Học gì để kinh doanh vàng bạc, bất động sản?
Một học sinh gửi thắc mắc đến ban tư vấn Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2021 tại TP.HCM sáng 24-1: Nếu theo học ngành quản trị kinh doanh thì có thể làm việc liên quan đến vàng bạc, đá quý không?
Thầy cô trong ban tư vấn giải đáp thắc mắc của học sinh và phụ huynh – Ảnh: DUYÊN PHAN
PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM – giải đáp: Học quản trị kinh doanh thường là để… làm kinh doanh , trong đó kinh doanh vàng bạc là một lĩnh vực quan trọng. Giá vàng luôn được báo chí, tin tức đề cập diễn biến hằng ngày.
Ngày nay, chương trình học quản trị kinh doanh hoàn toàn có thể cung cấp kiến thức để người học sau khi tốt nghiệp đảm nhiệm các công việc quản trị, quản lý kinh doanh trang sức vàng bạc đá quý.
“Ngành quản trị kinh doanh là trụ cột của các khối ngành kinh tế ở các trường đại học. Gần như mọi trường về kinh tế đều có ngành quản trị kinh doanh cho em nhiều lựa chọn học tập”, PGS.TS Bảo nói.
Giảng viên Ngô Thanh Phương Quỳnh (Trường ĐH Kinh tế – tài chính TP.HCM) đang tư vấn cơ hội việc làm cho các bạn học sinh – Ảnh: HOÀNG AN
Trong khi đó, học sinh Trương Thị Minh Thoa – Trường THPT Chợ Gạo ( Tiền Giang ) – thắc mắc nên học gì để làm việc trong ngành bất động sản .
PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo nhận định kinh doanh bất động sản là một ngành đón đầu xu hướng phát triển trong các khối ngành kinh tế. Hiện tại, các trường đại học đào tạo kinh tế, kinh doanh đều có những chuyên ngành liên quan đến bất động sản , thu hút nhiều sinh viên theo học.
Ông cho biết hiện có 3 hướng học chính liên quan đến bất động sản : Thứ nhất là về kinh doanh bất động sản. Thứ hai là về định giá bất động sản, đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên sâu để xác định đúng giá trị lô đất, công trình trên đất. Thứ ba là “đa ngành”, kết hợp những hiểu biết bất động sản với kiến thức luật, các kỹ năng mềm, công nghệ thông tin…
Bạn Huân Võ Bích Ngân (Trường THPT Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) nghe tư vấn về các trải nghiệm khi học tại trường Đại học Broward – Ảnh: NHẬT THƯ
Ông Phạm Như Nghệ – phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT – cho rằng thí sinh nên đăng ký nhiều nguyện vọng ở nhiều tổ hợp khác nhau khi làm hồ sơ đăng ký thi thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học.
Thí sinh cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng những tổ hợp xét tuyển của chính một ngành đào tạo, đặc biệt là khi đã có điểm. Không phải cứ điểm cao thì cơ hội trúng tuyển cũng cao. “Nhiều trường hợp trước đây, chúng ta có điểm cao thì nhiều bạn cũng có điểm cao như mình. Vì vậy luôn tỉnh táo trước từng lựa chọn của mình tùy vào tình hình thực tế”, ông Nghệ nói.
“Các trường hiện nay đều có đường dây nóng về tuyển sinh, trong đó luôn có các chuyên gia am hiểu về tuyển sinh giải đáp thắc mắc cho tất cả các bạn. Vì vậy khi phát sinh bất kỳ vấn đề gì liên quan đến các trường, các em đừng ngần ngại mà hãy vì vậy cần nghiên cứu thật kỹ đề án tuyển sinh của các trường”.
Trung tá Nguyễn Trung Dũng (trợ lý ban tuyển sinh Trường Sĩ quan lục quân 2) tư vấn cho những bạn yêu thích các ngành chỉ huy – tham mưu lục quân – Ảnh: TRIỆU THIÊN
ThS Nguyễn Hải Trường An – trưởng phòng truyền thông và tư vấn tuyển sinh, Trường ĐH Kinh tế – luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) – thì nhắn nhủ: Muốn vào một trường, cần biết rất nhiều thông tin về trường đó chứ không chỉ quan tâm mỗi chuyện điểm.
“Cần xem xét môi trường thích hợp với bản thân, mức học phí, học bổng, chương trình học tập, thậm chí vị trí địa lý… Không cần phải theo đuổi môi trường hào nhoáng nhưng khi bước vào bạn cảm thấy lạc lõng”, ThS Trường An nói.
Tốt nghiệp cử nhân luật bao lâu thì có bằng luật sư?
ThS Lê Văn Hiển – phó trưởng phòng phụ trách phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM – chia sẻ hiện nay các trường đại học có đào tạo cử nhân luật đều đi theo hướng trang bị cho học sinh nhiều lĩnh vực luật khác nhau như dân sự, hành chính, thương mại… để có nền tảng tổng quát.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tham gia những chương trình học lấy chứng chỉ hành nghề luật sư, thời gian nhanh nhất là khoảng hai năm bao gồm một năm thực tập. Ngoài ra, một hướng khác cho sinh viên có thể cân nhắc là học tiếp lên thạc sĩ về ngành luật để có thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp khác nhau.
Bất động sản nghỉ dưỡng 'đóng băng', có nên đầu tư lúc này?
Các chuyên gia cho rằng, bất động sản nghỉ dưỡng sẽ hồi phục nhưng chậm hơn so với các loại hình bất động sản khác.
Sự "đóng băng" của thị trường bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng biển thể hiện qua con số chỉ có hơn 4.000 sản phẩm condotel được chào bán trong 9 tháng năm 2020. Thậm chí, 2/3 các dự án có sản phẩm chào bán nhưng không phát sinh giao dịch.
Những địa phương dẫn đầu về thị trường condotel như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú Quốc, Bình Thuận... đều có số lượng giao dịch ở mức thấp.
Ông Vũ Văn Phấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) chia sẻ, phát triển bất động sản nghỉ dưỡng biển phải có trọng tâm, nhưng thực tế hiện nay thừa nguồn cung, bởi lúc làm không tính toán kỹ.
Có nên đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng thời điểm này? (Ảnh minh họa)
Nhiều chuyên gia cho rằng, sự sụt giảm của bất động sản nghỉ dưỡng biển đến từ những nguyên nhân như khung pháp lý cho loại hình này chưa rõ; ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh; tâm lý e ngại, mất niềm tin của khách hàng đối với một số chủ đầu tư thiếu uy tín "xù" cam kết lợi nhuận.
Tuy nhiên, ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc Công ty DKRA cho hay, những khó khăn này chỉ mang tính thời điểm. Dù gặp nhiều thách thức và thăng trầm nhưng bất động sản nghỉ dưỡng biển vẫn có những thuận lợi riêng. Do đó, trong 10 năm qua, giá bất động sản nghỉ dưỡng biển vẫn tăng 3 - 4 lần.
Điển hình như các dự án ở ven biển Phú Quốc, Nha Trang, Phan Thiết, Quy Nhơn, Mũi Né, Quảng Ninh... đều có sự tăng giá đáng kể, có những địa phương tăng gấp gần 10 lần như Đà Nẵng.
Vì vậy, trong một thời gian khá dài, thị trường này diễn ra các hoạt động phát triển, đầu tư, mua bán sôi động. Thậm chí, có những khu vực, giới đầu cơ đất còn lợi dụng các thông tin về phát triển đặc khu kinh tế biển đẩy giá lên cao nhằm trục lợi, khiến chính quyền địa phương phải vào cuộc.
Nhiều chuyên gia phân tích, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng của Việt Nam có nhiều dư địa để phát triển như dân số trẻ, thu nhập của người dân ngày càng tăng. Đồng thời, Việt Nam là một trong những quốc gia thu hút FDI tốt, đặc biệt có lượng khách quốc tế dồi dào do nằm ở vùng biển ấm quanh năm...
Tuy nhiên, nhìn ở một góc độ khác, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng biển của Việt Nam vẫn gặp rào cản lớn. Đó là pháp lý cho loại hình này vẫn chưa rõ ràng, dẫn đến phát triển ồ ạt. Có thời điểm, thị trường dư hàng nghìn căn condotel.
Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu và tư vấn Savills Hà Nội chia sẻ, bất động sản nghỉ dưỡng biển hiện đang đứng trước nhiều khó khăn. Thực tế, đây là câu chuyện tính pháp lý mà khách hàng vẫn muốn làm rõ: Là đất thương mại dịch vụ hay đất ở? Chính quyền có cấp sổ hay không? Ra sổ trong bao nhiêu năm? Người nước ngoài sẽ sở hữu như thế nào...?
Còn theo ông Nguyễn Đức Thêm, chuyên gia bất động sản, nói đến bất động sản nghỉ dưỡng biển là đề cập đến câu chuyện kinh doanh, vì khách hàng mua để kinh doanh là chính. Rõ ràng từ đầu năm đến nay, ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nhất, đồng nghĩa với việc bất động sản nghỉ dưỡng cũng bị "chìm" theo.
Bên cạnh đó, ông Thêm cũng đồng tình với nhiều ý kiến là cần tính pháp lý của loại hình này như thế nào, sở hữu có thời hạn hay vĩnh viễn. Bởi trên thị trường hiện nay chưa có dự án nào trải qua câu chuyện hết thời hạn sở hữu và hết thời hạn đó sẽ được giải quyết ra sao.
" Cho đến nay, chưa có chủ đầu tư nào trả lời được cho người mua về sở hữu có thời hạn hay vĩnh viễn. Đối với loại hình sản phẩm này cần thời gian dài nữa để khẳng định thị trường cũng như tạo được sức hút thực sự, chí ít là cũng quay lại như trước ", bà Hằng nhấn mạnh.
Đại diện Savills Hà Nội dự báo thị trường bất động sản nghỉ dưỡng thời gian tới chưa có triển vọng tích cực. Hiện, Bộ VH-TT&DL kích cầu du lịch nội địa trong nước, nhưng cũng chỉ nhằm gỡ khó cho chủ đầu tư và khách hàng đang kinh doanh. Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng có nhanh hồi phục được hay không, phải làm rõ vấn đề sở hữu.
Hơn nữa, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp khiến chủ đầu tư và khách hàng đều lo lắng. Giả sử có sản phẩm bán ra để cho nhà đầu tư kinh doanh khai thác cũng là bài toán nan giải, bởi rất nhiều vấn đề đặt ra: liệu kinh doanh có tốt không, COVID-19 kéo dài trong bao lâu, làm như thế nào để bảo đảm doanh thu, thanh toán đúng hạn?
" Điều này sẽ kéo theo câu chuyện triển vọng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng nói chung và bất động sản nghỉ dưỡng biển nói riêng không phải là màu sáng tích cực như các loại hình bất động sản khác ", bà Hằng nói.
Vốn FDI vẫn chảy mạnh vào bất động sản Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tính đến tháng 9/2020, lĩnh vực hoạt động kinh doanh BĐS tiếp tục đứng ở vị trí thứ 3 sau lĩnh vực sản xuất, phân phối điện với tổng vốn đăng ký gần 3,2 tỷ USD. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến hết tháng 6/2020, quy mô về nguồn vốn tín...