HCM, trước khi ra Hà Nội nhập học đại học vào tháng 9. Ảnh: NVCC .
Học hết lớp 8 ở Việt Nam, Trang sang Mỹ học trường dòng Bishop O’Connell, bang Virginia, nhờ có vợ chồng dì giám hộ. Không chuẩn bị tâm lý, nữ sinh bị sốc văn hóa suốt một năm. “Ở Việt Nam, tiếng Anh nghe, nói của em khá tốt, nhưng sang đây dường như không thể hiểu được người bản xứ nói gì”, Trang nhớ lại.
Các trường dòng chủ yếu dành cho người bản địa, ít học sinh quốc tế. Không hiểu văn hóa, không ở ký túc xá, lại nhút nhát, Trang càng khó hòa nhập. Ngày nào Trang cũng gọi về nói chuyện với bố mẹ, có lúc đòi về Việt Nam.
Được bố mẹ động viên, Trang tìm kiếm niềm vui ở các câu lạc bộ và thể thao. Em tham gia câu lạc bộ chụp ảnh và toán – khoa học của trường. Mê tennis từ hồi còn ở nhà, nữ sinh gia nhập đội tennis của trường và trở thành đội trưởng. Gần hai năm sau, em bắt đầu có vài người bạn thân là người bản địa. Họ giải thích cho Trang về văn hóa, lối sống, giúp em thích nghi.
Học hết trung học, Trang muốn vào trường y để nối nghiệp bố và bà ngoại, nhưng cần tốt nghiệp một đại học thì mới được học y và trải qua 3-7 năm thực tập bác sĩ nội trú mới được cấp giấy phép hành nghề bác sĩ. Sau đó, Trang sẽ phải tham gia hàng loạt kỳ thi để giữ bằng hành nghề và bằng chuyên khoa.
Chi phí học trường y ở Mỹ đắt đỏ, tỷ lệ chọi khốc liệt, lại không có lợi thế của sinh viên bản địa được hỗ trợ tài chính, Trang đành chọn học hai ngành liên quan đến y khoa là Quản trị Y tế và Khoa học Sức khỏe của Đại học Drexel, bang Pennsylvania, trường xếp thứ 133 trong nhóm đại học quốc gia của Mỹ.
Video đang HOT
Chơi thể thao và tham gia các hoạt động ở trường giúp Trang vượt qua được cú sốc văn hóa thời gian đầu mới sang Mỹ. Ảnh: NVCC.
Tháng 5/2020, khi đang học năm ba Đại học Drexel, Trang về Việt Nam tránh Covid-19, chuyển sang học online. Vẫn ấp ủ ước mơ làm bác sĩ nên khi biết trường VinUni mở khoa Y, chương trình đào tạo của Mỹ, Trang tìm hiểu rồi cùng mẹ từ TP HCM ra Hà Nội tham quan, nộp đơn xin học bổng.
Từng thực tập tại các cơ sở y tế ở Mỹ, Trang nói khá bất ngờ với điều kiện học tập ở trong nước. Trường có Trung tâm mô phỏng với máy móc hiện đại, giúp sinh viên có trải nghiệm thực tế. “Ở đây sinh viên được học trên mô hình, học cách xử lý tình huống mô phỏng trong phòng mổ, hay khi tiếp xúc với bệnh nhân. Em chưa thấy trường nào có trung tâm mô phỏng như vậy”, Trang chia sẻ.
Nhận thư báo trúng học bổng 100%, Trang vui nhưng cũng bối rối. Nếu học tiếp ở Mỹ, em chỉ còn một năm nữa là tốt nghiệp. Sinh viên Drexel có nhiều cơ hội việc làm do trường có chương trình hợp tác với các công ty khắp thế giới. Việc học ngành liên quan đến y cũng giúp em tìm được công việc tốt, có nhiều cơ hội định cư nếu muốn.
Sau nhiều ngày cân nhắc, Trang quyết định học trường y Việt Nam. “Em nghĩ bỏ thời gian, công sức và tiền bạc để đầu tư cho việc đi học trường y ở Mỹ mà không định cư ở đó quả không đáng”, Trang giải thích, chấp nhận học 6 năm đại học ở Việt Nam, sau đó học tiếp 4 năm nội trú và học chuyên ngành để có chứng chỉ hành nghề.
Người thân đưa ra nhiều lý do ngành học khó, vất vả với con gái, trong khi cơ hội bên Mỹ rộng mở để khuyên nghĩ lại. “Nhưng em khá lì, khi đã yêu thích gì là sẽ theo đến cùng và càng muốn mạo hiểm”, Trang nói.
Trang (ngoài cùng bên trái, hàng trên) và các bạn cùng lớp trong một sự kiện năm 2017. Ảnh: NVCC .
Khác với những lần xin học bổng trước, lần này Trang có sự tự tin, tâm thế thoải mái. Em cũng có lợi thế hơn các ứng viên vì đã ba năm học đại học tại Mỹ, có kinh nghiệm tham gia nhiều hoạt động hay thực tập tại các bệnh viện. Kết quả học đại học của em tốt, với GPA 4.0, điểm SAT 1470/1600 (top 2% của thế giới).
Nhắc tới những thành tích này, cô gái có làn da bánh mật khiêm tốn nhận mình may mắn. “Em hào hứng khi sắp tới được học với nhiều nhân tài, tuy nhiên cũng sẽ khó khăn khi nhiều tuổi hơn các bạn”, Trang nói.
Bà Đặng Tuyết, mẹ Trang, tự hào nhắc đến con gái chịu khó, tự tin và thân thiện với mọi người. Khi biết con có cơ hội trở thành bác sĩ tương lai, gia đình phấn khởi nhưng cũng lo ngành học khó, con vất vả. Tuy nhiên, gia đình tôn trọng quyết định của Trang.
Cựu nữ sinh Amsterdam gây sốt khi giành học bổng từ 9 trường đại học Mỹ
Nguyễn Hải Ly, cựu học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam trúng tuyển 9 học bổng từ các trường đại học Mỹ với tổng giá trị 1,6 triệu USD (37,3 tỷ đồng).
Tháng 8/2021, Nguyễn Hải Ly, 19 tuổi (Hà Nội) mới qua Mỹ và bắt đầu hành trình du học dù đã trở thành sinh viên của Đại học Dartmouth từ năm 2020. Thời gian ở lại Việt Nam, Ly chủ động trang bị thêm vốn sống, kiến thức và làm quen với văn hóa Mỹ thông qua việc tham gia các phòng Lab ở trường đại học với vai trò trợ lý nghiên cứu. Hải Ly cũng đăng ký học các lớp lập trình và kinh tế.
Ở tuổi 18, Nguyễn Hải Ly là thần tượng của nhiều học sinh trường Amsterdam khi giành đến 9 học bổng từ các trường đại học Mỹ với tổng giá trị 1,6 triệu USD (hơn 37,3 tỷ đồng). Trong đó, học bổng tại Đại học Amherst, trường top 2 nhóm Liberal Arts College (theo US News & World Report) đưa ra mức hỗ trợ tài chính cao nhất, với 321.500 USD cho 4 năm học.
Học bổng Đại học Colby (top 11 nhóm Liberal Arts College), Hải Ly được hỗ trợ 248.000 USD, đồng thời là một trong 10 ứng viên được chọn làm học giả Pulver (Pulver Scholar). Nữ sinh đồng thời được nghiên cứu tại các viện khoa học quốc gia hàng đầu của Mỹ. Một số trường học bổng khác như Đại học Drexel, Temple hay Purdue cũng trao cho Ly một số danh hiệu dành cho tân sinh viên.
Tuy nhiên, nữ sinh yêu thích nhất là Đại học Dartmouth thuộc nhóm Ivy League danh giá. Hải Ly đã nộp hồ sơ từ đợt tuyển sinh sớm nhưng phải chờ kết quả ở đợt tuyển sinh thường. Tháng 1/2020, cô viết thư thể hiện ước mơ muốn được học tại trường và nhận được thư chúc mừng trúng tuyển 2 tháng sau đó.
Ở tuổi 18, Hải Ly có 9 học bổng đến từ các trường đại học Mỹ.
Ngôi trường Dartmouth, nơi Hải Ly sẽ gắn bó trong 4 năm tới xếp thứ 12 ở Mỹ (theo US News & World Report) và tỷ lệ chấp thuận du học sinh của trường chưa tới 9%. Chưa kể nơi đây có tới 164 sinh viên Dartmouth tham gia phục vụ cho Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ. Trong lĩnh vực văn học và báo chí, Dartmouth đào tạo 8 người giành giải Pulitzer và có 3 cựu sinh viên từng nhận giải Nobel.
Vì thế khi nhận được thông báo trúng tuyển 300.000 USD của Đại học Dartmouth (khoảng 7 tỷ đồng) Hải Ly vỡ òa hạnh phúc. Đây cũng là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực và lộ trình săn học bổng rất khoa học mà cô vạch ra.
Ngay từ năm lớp 6, Hải Ly đặt mục tiêu học thật giỏi để du học. Sau khi thi đỗ khối chuyên Hóa, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, nữ sinh được giáo viên giới thiệu tham gia nghiên cứu khoa học ở Viện nghiên cứu Y - Dược học quân sự của Học viện Quân y. Ở tuổi 16, Hải Ly là chủ nhiệm đề tài "Chế tạo và đánh giá bộ kit định lượng virus BK ở bệnh nhân ghép thận" cùng một bạn khác.
Những trải nghiệm trong quá trình làm khoa học giúp Ly định hình được nghề nghiệp tương lai và khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Cũng trong năm này, Hải Ly giành giải nhì cuộc thi Intel ISEF cấp quốc gia, giải khuyến khích môn Hóa trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và bắt đầu chuẩn bị hồ sơ du học. Cô dành hết trí lực cho việc học tập và không hôm nào ngủ trước 2h sáng.
Hải Ly tích cực tham gia nhiều hoạt động xã hội, vạch rõ lộ trình săn học bổng.
Năm lớp 11, Ly đăng ký thi và đạt 1550/1600 SAT I. Với SAT II, Ly đạt 800/800 ở ba môn Toán, Lý, Hóa, điểm TOEFL là 113/120. Điểm tổng kết hai năm lớp 10, 11 của Ly đạt 9,7 và 9,8 cùng nhiều thành tích học tập, hoạt động ngoại khóa là lý do giúp Hải Ly gây ấn tượng với các nhà tuyển sinh ở Mỹ.
Sau hai năm chuẩn bị, bắt đầu năm lớp 12, Ly bắt đầu lên ý tưởng cho bài luận. Ở độ tuổi 18, Hải Ly khiến nhiều nhà tuyển sinh thán phục khi lựa chọn đề tài cho khóa luận viết về chính con người mình ở phòng thí nghiệm, ở câu lạc bộ tranh biện, tổ chức trại hè, hội chợ khoa học hay khi diễn thuyết ở các cuộc thi. "Em tự thấy bản thân cũng giống virus, nhỏ bé nhưng có sức ảnh hưởng to lớn và không ngừng tiến hóa ", Ly nói.
Ly cũng có một bài luận nữa nói về nữ quyền trong văn hóa, xã hội Việt Nam hiện đại để thể hiện tiếng nói của bản thân. Em đặt vấn đề tại sao con gái không thể làm những điều to lớn? Tại sao những bạn nữ luôn gặp phải ánh nhìn thương cảm khi tham gia các cuộc thi khoa học? Chỉ cần yêu thích và theo đuổi đến cùng, ai cũng có thể đạt được mục đích của mình.
Bí quyết săn học bổng của cô bạn là kiên trì, nỗ lực đến cùng.
Chia sẻ về bí quyết săn học bổng, Hải Ly cho biết, ứng viên nên thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Việc chuẩn bị hồ sơ du học cũng cần được thực hiện sớm và kiên trì theo đuổi mục tiêu. Đồng thời ứng viên cùng cần nâng cao vốn ngoại ngữ, tích lũy kiến thức và lựa chọn chủ đề khóa luận thật tốt.
Trường Đại học Hoa Sen dấn thân vào lĩnh vực khoa học sức khỏe Sáng 27/2, nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam, Trường Đại học Hoa Sen tổ chức ra mắt khoa Khoa học Sức khỏe. PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện- Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen(trái) tặng hoa chúc mừng tân Trưởng khoa Khoa học Sức khỏe Khoa Khoa học Sức khỏe Trường Đại học Hoa Sen được thành lập theo Quyết định số 323/QĐ-ĐHHS của...