Cô đã nuôi lớn trong em khát vọng nghề giáo
Tôi luôn có khát khao đến cháy bỏng mình sẽ được làm cô giáo dạy Văn giống y như cô chủ nhiệm Đỗ Minh Nguyệt của mình.
Thế là tôi cũng đứng trên bục giảng hơn 20 năm rồi. Người ta có nhiều lý do để chọn nghề.
Người thích có thu nhập cao, người ưa cuộc sống thanh nhàn, người thích môi trường năng động, người lại chọn nghề vì có cơ hội được đi khắp mọi miền đất nước…
Riêng tôi luôn có khát khao đến cháy bỏng mình sẽ được làm cô giáo dạy Văn giống y như cô chủ nhiệm Đỗ Minh Nguyệt của mình.
Năm 1987, cô là giáo viên chủ nhiệm lớp 12 Chuyên Văn (Trường Trung học phổ thông Quảng Xương 1 Thanh Hóa) của tôi.
Với chúng tôi thời đó, sợ thầy cô hơn cả cha mẹ mình. Nhưng với chúng tôi cô luôn dịu dàng, thân thiện. Cô gần gũi tất cả học sinh trong lớp để thấu hiểu hoàn cảnh từng em.
Cô dạy chúng tôi đối nhân xử thế, biết yêu thương con người qua từng bài giảng.
Cô giáo Đỗ Minh Nguyệt. (Ảnh: tác giả cung cấp)
Chúng tôi thường háo hức đợi chờ đến tiết học Văn để được nghe cô giảng. Những bài giảng cô không gói gọn trong chương trình sách giáo khoa mà thường mở rộng vô cùng phong phú.
Vì thời gian trên lớp có hạn, cô đã dành nhiều thời gian rảnh để phụ đạo thêm nhưng không bao giờ nhận một đồng thù lao nào cho riêng mình.
Ngày 20/11 năm ấy, tôi và một số bạn đại diện cho lớp 12H mua quà đến nhà tặng cô.
Thấy chúng tôi, cô mừng lắm nhưng tỏ ý không vui khi chúng tôi tặng quà.
Cô nói: “Nhà em nào cũng nghèo nên cô không muốn các em làm vậy. Món quà cô thích nhất là sự tiến bộ của các em”.
Đứa nào đứa nấy chỉ biết đứng ngẩn ngơ vì chẳng biết phải nói gì.
Cô tiếp lời: “Cách trả ơn cô tốt nhất là các em học cho giỏi đừng bận tâm điều gì cả”.
Ngoài việc dạy văn hóa, cô luôn lo lắng chăm sóc chúng tôi như những đứa con của mình.
Video đang HOT
Cô thường nói: Nét chữ nết người. Vì thế, những lúc rảnh cô thường hướng dẫn cho chúng tôi viết lại những nét cơ bản như đám trẻ sắp vào lớp 1.
Dù đã học đến lớp 12 nhưng chúng tôi lúc đó còn tồ và khờ lắm.
Có đứa đi học còn mang cả chiếc áo đứt cúc và chiếc quần sứt chỉ, cô dặn hôm sau mang đến lớp, giờ ra chơi cô vừa khâu lại quần áo vừa dạy bạn tôi cách làm và ân cần dặn dò lũ con gái chúng tôi phải biết chăm sóc mình, quần áo dù cũ cũng phải thật tinh tươm, gọn gàng đến lớp.
Có những hôm, trời rét buốt cắt da cắt thịt, có bạn đến trường chỉ phong phanh một tấm áo mỏng.
Cô đã cho bạn tấm áo của mình và còn dạy chúng tôi mặc áo rách bên trong, khi cần còn phải độn thêm giấy, rồi mới mặc áo lành để đỡ lạnh.
Lớp tôi có gần 40 học sinh, cô nắm rõ gia đình từng bạn một.
Cô nói: hiểu rõ hoàn cảnh từng em sẽ giúp các em học tốt hơn. Các bạn lớp tôi nhà ở khá xa, nhiều bạn cách trường gần 40 km.
Cô đã lên kế hoạch phải đến thăm nhà của tất cả các bạn trong lớp. Và vào những ngày nghỉ, cô lại đến thăm từng nhà.
Khi đó làm gì có xe máy, cô đạp xe giữa cái nắng chói chang, oi ả, mồ hôi nhể nhại nhưng nét mặt luôn tươi cười.
Nhiều phụ huynh có ý giữ cô lại nhà lâu hơn nhưng cô nói còn phải đi thăm nhiều bạn khác vì sợ không kịp thời gian.
Có hôm, mười giờ tối mới về đến nhà. Có lần, lớp tôi phải hoàn thành tờ báo tường để nộp gấp vào sáng ngày hôm sau.
Đêm đó, cô và mấy cán bộ lớp ở lại trường làm. Mãi 1 giờ sáng sản phẩm mới hoàn thành.
Mệt quá, chúng tôi thiếp đi không còn biết gì nữa. Choàng thức dậy, tôi hốt hoảng thấy cô đang quét lớp.
Cô nói mình không ngủ được nên dậy quét lớp để cho mấy em ngủ thêm một tí.
Nghe cô nói vậy, mấy đứa chúng tôi tròn mắt nhìn nhau mà không nói được lời nào.
Chúng tôi thường đến nhà cô, nhiều hôm còn ở lại đó. Vì còn vô tư nên không ai biết được để lũ chúng tôi ăn no cô thường phải ăn ít lại.
Dạo ấy kinh tế còn khó khăn, nhiều gia đình còn không có cơm để ăn.
Sau này, mỗi khi nhớ lại chúng tôi lại tự trách mình và càng thấy yêu cô nhiều hơn.
Cô giáo Đỗ Minh Nguyệt. (Ảnh: tác giả cung cấp)
Cuối năm học lớp 12, chúng tôi tham dự kỳ thi vào đại học, cao đẳng. Điểm thi cách trường hơn 40 cây số, chúng tôi phải đi trọ trước đó vài ngày.
Thật bất ngờ! Trước ngày thi, cô đã đến dặn dò và động viên chúng tôi cố gắng làm bài cho tốt.
Những học sinh khác trọ cùng phòng thấy vậy cũng tỏ ra ganh tị vì tụi tôi có được sự chăm sóc tận tình của cô.
Tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của cô với học sinh đã nhen nhóm và nuôi dưỡng khát khao được trở thành cô giáo trong tôi càng trở nên mãnh liệt.
Ước mơ lớn dần, tôi luôn lấy cô là hình tượng, là cái đích để vươn tới.
Đã hơn 30 năm đứng trên bục giảng, nhiều học sinh may mắn được học với cô. Giờ đây có người đã là tiến sĩ, giáo sư, bác sĩ, nhà báo và giáo viên…
Mỗi khi nhắc về cô mọi người luôn dành những tình cảm thương yêu và trân trân trọng nhất.
Giờ đây, tôi cũng đã trở thành đồng nghiệp của cô, cũng mang đầy trong tim tình yêu thương với học trò.
Dù cố gắng rất nhiều, tôi vẫn chưa làm được cho học trò của mình những điều tôi đã được nhận từ cô.
Nhưng dù sao, tôi vẫn thấy thật là may mắn bởi trong tim mình luôn có hình ảnh cô chỉ đường, nhắc nhở để tôi tự hoàn thiện mình như những gì mình hằng mong ước.
Mùa hè năm 1987, chúng tôi chia tay mái trường, chia tay người cô mà tôi hằng kính trọng và tôn thờ.
Chúng tôi phiêu bạt mỗi đứa một nơi ít có cơ hội đoàn tụ. Ở phương trời xa, tôi vẫn hằng nhớ tới cô như người thân của mình.
Tôi biết cô vẫn thường hỏi thăm tin tức để biết chúng tôi sống thế nào. Tôi luôn khát khao được một lần về lại trường xưa, thăm cô nhưng chưa thực hiện được.
Theo GDVN
Học sinh bật khóc chia tay thầy hiệu trưởng
Sau gần 10 năm công tác, thầy hiệu trưởng được các học sinh âm thầm chuẩn bị lễ chia tay đầy cảm xúc dưới trời mưa.
Ngày 30/9, hàng trăm học sinh THPT Hoa Lư A (Ninh Bình) tập trung ở sân trường để chia tay hiệu trưởng Nguyễn Trọng Khánh trước khi chuyển công tác.
Giữa sân trường ướt mưa, học sinh ngồi thành dãy ngay ngắn, giơ cao băng rôn viết tay "Chúng em cảm ơn thầy vì tất cả", "Chúng em yêu thầy", "Chúc thầy công tác tốt"...
Cảm xúc dường như vỡ òa khi tất cả vây quanh "vị thuyền trưởng của Hoa Lư A", cùng vỗ tay và hát vang "Nối vòng tay lớn". Kết thúc bài hát, học trò ùa vào ôm thầy nói lời tạm biệt. Nhiều em không kìm được nước mắt. Trong vòng vây học trò, thầy Khánh mỉm cười hạnh phúc.
Học sinh còn âm thầm chuẩn bị cuốn sổ lưu bút tặng thầy, tổng hợp bài viết của anh chị khóa trước, 30 tập thể lớp và học sinh đang được thầy dẫn dắt nhằm thổ lộ "những điều mà chúng em hiếm có cơ hội được bày tỏ trực tiếp với thầy".
Nhiều giáo viên đã gửi đến hiệu trưởng những vần thơ cảm động: "Vẫn biết rằng rồi sẽ phải chia ly/ Vẫn biết rằng có xin... thầy cũng không ở lại/ Vẫn biết rằng, thầy đi để đem bình minh cho đời đẹp mãi/ Cớ sao lòng vẫn thấy nhói đau?/ Thầy chưa nói gì, thầy đã nói gì đâu/ Mà sao nỗi buồn vương trên từng nét mặt?".
Thầy Khánh và học sinh trong ngày chia tay. Ảnh: Fanpage THPT Hoa Lư A
Chỉ định xin thầy cô 10 phút của tiết học để nói lời chia tay, nhưng thầy hiệu trưởng không ngờ nhận được nhiều tình cảm của học sinh và giáo viên.
Chia sẻ về vai trò của mình trong gần 10 năm công tác tại trường THPT Hoa Lư A, thầy Khánh cho biết, hiệu trưởng đứng đầu nhà trường, không thể gần gũi như giáo viên dạy các em, nhất là giáo viên chủ nhiệm. Thầy cũng không hiểu tại sao học sinh và giáo viên dành nhiều tình cảm cho mình như vậy.
"Năm 2010, khi tôi về trường vài năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương để học sinh bình xét nhà giáo. Năm đó tôi rất bất ngờ khi được các em ủng hộ và được Sở tôn vinh là Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất tỉnh", thầy kể.
Thầy Khánh có quan điểm giáo dục "lấy nhân để trị". Ảnh: Fanpage THPT Hoa Lư A
Thầy Khánh tự nhận là người rất nghiêm khắc, nhưng không xa cách. Nhiều học trò từng tìm đến thầy nhờ tư vấn không chỉ việc học tập mà còn các vấn đề trong cuộc sống. Đối với những học sinh chưa chấp hành quy định của trường, thầy "gọi lên uống nước chè", lấy tình cảm, sự bao dung để cảm hóa.
"Đối với tôi, làm quản lý cần xem nhân đức là cốt lõi, nhân trị hơn pháp trị", thầy khẳng định.
Kết thúc hai nhiệm kỳ ở trường THPT Hoa Lư A, thầy được điều động về làm hiệu trưởng tại trường THPT Gia Viễn B.
Theo VNN
Câu chuyện về tình thầy trò cao quý của vua Hàm Nghi Trong cuộc đời làm vua ngắn ngủi của mình, Hàm Nghi không chỉ đi vào lịch sử với tinh thần yêu nước. Ông còn để lại câu chuyện về tình thầy trò cao quý. Theo Quốc sử quán triều Nguyễn, vua Hàm Nghi (1871-1943), tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch. Ông là hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, vốn là em...