Cô gái 17 tuổi nhận bằng tiến sĩ
Đằng sau sự thành công của nữ tiến sĩ trẻ nhất thế giới là phương pháp giáo dục tại nhà đặc biệt của vợ chồng người Mỹ.
Kimberly đăng ký cao học ngành Quản trị Kinh doanh tại Đại học Liên lục địa California, bang California, Mỹ. Ngày 18/3, Kimberly bảo vệ luận án tiến sĩ với nội dung lãnh đạo toàn cầu qua Internet.
Thành tích này giúp Kimberly trở thành người trẻ thứ ba thế giới và trẻ nhất nước Mỹ nhận bằng tiến sĩ. Em cũng là người trẻ nhất thế giới nhận bằng tiến sĩ Quản trị kinh doanh.
Kimberly Strable, 17 tuổi. (Ảnh: Epoch Times).
Từ nhỏ, Kimberly đã bộc lộ tài năng của mình trong lĩnh vực kinh doanh và thiên phú trong học tập. Cô đã tốt nghiệp trung học phổ thông năm 12 tuổi và tốt nghiệp đại học năm 15 tuổi. Ngoài ra, Kimberly còn sở hữu một tinh thần bất khuất ham học hỏi.
Để tích lũy kinh nghiệm và số liệu thực tế cho luận án tiến sĩ của mình, Kimberly đã không ngần ngại làm nhiều công việc một lúc, tham gia các chương trình tình nguyện, điển hình là chương trình tình nguyện quốc tế Peace Corps do chính phủ Hoa Kỳ điều hành.
Phương pháp giáo dục đặc biệt của nhà Strables
Không giống như những đứa trẻ khác, Kimberly cùng bốn chị em của mình không tới trường từ nhỏ mà được hưởng sự giáo dục tại nhà.
Gia đình Strable: vợ chồng Adria và Greg Strable cùng các con: Samantha, 20 tuổi; Kimberly, 17 tuổi; Courtney, 12 tuổi; Maverick, 10 tuổi; và Sapphire, 8 tuổi. (Ảnh: Epoch Times).
Vào năm Kimberly vừa ra đời, dưới lời khuyên của một người bạn, bà Adria và chồng đã chọn phương pháp giáo dục tại nhà cho những đứa con của mình. Họ đã thuê một gia sư và tạo ra một chương trình giáo dục thú vị gồm nhiều chuyến đi thực tế cùng các dự án để thực hành kiến thức đã học.
Video đang HOT
(Ảnh: Epoch Times).
Chính điều đó đã giúp hai vợ chồng có cơ hội được gần con và hiểu con hơn. “Tôi thật may mắn khi được nghe bọn trẻ đọc những từ đầu tiên, được nghe chúng lần đầu tiên đọc thuộc lòng một bài thơ,” bà Adria chia sẻ.
Thành công của Kimberly không chỉ nhờ sự nỗ lực của bản thân cô mà còn nhờ cách dạy con của cha mẹ cô. Bà Adria, mẹ của Kimberly, luôn dạy các con của mình rằng: “Một khi con làm việc gì, hãy làm bằng tất cả tâm huyết và khả năng của con. Đó chính là đạo đức làm việc”.
Đối với các con của mình, ông bà Strable cũng chia sẻ rằng họ không bao giờ thúc ép các con phải đạt được cái gì, thay vào đó, họ động viên các con. “Khi nào bọn trẻ sẵn sàng, chúng tôi sẽ luôn ở đó cùng bọn trẻ khám phá những điều mới lạ”, ông Greg nói.
Sự động viên và quan tâm sát sao tới con cái của hai vị phụ huynh đã được đền đáp. Con gái cả, Samantha (hiện 20 tuổi), đã nhận được bằng thạc sĩ ngành Sinh học Động vật hoang dã ở tuổi 18. Con gái thứ hai, Kimberly, vừa trở thành tiến sĩ trẻ nhất thế giới ở năm 17 tuổi.
Ba người con út cũng được dự đoán rằng sẽ đạt được thành tựu như các chị trong tương lai.
Từ trái sang phải: Samantha, bà Adria và Kimberly.
Khó khăn và mục tiêu trong tương lai của Kimberly
Đạt được học vị tiến sĩ ở độ tuổi quá trẻ, Kimberly thường xuyên vấp phải những phân biệt đối xử từ những người xung quanh. Hiện tại, cô đang tham gia vào những cuộc chiến pháp lý để chống lại sự kỳ thị dựa trên tuổi tác này.
Trong tương lai, Kimberly dự định theo đuổi sự nghiệp trong ngành quản trị và điều hành. Đồng thời, cô cũng muốn truyền cảm hứng tới những sinh viên trẻ tuổi khác đang nỗ lực theo đuổi ước mơ của bản thân.
“Niềm đam mê và lòng nhiệt huyết sẽ giúp bạn tiến xa,” Kimberly nói.
Thượng úy trẻ đam mê nghiên cứu khoa học
Nét mặt rắn rỏi, toát lên vẻ cương nghị và tinh thần trách nhiệm là cảm nhận của nhiều người khi gặp Thượng úy Nguyễn Khắc Phong, Phó Đại đội trưởng Đại đội 10, Tiểu đoàn 3, Trường Quân sự Quân khu 3 - một trong 18 thanh niên được bình chọn là "Gương mặt trẻ triển vọng toàn quân năm 2020".
Chàng Thượng úy 28 tuổi còn được đồng đội dành nhiều lời khen khi là chủ nhân của những sáng kiến, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo, huấn luyện.
Thượng úy Nguyễn Khắc Phong nghiên cứu khoa học.
Nhiều ý tưởng, sáng kiến
Vào quân ngũ là mục tiêu phấn đấu trong suốt những năm học phổ thông của Nguyễn Khắc Phong, với mong muốn tiếp bước truyền thống của gia đình. Tốt nghiệp Trường Sĩ quan Lục quân 1, chàng trai quê xã Cổ Dũng, huyện Kim Thành, Hải Dương, được phân về Trường Quân sự Quân khu 3 công tác.
Anh chia sẻ: "Ý thức được đây là môi trường thuận lợi để phấn đấu học tập, rèn luyện, nên ngay từ những ngày đầu nhận nhiệm vụ tại đơn vị, tôi luôn tích cực đọc tài liệu, xây dựng giáo án, học hỏi kinh nghiệm của các đồng chí chỉ huy".
Công tác tại nhà trường đến nay được 6 năm, Thượng úy Phong được nhiều người biết đến là sĩ quan trẻ có tinh thần ham học hỏi, say mê nghiên cứu khoa học. Một trong những sáng kiến gần đây nhất của anh là thiết bị báo bia trực tuyến.
"Năm 2020, qua thực tế nhiều lần huấn luyện tổ chức bắn đạn thật, tôi nhận thấy việc báo bia theo phương pháp truyền thống dùng cờ kết hợp ký hiệu hoặc dùng người phục vụ lên bóc bia về để thư ký tổng hợp mất rất nhiều thời gian, công sức và nhân lực, nhưng kết quả chưa mang tính thuyết phục cao. Từ thực tế đó, tôi đã suy nghĩ và cho ra đời thiết bị báo bia trực tuyến, giúp khắc phục hạn chế của phương pháp truyền thống", Thượng úy Phong nhớ lại. Sáng kiến này đã được Hội đồng Khoa học nhà trường nghiệm thu, đánh giá cao, đưa vào sử dụng trong huấn luyện.
Bên cạnh đó, Thượng úy Phong còn sở hữu nhiều sáng kiến được ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn tại đơn vị. Đơn cử như: Sáng kiến "máy thái củ, quả" sử dụng trong nhà bếp của đơn vị (năm 2018), "dụng cụ cắt dây cháy chậm" giúp tiết kiệm công sức, nhân lực, tăng hiệu quả khi làm bãi thuốc nổ phục vụ huấn luyện và diễn tập (năm 2019) ...
Tuy bận việc chuyên môn, Thượng úy Phong vẫn sắp xếp thời gian tự học, tìm tòi những ý tưởng mới, các giải pháp cải tiến để áp dụng vào quá trình huấn luyện. Anh chia sẻ: "Cái khó nhất với tôi trong quá trình nghiên cứu là thiếu thời gian do bận chuyên môn và các công tác khác tại đơn vị. Chính vì vậy, tôi phải tranh thủ, tận dụng những giờ giải lao, những lúc nghỉ ngơi và buổi tối để nghiên cứu".
Không ngừng hoàn thiện bản thân
Chúng tôi gặp Thượng úy Phong những ngày tháng 3, đúng vào dịp cao điểm đơn vị anh tập trung huấn luyện tân binh mới nhập ngũ năm 2021. Sau những giờ lăn lộn trên thao trường, áo đẫm mồ hôi, trong phút giải lao, anh chia sẻ về niềm vui, về công việc của mình: "Môi trường quân ngũ đã rèn luyện cho tôi bản lĩnh, phương pháp làm việc khoa học, tính tự lập, tự chủ để xử lý các tình huống, tinh thần đồng đội trong thực hiện nhiệm vụ, trên hết đó là cơ hội để bản thân phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành".
Trong mắt đồng đội và cấp trên, chàng Phó Đại đội trưởng là một người toàn diện. Đại úy Nguyễn Trí Trung, Đại đội trưởng Đại đội 10, Tiểu đoàn 3 nhận xét: "Đồng chí Phong rất trách nhiệm, nhiệt huyết, nỗ lực, ham học hỏi trong quản lý đơn vị, phát huy vai trò tham mưu, cùng Ban Chỉ huy lãnh đạo đơn vị đạt vững mạnh toàn diện, mẫu mực tiêu biểu. Trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày, đồng chí là người sống tình cảm, luôn quan tâm giúp đỡ, chia sẻ với đồng đội, có tinh thần đoàn kết tập thể đơn vị".
Trung tá Lê Văn Nguyên, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 cho biết: "Đồng chí Phong là một sĩ quan trẻ, trong diện xây dựng đội ngũ cán bộ nguồn của đơn vị, nên hằng năm được tập huấn, bồi dưỡng, rèn luyện toàn diện trên tất cả các mặt. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục bồi dưỡng, theo dõi, giáo dục để đồng chí Phong trở thành 1 cán bộ mẫu mực toàn diện, xứng đáng là lớp cán bộ lãnh đạo kế cận, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới".
Tại Trường Quân sự Quân khu 3, việc nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ gắn với nghiên cứu khoa học được xem là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên. Đặc biệt, nhà trường rất coi trọng đội ngũ sĩ quan trẻ nghiên cứu khoa học, vì đây là lực lượng trực tiếp đào tạo, huấn luyện, quản lý học viên tại đơn vị cơ sở. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thực tiễn sẽ phát sinh những nhiệm vụ cần cải tiến, sáng kiến để nâng cao chất lượng đào tạo.
Đại tá Lưu Phong Thao, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Trường Quân sự Quân khu 3 cho biết: "Hằng năm, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường có nhiều giải pháp như: Thường xuyên quán triệt để đội ngũ sĩ quan trẻ nhận thức được tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học; chú trọng phân công, giao đề tài theo tinh thần khơi dậy sự đam mê sáng tạo và phát huy được sở trường của mỗi sĩ quan trẻ; phân công cấp ủy, chỉ huy, cán bộ có kinh nghiệm hơn kèm cặp, bồi dưỡng các sĩ quan trẻ trong quá trình nghiên cứu. Cùng với đó, trường luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí, thời gian cho sĩ quan trẻ nghiên cứu khoa học và coi trọng việc khen thưởng, tuyên dương, đưa sáng kiến vào thực tiễn".
Được quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt, những "hạt giống đỏ" như Thượng úy Phong đã, đang và sẽ có thêm nhiều cơ hội để rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành.
Thượng úy Nguyễn Khắc Phong huấn luyện tân binh mới nhập ngũ năm 2021 trên thao trường.
Ở tuổi 28, Thượng úy Nguyễn Khắc Phong đã được nhận: Bằng Khen của Bộ Quốc phòng, 3 năm liền đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở (năm 2018, 2019, 2020) và nhiều giấy khen của Trường Quân sự Quân khu 3. Đây là ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực của chàng Thượng úy trẻ. Trong quá trình công tác, Thượng úy Phong cũng tích cực tham gia các hội thi, hội thao và mang về nhiều giải cao cho đơn vị.
Những ngày này, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, đã qua giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19 đầy cam go và đang thực hiện Chỉ thị 19/CT-TTg về giãn cách xã hội. Như nhiều đồng đội cùng đơn vị, đã gần 3 tháng liền, Thượng úy Phong chưa về thăm nhà. Ngày ngày, anh vẫn chuyên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ, vừa tập trung đào tạo, huấn luyện vừa phòng, chống dịch COVID-19.
Chia sẻ niềm vui khi được bình chọn là 1 trong 18 gương mặt trẻ triển vọng toàn quân năm 2020, Thượng úy Phong cho biết: "Tôi rất tự hào và cũng nhận thấy phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, tích cực trau dồi năng lực, phẩm chất, không ngừng hoàn thiện bản thân để tiếp tục phát huy những thành tích, xứng đáng với danh hiệu được trao".
Trường ĐH Ngân hàng TP HCM chuyển giao bản quyền 3 chương trình đào tạo sang Lào Tin từ Trường ĐH Ngân hàng TP HCM cho biết trường và Học viện Ngân hàng Lào đã thống nhất triển khai 3 chương trình chất lượng cao của Trường ĐH Ngân hàng TP HCM để đào tạo nguồn nhân lực của Lào Buổi làm việc giữa Trường ĐH Ngân hàng TP HCM và Học viện Ngân hàng Lào được tổ chức theo...