Cô đơn trong nỗi đau ung thư thời Covid-19
Những ánh mắt thương cảm từ khoảng cách hai mét không phải là điều Huster, bệnh nhân ung thư vú, cần lúc này.
Karin Huster là điều phối viên thực địa của tổ chức Bác sĩ Không biên giới (MSF) đối phó Covid-19 ở Hong Kong và Detroit, Mỹ. Cô hiện quay về Seattle làm việc cho Cục Hỗ trợ Nhân đạo của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), tình cờ phát hiện ung thư khi đại dịch Covid-19 đang bùng phát.
Bác sĩ thông báo Huster mắc ung thư vú khi cả hai đang đeo khẩu trang, đứng cách nhau hai mét. Ánh mắt đầy thương cảm của bác sĩ nhìn Huster và nói lời xin lỗi. Bạn bè đến nhà thăm cũng cách khoảng xa, sự mất kết nối tình cảm do giãn cách khiến Huster ngày càng khó chịu đựng hơn. Đây là thời điểm cô rất cần sự kết nối thể xác, hơi ấm, tình người đơn giản, nhưng lại không có được. Chỉ có những khuôn mặt buồn, ở một khoảng cách an toàn, rồi nói “tôi rất buồn tiếc”.
Đau khổ, cô đơn, Huster nhớ lại đợt bùng phát dịch Ebola tàn khốc ở Tây Phi năm 2014, những hình ảnh chôn sâu trong ký ức giờ sống lại. Khi đó cô ở Port Loko, Sierra Leone, quản lý các đối tác y tế trong đơn vị điều trị Ebola. Huster lắng nghe tiếng than khóc đau đớn của các bệnh nhân Ebola khi một mình trên giường bệnh, không một ai bên cạnh để an ủi.
Rồi Huster nhớ đến những đứa trẻ ốm yếu, sợ hãi và cô đơn, những người mà cô đã ôm và hát cho chúng nghe khi đang mặc bộ đồ bảo hộ dịch Ebola, khó chịu, và giọng nghẹt lại bởi khẩu trang.
Huster nhớ quãng thời gian chăm sóc giảm nhẹ lúc nửa đêm cho những người bệnh nặng. Khi ấy cô nắm tay, nói lời động viên, đưa thuốc giảm đau hoặc đơn gian là ở bên những bệnh nhân ốm yếu sắp đến gần cánh cửa thế giới bên kia, chỉ để họ không đơn độc.
Và rồi, tâm trí đưa Huster về nhà dưỡng lão của Detroit cùng những con người ốm yếu bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Mùa hè vừa qua, cô cùng Bác sĩ Không Biên giới đã trợ cấp y tế nơi đây. Khi dịch bùng phát không thể kiểm soát, địa phương đóng cửa hạn chế du khách, người dân đối mặt với nguy hiểm bệnh tật và sự quạnh hiu.
Karin Huster là điều phối viên Tổ chức Bác sĩ Không biên giới. Ảnh: NPR.
Huster đã làm việc ở MSF 6 năm, với nhiều trải nghiệm khó khăn, đau lòng. Nơi làm việc của cô không hề dễ dàng, đó là các vùng chiến sự, là các quốc gia có ít hoặc không có hệ thống chăm sóc sức khỏe. Cô cùng đồng nghiệp ứng phó với khủng hoảng tị nạn, thiên tai và dịch bệnh.
Huster đã quen với nguy hiểm, quen với giấc ngủ cùng nỗi lo bị nhiễm Ebola hoặc tấn công bởi một nhóm vũ trang. Nhưng điều cô không bao giờ quen và chấp nhận đó là sự cô độc. Sự cô độc ở đơn vị điều trị Ebola tại Tây Phi và rồi lặp lại với Congo năm 2018. Nỗi buồn của gia đình và bạn bè, những người cảm thấy bản thân đang bỏ rơi những người thân yêu. Sự cô đơn khi chết một mình. Những thông báo cái chết qua mạng Zoom ở bệnh viện NewYork, y tá cầm iPad và con người nói lời tạm biệt.
Ngay cả trong chiến tranh, con người cũng không phải đối mặt với cô độc. Thế nhưng sự lây lan của Covid-19 và Ebola đã khiến con người sợ hãi. Khi con người cần nhau nhất, kết nối xã hội bị cấm.
Tại Sierra Leone, đội lâm sàng của Huster đã ứng cứu hỗ trợ chăm sóc ban đầu, đặc biệt với bệnh nhân nguy kịch không thể hồi phục, luôn có người bên cạnh những lúc khó khăn nhất.
Theo thời gian, các tổ chức chăm sóc bệnh nhân Ebola cải thiện, bệnh nhân có thể ở gần với người thân hơn. Các khu vực thăm nom cho gia đình đã được lắp đặt ở một khoảng cách an toàn ngay tại phòng bệnh, các cửa kính lớn được dựng. CUBE, một phòng cách ly khép kín với những bức tường trong suốt cho phép các gia đình ở ngay bên cạnh những người thân bị bệnh.
“Chúng tôi đã tìm cách và tạo sự khác biệt lớn”, Huster kể.
Vậy tại sao chúng ta mắc sai lầm trong ứng phó Covid-19 ở các nước giàu đến mức không thể đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất của con người, phải ở một mình trong những lúc ốm đau?
Từ những bài học các đợt bùng phát trong quá khứ, các chuyên gia quốc tế hướng dẫn, cùng với kinh nghiệm của các quốc gia đã xảy ra dịch Covid-19 trước đó, tổ chức của Huster biết phải làm gì để bảo vệ bản thân, ngăn chặn dịch bệnh lây lan và tình trạng quá tải của các bệnh viện.
“Chúng tôi biết mình sẽ phải chuẩn bị và đề phòng những gì để có thể ôm hay nắm tay một cách an toàn, con người được bên nhau an toàn”, Huster nói.
Video đang HOT
Huster đang ở quê nhà Seattle, là một bệnh nhân và chờ đợi một mình ngày được đưa vào phòng phẫu thuật. Cô đau buồn vì thiếu kết nối, hơn bao giờ hết cô cần sự gần gũi. Đó là một cái chạm, cái ôm, cái nắm tay. Đó là cảm giác an tâm khi có người ở cạnh.
Huster nhắn gửi mọi người hãy đeo khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng cách an toàn. Hãy thực hành trách nhiệm để chúng ta có thể một lần nữa có được tình người, giúp các bệnh nhân mạnh mẽ hơn và có thể vượt qua bão tố.
“Hãy làm phần việc của bạn để cuối cùng chúng ta có thể trở lại bình thường”, Huster nói.
Chuyên gia nổi tiếng ngành y "tiết lộ" 10 quy tắc giúp cơ thể trường thọ và ngừa ung thư, riêng phụ nữ cần đặc biệt lưu ý điều số 5
"Nhóm người hay mắc ung thư thường là phụ nữ làm trong những ngành nghề cần sự tập trung cao độ như kiểm toán, nhân sự hay giáo viên..." - He Yumin, giáo sư tại Đại học Y cổ truyền Trung Quốc chia sẻ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng sức khỏe cần được định nghĩa chính xác trên cả 3 phương diện là sinh lý, tâm lý và xã hội. Để có sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn cùng năng lượng dồi dào, bạn cần phải hình thành những cách sinh hoạt hợp lý và tránh xa những thú vui không lành mạnh.
Theo các học giả và bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm làm y, giữ gìn sức khỏe trường thọ và chống ung thư thật sự không khó, chỉ cần mọi người tuân thủ theo đúng 10 "y luật" này là được. Đây hoàn toàn là những "tinh hoa" đến từ nhiều vị bác sĩ thâm niên trong ngành nên độ chính xác rất cao:
1. Hạn chế tức giận
"Nếu bạn không tức giận thì bạn sẽ không bị bệnh" - Đây là một câu tóm tắt từ tinh hoa 50 năm kinh nghiệm của bác sĩ Hao Wanshan, giáo sư kiêm giám sát viên tiến sĩ tại Đại học Y khoa Bắc Kinh. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ tại Atlanta cho thấy, 90% các bệnh đều liên quan đến căng thẳng tinh thần và cảm xúc.
Cảm xúc chính là nguồn cơn của nhiều căn bệnh, chí vì thế giáo sư Hao luôn giữ cho tâm luôn tịnh và tránh xa giận dữ.
"Ngày nay bạn thấy rất nhiều người thường xuyên phàn nàn về cuộc sống, công việc, xã hội với những lời lẽ tiêu cực. Đây chính là nguyên do gây bệnh hàng đầu mà không phải ai cũng biết. Vậy nên miễn là chúng ta kiểm soát được cảm xúc thì sẽ rất khó mắc bệnh" - Giáo sư Hao Wanshan chia sẻ.
2. Không thức khuya
Xu Liang - Giám đốc khoa Tâm thần của Bệnh viện Y học cổ truyền Thượng Hải chỉ ra rằng, thức khuya hiện đã trở thành một "thói quen" trong cuộc sống hiện đại. Nó lại còn lệch lạc hơn khi nhiều người nghĩ có thể ngủ bù vào ngày hôm sau nếu lỡ thức khuya quá nhiều.
Ông Xu Liang "chỉ mặt" thức khuya chính là thói quen gây ung thư lớn nhất nhưng nhiều người không biết.
Thức khuya liên tục là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh liên quan đến ung thư. Theo bác sĩ Liu Hao, trưởng khoa Phục hồi chức năng của Bệnh viện Liên kết thứ hai (Trung Quốc), thức khuya sẽ làm rối loạn hormone nội tiết và gây bất thường trong sự trao đổi tế bào chất. Từ đó khiến các tế bào bị đột biến rồi gây nên các khối u ung thư.
Dựa trên một khảo sát của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế cho thấy, thức khuya cũng là một chất gây ung thư cực mạnh và làm tăng nguy cơ mắc các khối u lên 49%. Chính vì vậy, hãy tập dần thói quen ngủ sớm và ngủ đủ chị em nhé.
3. Cần có chế độ ăn uống khoa học
Cách đây gần 10 năm, trên báo đài đã đưa tin nữ bác sĩ Yu Juan 33 tuổi qua đời vì ung thư khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp. Cô là một người phụ nữ ưu tú với tấm bằng tiến sĩ và trở thành giảng viên ưu tú của trường Đại học Fudan danh tiếng ở Thượng Hải. Nhưng rồi cô lại được chẩn đoán mắc ung thư vú giai đoạn cuối sau tháng ngày vật lộn với những cơn đau bất thường.
Trước khi mất, cô đã viết trên blog của mình về những thói quen khiến bản thân phải lâm trọng bệnh thế này. Cô cho biết, nếu trên mâm cơm không có thịt thì đừng hòng mình đụng đũa vào. Ngoài ra do có bố làm đầu bếp nên cô còn ăn rất nhiều các loại thịt trên trời dưới biển, từ bình dân cho đến đắt tiền đều từng thử qua như thịt công, thịt gấu, hươu, nai, cá voi... dù bản thân biết chúng không tốt lành gì.
Nữ bác sĩ Yu Juan đã ra đi trong sự tiếc thương của gia đình, tất cả đều xuất phát từ thói quen ăn uống ham thịt ít rau của mình.
Bệnh từ miệng mà vào, cả ung thư cũng vậy. Ăn thịt là một yếu tố gây nên ung thư đường ruột, còn ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng gánh nặng cho tuyến tụy, khiến nó quá tải và gây nên ung thư. Thế nên hãy tập ăn uống khoa học, ăn ít thịt nhiều rau và tránh các thực phẩm chiên, nướng hay đã qua chế biến nhiều lần.
4. Siêng năng tập thể dục
Ông Wang Min - Nguyên cựu giám đốc của Sở Y tế Trung Ương Trung Quốc, đã có một bài giảng về vấn đề sức khỏe. Theo ông, những người hay mắc bệnh đều thường xuyên ngồi nhiều hơn đứng, chỉ đi xe mà không đi bộ, chỉ thích đi thang máy mà không đi thang bộ... Nói cách khác đó là nhóm người không hề vận động.
Sở dĩ đã 78 tuổi nhưng cơ thể vẫn khỏe mạnh dẻo dai chính bởi ông Wang luôn tập thể dục mỗi ngày.
Dù bản thân đã 78 tuổi nhưng ông Wang vẫn thường xuyên leo cầu thang, làm việc nhà và tập thể dục hàng ngày. Ông cho biết, vận động là cách duy nhất để giúp các chức năng của cơ thể hoạt động bình thường, từ đó tăng cường sức khỏe và tuổi thọ. Tóm lại, muốn đẹp dáng và sống lâu thì phải tập thể dục.
5. Tránh căng thẳng và tập trung quá mức
He Yumin - Giáo sư tại Đại học Y cổ truyền Trung Quốc chia sẻ rằng, trong quá trình nghiên cứu lâm sàng gần 30 năm đã khiến ông chú ý một điều. Theo đó, nhóm người hay mắc ung thư thường là phụ nữ làm những ngành nghề như tài chính, kế toán, kiểm toán, nhân sự, thống kê, giáo viên...
Ông He Yumin cho biết phụ nữ nếu thường xuyên làm các công việc đòi hỏi sự tập trung quá mức đều dễ mắc bệnh, trong đó có ung thư.
Cụ thể, đây là nhóm ngành nghề đòi hỏi thái độ làm việc chính xác và nghiêm túc, không có chỗ cho sai lầm. Chính vì vậy, họ luôn phải phát triển thói quen tỉ mỉ, cẩn trọng và thậm chí là theo đuổi chủ nghĩa cầu toàn. Lâu dài sẽ khiến hệ thần kinh luôn bị áp lực, kéo theo rối loạn nội tiết cùng các cơ quan nội tạng khác, để rồi gây ung thư.
Tỉ mỉ, cầu toàn là điểu đáng trân trọng nhưng cái gì nhiều quá cũng không tốt. Hãy tập cho bản thân có thói quen thư giãn và nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu muốn khỏe mạnh, bạn phải sống nhẹ nhàng và giản dị hơn.
6. Không để bản thân buồn quá lâu
Vào năm 2016, cô gái Xu Yuyu 16 tuổi đã bị lừa tiền học phí, điều này khiến cô rất đau lòng và qua đời đột ngột sau đó. Bác sĩ điều trị cho biết, do Xu Yuyu đột nhiên bị tác động mạnh đến cảm xúc nên đã khiến hệ thống thần kinh và trái tim bị quá tải. Cú sốc càng lớn thì tim càng đập nhanh hơn, tổn thương cũng lớn hơn, dẫn đến tăng nguy cơ xảy ra các bệnh về tim bất ngờ.
Chỉ vì bị lừa tiền học phí, cô bé 16 tuổi Xu Yuyu đã ra đi đột ngột do không chịu được cú sốc quá lớn này.
Các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết, buồn hoặc sốc quá mức có thể gây nên đau tim, tức ngực và khó thở. Những triệu chứng này được gọi là "hội chứng đau tim". Ngoài ra, một vài nghiên cứu tương tự của Anh còn xác nhận những thay đổi về cảm xúc và tâm lý sẽ khiến mọi người "đau lòng" rồi dẫn đến tử vong.
Do đó, mỗi lúc buồn thì chị em hãy trò chuyện cùng người thân và bạn bè để bày tỏ nỗi lòng trong tim nhé. Đón nhận niềm vui lúc nào cũng tốt hơn là giữ khư khư những chuyện buồn đã qua chứ nhỉ.
7. Đừng kìm nén cảm xúc
"Gần một nửa số bệnh nhân mắc ung thư phổi đều có liên quan đến tình trạng trầm cảm lâu dài" - Giáo sư Zhi Xiuyi, giám đốc khoa Phẫu thuật lồng ngực tại Bệnh viện Xuanwu, Đại học Y Capital cho biết. Theo ông, ung thư thường xảy ra ở những người hay trầm cảm, lo âu, trầm cảm, sợ hãi, buồn phiền và căng thẳng trong một thời gian dài.
Một nghiên cứu khác của Đại học Chicago, Mỹ đã theo dõi trong 20 năm nhận thấy rằng, trầm cảm và hay dồn nén cảm xúc là nguyên nhân hàng đầu gây nên ung thư. Tuy các yếu tố cảm xúc này không thể trực tiếp gây ung thư, nhưng chúng lại làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư xâm nhập. Thế nên hãy học kiểm soát những cảm xúc chán nán bằng cách tập thể dục, thiền hoặc im lặng để đạt được sự cân bằng tâm lý.
8. Sắp xếp thời gian làm và nghỉ ngơi hợp lý
Nhiều người hiện nay đang làm việc lao lực, cứ tự nhủ cố thêm một chút nữa rồi nghỉ. Thế nhưng, điều đó lại khiến hệ thống thần kinh của cơ thể bị ảnh hưởng, hệ thống nội tiết thì rối loạn... Vậy nên, cần sắp xếp thời gian làm việc hợp lý để thần kinh được nghỉ ngơi và thư giãn. Nếu tinh thần bị "kéo căng" 3 tháng liên tục thì bạn nên chắc chắn nghỉ dưỡng ít ngày sau đó nhé.
9. Không nên lo lắng
Một vài ông bố bà mẹ luôn lo lắng cho con cháu mình, từ những việc đơn giản như mặc áo khi trời lạnh cho đến kết hôn... họ ngày nào cũng canh cánh trong lòng không yên. Nhưng thực sự những điều đó rất có hại, bởi đường tiêu hóa có thể cảm nhận được những áp lực từ cảm xúc của chúng ta. Thế nên người già hay bị đau bụng và thay đổi thói quen đi đại tiện cũng vì vậy.
Nếu bạn là một người hay lo lắng và bận tâm về nhiều vấn đề, hãy chuyển sự chú ý của mình sang một việc khác, chẳng hạn như tìm một sở thích để theo đuổi, tìm học nấu món ăn mới... Đừng để nỗi lo âu muộn phiền xâm chiếm bạn.
10. Không quá cô đơn
Người già cô đơn không nơi nương tựa thường hay bị trầm cảm, mất trí nhớ cùng các bệnh tim mạch. Thế nên cần phải thường xuyên giao lưu tiếp xúc với mọi người và duy trì các mối quan hệ bạn bè tâm giao.
Đối với những người già có xu hướng không muốn ra khỏi nhà, họ có thể nuôi thú cưng hoặc cây cảnh để giải tỏa phiền muộn. Điều này không chỉ làm thay đổi thế giới quan của bạn, mà nó còn giúp ổn định và giảm huyết áp rất tốt.
Minh Võ
Những nguyên nhân gây ung thư, có thể đẩy bạn vào cửa tử Bệnh ung thư không chỉ xuất phát từ những yếu tố khách quan mà còn có thể đến từ một số thói quen thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Ung thư là căn bệnh khó điều trị với nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Việc nhận biết sớm được các nguyên nhân ung thư có thể giúp bạn phòng ngừa được...