Cô gái 28 tuổi mắc bệnh về máu, những dấu hiệu cảnh báo đã xuất hiện trước đó nhưng lại bị bỏ qua
Những đốm nhỏ không thể giải thích xuất hiện trên bắp chân, cô gái nghĩ đó là dị ứng da, nhưng khi đến bệnh viện kiểm tra không ngờ lại phát hiện bệnh về máu.
Tiểu Văn, 28 tuổi, đến từ Chiết Giang, Trung Quốc. Cô học thiết kế nghệ thuật. Nửa năm trước, Tiểu Văn bắt đầu việc kinh doanh, thành lập một công ty thiết kế. Gây dựng sự nghiệp rất vất vả, cộng thêm việc Tiểu Văn là người cầu tiến, do đó mọi việc lớn nhỏ trong công ty đều do cô trực tiếp quản lý.
Tuy nhiên năng lực của con người có hạn, 8 tiếng 1 ngày không đủ để cô hoàn thành công việc, Tiểu Văn thường xuyên thức đêm tăng ca, thậm chí có ngày thức làm việc tới sáng sớm hôm sau. Khi nằm trên giường, đầu óc cô luôn nghĩ đến sự phát triển của công ty. Rõ ràng bản thân đã rất mệt nhưng những suy nghĩ, lo âu khiến cô ngủ không ngon giấc, trung bình mỗi đêm Tiểu Văn chỉ ngủ 4, 5 tiếng.
Tiểu Văn đột nhiên bị chảy máu chân răng
Ban đêm ngủ không ngon, ban ngày cô phải uống cà phê để giúp tinh thần tỉnh táo. Nguy hiểm hơn, khi Tiểu Văn bận còn quên cả ăn cơm. Bỏ bữa cũng trở thành một thói quen và rất hiếm khi cô ăn đủ 3 bữa một ngày.
Chất lượng giấc ngủ kém, ăn không ngon, cho dù là “người sắt” cũng không chống chọi nổi một ngày. Quả nhiên, 2 tháng trước, cơ thể Tiểu Văn đưa ra một “cảnh báo”. Đó là khi đánh răng, nướu thường xuyên chảy máu, và chảy lượng máu tương đối nhiều, có lần chảy máu thấm đỏ cả bàn chải đánh răng.
Không chỉ vậy, trên bắp chân của Tiểu Văn còn xuất hiện chấm đỏ. Lúc đầu cô còn cho rằng do bị dị ứng da, đến bác sĩ kiểm tra mới biết, đây là triệu chứng của giảm tiểu cầu. Theo giải thích, tiểu cầu trong máu của người bình thường là từ 100.000 đến 300.000, nhưng của Tiểu Văn chỉ có 10.000. Cần phải biết rằng, tiểu cầu rất cần thiết cho chức năng cầm máu của cơ thể con người. Khi tiểu cầu dưới 10.000, chảy máu lớn có thể xảy ra bất cứ lúc nào và đe dọa tính mạng.
Chân Tiểu Văn còn xuất hiện nhiều nốt chấm đỏ
Bác sĩ Thẩm Kiến Bình, thuộc Khoa Huyết học của Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Chiết Giang cho biết, bệnh của Tiểu Văn là giảm tiểu cầu, nguyên nhân gây bệnh chính là thời gian dài có thói quen sống không lành mạnh, mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, phá vỡ sự cân bằng của hệ thống miễn dịch, gây ra sự phá hủy tiểu cầu trong cơ thể, cuối cùng dẫn đến giảm tiểu cầu.
Liệu pháp hormone là một phương pháp điều trị giảm tiểu cầu, nhưng nó có thể gây ra tác dụng phụ như cơ thể sẽ bị béo. Do đó, trước mắt Tiểu Văn còn độc thân nên cô có chút kháng cự, vì vậy bác sĩ Thẩm đã thử một phương thuốc khác cho Tiểu Vân, tránh tình trạng béo phì. May mắn thay, 1 tháng dùng thuốc, tiểu cầu của Tiểu Văn đã tăng lên hơn 50.000, ở chỉ số an toàn, không còn chảy máu lớn, nhưng vẫn cần phải theo dõi để điều trị.
Bác sĩ Thẩm Kiến Bình, sau khi khám cho biết Tiểu Văn mắc bệnh giảm tiểu cầu, nguyên nhân chủ yếu là do thức khuya
Theo bác sĩ Thẩm Kiến Bình, giảm tiểu cầu không phải là bệnh hiếm, trong 100.000 người thì có 5 -10 người mắc bệnh này. Tại Khoa Huyết học, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc về cơ bản tiếp nhận hơn 3.000 bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến giảm tiểu cầu mỗi năm. Trong đó có 1 nửa số bệnh nhân tìm thấy nguyên nhân gây bệnh, chủ yếu là nhiễm virus, làm việc quá sức và ô nhiễm môi trường.
Nhiều bệnh nhân do quá mệt mỏi dẫn đến sức đề kháng thấp, cảm lạnh cũng phá vỡ hệ miễn dịch, từ đó làm giảm tiểu cầu. Hầu hết giảm tiểu cầu ở trẻ em có tiền sử cảm lạnh trong 2 tuần đầu tiên và gần 80% trẻ em có thể tự chữa lành, nhưng 20% trong số chúng sẽ chuyển thành giảm tiểu cầu mãn tính.
Bác sĩ Thẩm nói, công việc và cuộc sống của người trẻ tuổi hiện tại đang phải chịu rất nhiều áp lực. Thức khuya và ăn uống thiếu quy luật đã trở thành những thói quen tiêu biểu trong cuộc sống, dẫn đến giảm tiểu cầu tương tự như Tiểu Văn.
Ngoài ra, bác sĩ Thẩm Kiến Bình cho rằng ô nhiễm môi trường cũng cần phải chú ý, đặc biệt là ô nhiễm trang trí nhà mới, chứa nhiều chất độc hại, không chỉ gây giảm tiểu cầu, mà còn có thể gây ra các bệnh về máu ác tính như bệnh bạch cầu. Do đó, hi vọng mọi người nhớ, sau khi xây nhà xong cần phải để 1 thời gian, mở cửa thoáng khí mới được đến sinh sống, bằng không sẽ nhiễm chất độc hại.
Nhận biết dấu hiệu huyết khối, giảm tiểu cầu sau tiêm vắc xin Covid-19
Tỷ lệ huyết khối sau tiêm vắc xin Covid-19 là hiếm gặp, cụ thể với AstraZeneca là 4,6/1 triệu liều tiêm thứ nhất, Pfizer/BioNTech là 0,2/1 triệu liều tiêm thứ nhất.
Thời gian theo dõi sau tiêm vắc xin Covid-19 là 30 ngày - ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT
Theo "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin Covid-19" do Bộ Y tế ban hành, thuyên tắc huyết khối kèm theo giảm tiểu cầu sau khi tiêm vắc xin Covid-19 là biến cố hiếm gặp, được ghi nhận trong báo cáo của các cơ quan quản lý dược và tổ chức giám sát an toàn vắc xin tại một số quốc gia.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) yêu cầu cảnh giác, theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời những biến cố hiếm gặp ở người sau tiêm vắc xin Covid-19 nghi ngờ giảm tiểu cầu, đông máu rải rác trong lòng mạch, huyết khối tĩnh mạch não.
Miễn dịch cộng đồng là gì và vắc xin quan trọng ra sao trong đại dịch Covid-19?
Biểu hiện thuyên tắc huyết khối kèm theo số lượng tiểu cầu thấp xảy ra sau khi tiêm vắc xin. Các nghiên cứu cho thấy sau tiêm vắc xin Covid-19, cơ thể có thể sinh kháng thể kháng yếu tố 4 tiểu cầu (platelet factor-PF4). Phức hợp kháng nguyên kháng thể đó hoạt hóa tiểu cầu quá mức dẫn đến giảm tiểu cầu, gây huyết khối và có thể chảy máu, gặp nhiều hơn ở phụ nữ dưới 60 tuổi.
Để chẩn đoán, cùng với chẩn đoán bằng xét nghiệm máu, bệnh nhân (BN) cần được thực hiện thêm chẩn đoán hình ảnh, siêu âm doppler mạch vị trí nghi ngờ lâm sàng, chụp X-quang, cộng hưởng từ... giúp phát hiện huyết khối, chảy máu.
Tỷ lệ huyết khối sau tiêm vắc xin Covid-19 là hiếm gặp, cụ thể với AstraZeneca là 4,6/1 triệu liều tiêm thứ nhất, Pfizer/BioNTech là 0,2/1 triệu liều tiêm thứ nhất. Huyết khối sau tiêm vắc xin AstraZeneca chủ yếu gặp ở nữ.
Tỷ lệ đông máu sau tiêm vắc xin AstraZeneca ở người trẻ cao hơn so với người lớn tuổi. Sau tiêm vắc xin AstraZeneca, tỷ lệ đông máu dường như ít xảy ra ở người trên 60 tuổi, khoảng 0,2/1 triệu liều tiêm đầu.
Biến chứng đông máu sau tiêm vắc xin AstraZeneca phụ thuộc vào yếu tố di truyền, bệnh nền, lối sống, thuốc đang dùng, yếu tố V Leiden. Cơ chế bệnh sinh được cho là sự hình thành các kháng thể kháng yếu tố 4 tiểu cầu (PF4), gây tiêu thụ tiểu cầu dẫn đến số lượng tiểu cầu thấp và hình thành huyết khối.
(Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM - HCDC)
Theo Bộ Y tế, cấp cứu điều trị, phụ thuộc vào điều kiện nhân lực các tuyến y tế. Trong đó, tại các cơ sở y tế xã, phường, trung tâm y tế quận/huyện, cần theo dõi người sau tiêm vắc xin Covid-19. Nếu xuất hiện ít nhất 1 trong các triệu chứng lâm sàng kể trên, cần chuyển tuyến cao hơn, xử trí cấp cứu nếu có.
Tại các bệnh viện tuyến quận/huyện, tiếp nhận, xử trí những người sau tiêm vắc xin Covid-19 xuất hiện triệu chứng: đau đầu dai dẳng; đau bụng (gợi ý huyết khối tĩnh mạch cửa); đau, phù chi dưới (gợi ý huyết khối tĩnh mạch sâu) hoặc biểu hiện chảy máu, xuất huyết dưới da. Với các BN có triệu chứng trên, nên được thực hiện các xét nghiệm: đếm số lượng tiểu cầu; các thăm dò khác như: siêu âm, X-quang; cộng hưởng từ (nếu có)... Trường hợp đánh giá BN có bất thường, cần chuyển tuyến cao hơn hoặc tham vấn ý kiến chuyên gia.
Các loại vắc xin Covid-19 trên thế giới được sản xuất theo công nghệ nào?
Các triệu chứng thường gặp liên quan đến biến chứng huyết khối - giảm tiểu cầu:
- Huyết khối mạch máu não, nội tạng và phổi: Nhức đầu dữ dội; Đau bụng, đau lưng; Buồn nôn và nôn; Thay đổi thị lực; Thay đổi trạng thái tinh thần như cáu gắt, buồn rầu, giận vô cớ, ngủ gà và lơ mơ; Đau ngực và khó thở; Sưng chân và đau chân, tăng hơn khi vận động.
- Giảm tiểu cầu từ nhẹ đến nặng: Vết bầm tím ngoài da có đặc điểm: Dạng chấm, dạng mảng, dạng u máu; Màu đỏ tươi, tím bầm, màu vàng nhạt; Khi ấn hoặc đè vào vết bầm không biến mất; Không đau và xuất hiện tự nhiên. Chảy máu răng, miệng tự nhiên hoặc sau chải răng. Chảy máu mũi, xuất huyết kết mạc mắt tự nhiên. Tiểu ra máu, đại tiện phân đen hoặc máu tươi. Kinh nguyệt bất thường và rong kinh kéo dài. Xuất huyết có thể biểu hiện cùng lúc dưới da, niêm mạc và nội tạng.
Khi có các dấu hiệu trên sau tiêm ngừa từ ngày thứ 4, cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc cơ sở y tế tiêm ngừa để được thăm khám, tham vấn và trị liệu.
Tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh/TP, khi tiếp nhận BN cần đánh giá tình trạng lâm sàng, các xét nghiệm cơ bản và chẩn đoán hình ảnh để đánh giá huyết khối, nguy cơ chảy máu. Nếu vượt quá khả năng, cần hỏi ý kiến chuyên gia hoặc chuyển tuyến.
Tại các tuyến T.Ư, nơi tiếp nhận người sau tiêm vắc xin Covid-19 có biến cố nặng do các tuyến chuyển đến, thực hiện tất cả các thăm dò cần thiết để chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế (về chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch). Tham vấn ý kiến chuyên gia khi cần (tim mạch, đột quỵ, thần kinh, huyết học...), đặc biệt lưu ý chẩn đoán và điều trị giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch khi BN có cả 2 yếu tố: sau khi tiêm vắc xin Covid-19 từ 4 - 28 ngày và xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ huyết khối. Đồng thời, thực hiện ngay các xét nghiệm chẩn đoán số lượng tiểu cầu, xác định huyết khối (chẩn đoán hình ảnh). Cần điều trị càng sớm càng tốt ngay khi nghi ngờ BN giảm tiểu cầu huyết khối do vắc xin.
Người đàn ông 34 tuổi đau bụng đột ngột rồi phát hiện mắc ung thư gan, bác sĩ mắng: Sáng ra lại đi làm một việc dại dột nhưng đó cũng là thói quen của nhiều người Anh Ngô, năm nay 34 tuổi (Trung Quốc), là dân IT, anh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan vào giữa tháng 5 vừa rồi, lý do thật bất ngờ, là vì thói quen vào mỗi sáng sau khi ngủ dậy mà nhiều người cũng mắc phải. Hôm đó, khi anh Ngô đang đi làm thì đột nhiên cảm thấy đau dữ...