Có công bằng trong đào tạo và học tập?
Từ ngày 1-3-2021, theo Luật Giáo dục sửa đổi, bằng tốt nghiệp đại học sẽ không còn ghi loại hình học tập, điều này cũng đồng nghĩa với việc không phân biệt loại hình đào tạo chính quy, tại chức, liên thông.
Đây chính là những băn khoăn lớn không chỉ với người học mà còn cả với các cơ sở giáo dục đại học về sự công bằng.
Tân cử nhân dược sĩ hệ liên thông của Trường đại học Công nghệ Miền Đông trong ngày tốt nghiệp. Ảnh: Thành Nam
Khi cơ chế quá thoáng
Nhiều ý kiến của lãnh đạo các đơn vị đào tạo cho rằng, nhu cầu đào tạo liên thông, đào tạo tại chức đã tạo điều kiện cho nhiều người học có điều kiện nâng cao trình độ. Tuy nhiên, đây cũng là bất cập khiến cả những đơn vị đào tạo và người học cùng nhau “bắt tay” coi nhẹ việc nâng cao chất lượng đào tạo.
Thậm chí, việc buông nhẹ công tác quản lý, kiểm tra, giám sát công tác đào tạo liên thông, tại chức sẽ còn tạo điều kiện để nảy sinh tiêu cực. Khi đơn vị đào tạo lẫn người học không nghiêm túc còn ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng nguồn nhân lực của xã hội.
Ông Lâm Thành Hiển, Hiệu trưởng Trường đại học Lạc Hồng cho rằng, hệ liên thông đại học, hệ đại học tại chức có nhiều khác biệt về điều kiện đầu vào, quá trình đào tạo và yêu cầu về đầu ra so với hệ chính quy. Cụ thể, hệ chính quy thí sinh phải trải qua quá trình đảm bảo chất lượng đầu vào như xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ. Trong khi đó, để trúng tuyển các khóa đào tạo liên thông, đào tạo từ xa, phương thức xét tuyển đảm bảo ngưỡng đầu vào khá đơn giản, chỉ cần đậu tốt nghiệp THPT, có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng là đủ.
Ông Hiển cũng cho rằng, đơn vị đào tạo hệ đại học chính quy phải đầu tư rất bài bản cho cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và tiến hành đào tạo tập trung từ 4 năm trở lên, trong khi thực tế một số đơn vị tham gia đào tạo liên thông đại học lại chủ yếu “đánh bắt xa bờ” dựa chủ yếu trên cơ sở vật chất của các trường trung cấp và cao đẳng điều kiện thấp hơn.
Quá trình học tập của sinh viên 2 hệ chính quy và liên thông cũng khác nhau khá nhiều. Trong khi sinh viên hệ chính quy phải học tập trung liên tục từ 4 năm trở lên thì sinh viên hệ liên thông và tại chức chỉ học một số buổi trong tuần, hoặc học tập trung trong 2 ngày nghỉ cuối tuần.
Video đang HOT
* Cần kiểm soát vì chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những đòi hỏi cao trong quá trình phát triển đất nước, trong đó vai trò của các cơ sở đào tạo rất quan trọng. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025) xác định việc đầu tư nâng cao nguồn nhân lực là một nhiệm vụ cần tạo sức đột phá. Để hạn chế tình trạng có bằng cấp nhưng lại thiếu chuyên môn, tay nghề thì phải siết khâu đào tạo. Cần có những cuộc kiểm định chất lượng đào tạo với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để các cơ sở này đào tạo đúng với trình độ đã được cho phép.
Theo hiệu trưởng một số trường đại học, các trường trung cấp và cao đẳng nên chấp nhận một cuộc cạnh tranh sòng phẳng về chất lượng đào tạo do người học, doanh nghiệp và xã hội công nhận. Không nên lấy lý do vì xã hội không có người học trung cấp hay cao đẳng nữa để cố bắt tay với các trường đại học đào tạo liên thông hệ đại học ngay trong trường trung cấp, cao đẳng với điều kiện cơ sở vật chất không tương thích với yêu cầu đào tạo trình độ đại học. Những bất cập này sẽ ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng nguồn nhân lực, người học thì không có kiến thức lẫn kỹ năng thật sự, còn xã hội vẫn tiếp tục thừa thầy thiếu thợ.
Ông Huỳnh Ngọc Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường đại học Công nghệ Đồng Nai cho rằng, hằng năm phải thanh tra, kiểm tra việc mở các lớp đào tạo liên thông đại học, đại học tại chức xem có thực hiện đúng các quy định về điều kiện liên kết, cơ sở vật chất, các thủ tục giấy phép và văn bản đồng ý của các sở, ngành, UBND tỉnh về việc cho phép mở lớp đào tạo. Bởi, nếu các đơn vị đào tạo ngoài tỉnh kém chất lượng nhưng lại cứ ồ ạt liên kết với các trường trung cấp, cao đẳng tuyển sinh đào tạo liên thông, không bám sát nhu cầu nguồn nhân lực của tỉnh sẽ dẫn đến những lãng phí rất lớn cho người học, nhất là nhu cầu nhân lực chất lượng cao của tỉnh trong tình hình mới.
Tại Chương V Thông tư 07/2017/TT-BGDĐT ban hành Quy định về liên kết đào tạo trình độ đại học, Bộ GD-ĐT đã quy định rõ: Cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo, cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo, cơ sở giáo dục đặt lớp đào tạo bị xử lý khi vi phạm một trong những quy định sau về liên kết đào tạo: Thực hiện liên kết đào tạo khi chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định, tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu, đặt lớp đào tạo không đúng địa điểm quy định, chưa có quyết định cho phép thực hiện liên kết đào tạo của cơ quan có thẩm quyền.
Quy chế đào tạo mới: Sinh viên có thể chuyển ngành, trường mà không cần thi lại?
Dự thảo quy chế đào tạo đại học đưa ra nhiều quy định mới có lợi cho sinh viên, liên quan đến chuyển ngành, chuyển trường, công nhận tín chỉ, cải thiện điểm.
Dự thảo Quy chế đào tạo đại học mới sẽ có thể giải quyết các vướng mắc thực tế mà trong các cơ sở giáo dục hiện nay đang triển khai, tạo sự thống nhất.
Sinh viên được chuyển trường
Ông Phùng Xuân Dũng, Chủ tịch hội đồng trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội lấy ví dụ, dự thảo hướng dẫn chi tiết cách đánh giá về điểm, chuyển trường, sinh viên trong diện bảo lưu kết quả học tập. Điều này sẽ khắc phục tình trạng mỗi trường hiểu và triển khai một cách khác nhau.
Theo phó giáo sư Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng quản lý đào tạo, Đại học Kinh tế Quốc dân, trên thực tế, có những sinh viên đôi khi chưa xác định rõ ngành học phù hợp nhất. Dự thảo quy chế mới này mở ra cơ hội chuyển ngành, chuyển trường cho các em. Tuy nhiên, không phải chuyển ngành, chuyển trường, chuyển nơi học, chuyển hình thức học một cách tuỳ tiện.
Cụ thể, Điều 16 của dự thảo quy chế quy định rõ các điều kiện để sinh viên được xem xét: chuyển sang học một chương trình, một ngành đào tạo khác, hoặc một phân hiệu khác của cơ sở đào tạo (hoặc từ phân hiệu về trụ sở chính); chuyển trường; chuyển từ hình thức chính quy sang hình thức vừa làm vừa học hoặc đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo.
Dự thảo không cho phép chuyển từ hình thức vừa làm vừa học- đào tạo từ xa sang hình thức chính quy.
Giảng viên dạy học. (Ảnh minh hoạ: H.C)
Cơ chế mở ra cơ hội định hướng lại ngành nghề cho sinh viên phù hợp với thực tiễn. Theo đó, sinh viên được xem xét chuyển ngành, chuyển trường, chuyển nơi học, ngoại trừ sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa.
Về mốc thời gian này, ông Triệu phân tích, phải đến năm thứ hai, sinh viên mới thực sự đủ độ chín để xác định ngành học phù hợp nhất với bản thân. Điều này còn đảm bảo quyền lợi của các em vì năm thứ nhất, sinh viên chủ yếu học các môn đại cương, các ngành có sự tương đồng, nhờ đó, việc học tập ở ngành mới, trường mới từ năm thứ hai sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Ông Triệu nhấn mạnh, sinh viên chỉ được xem xét chuyển khi đảm bảo các điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo theo quy định.
Công nhận tín chỉ tích luỹ
Ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó trưởng phòng đào tạo, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, những tín chỉ đã được tích lũy thuộc về kỹ năng, năng lực chuyên môn người học có thì trong quy chế này cho phép các trường được xem xét, công nhận, thay vì phải bắt đầu lại từ con số không nếu sinh viên chuyển ngành, chuyển trường hay thi lại.
"Đối với các trường, đây là điểm đáng mừng vì chúng tôi cũng thực sự mong muốn như vậy. Không ai muốn khắc nghiệt với người học. Quy chế có tính nhân văn, đã cân nhắc trên quan điểm bảo vệ quyền lợi người học mà vẫn đảm bảo những quy định chung" , ông Tùng nói.
Bên cạnh đó, không phải ai cũng có điều kiện thời gian, trong quá trình học tập mà hoàn thành đúng thời hạn. Thực tế đào tạo cho thấy có những sinh viên gặp vướng mắc trong quá trình học tập, như vấn đề đời sống cá nhân, vất vả trong cuộc sống, có những lúc phải tạm dừng việc học. Dự thảo quy chế đã cho phép những phần liên quan đến khối kỹ năng thì thời gian để hoàn thành được phép mở rộng hơn.
Cụ thể, dự thảo quy định: Sinh viên chưa hoàn thành học phần Giáo dục quốc phòng-an ninh hoặc Giáo dục thể chất hoặc chưa đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, nhưng đã hết thời gian tối đa được phép học, trong thời hạn 3 năm tính từ ngày thôi học được trở về cơ sở đào tạo trả nợ để có đủ điều kiện xét tốt nghiệp.
"Về vấn đề chuyên môn không ảnh hưởng, còn kỹ năng hoàn toàn cho phép các bạn thêm thời gian để trau dồi, đáp ứng quy định về đảm bảo chất lượng. Tôi nghĩ đây là tính nhân văn mà rõ ràng ai cũng có thể thấy ", ông Tùng đánh giá.
Sinh viên nghiên cứu. (Ảnh minh hoạ: Vietnamnet)
Đồng thuận với quy định công nhận tín chỉ, ông Trương Đại Lượng, Trưởng phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Đại học Văn hoá Hà Nội cho rằng quy định khá chặt chẽ và phù hợp, ví dụ chỉ cho phép công nhận tối đa 50% tổng số tín chỉ trong chương trình đào tạo.
Điều này đã tính đến một số trường hợp sinh viên hoàn thành các học phần đã quá lâu. Khi theo học chương trình đào tạo mới, sinh viên được công nhận 50% tổng số tín chỉ để có cơ hội cập nhật thêm chương trình mới, kiến thức mới. Như vậy vừa mở vừa đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra, dự thảo quy chế đào tạo đại học lần đầu tiên đưa hoạt động "trao đổi sinh viên" vào quy định.
Theo đó, các cơ sở đào tạo công nhận lẫn nhau về quy trình đào tạo, nội dung đào tạo và giá trị của tín chỉ, làm cơ sở cho phép sinh viên được thực hiện một số học phần tại cơ sở đào tạo khác và cho phép sinh viên cơ sở đào tạo khác thực hiện tại trường mình (gọi là trao đổi sinh viên).
Trên cơ sở đánh giá và công nhận lẫn nhau của các cơ sở đào tạo, sinh viên của cơ sở đào tạo này có thể đăng ký thực hiện học một số học phần tại cơ sở đào tạo khác nếu được hiệu trưởng của hai cơ sở đào tạo đồng ý; số lượng tín chỉ mà sinh viên tích lũy tại cơ sở đào tạo khác (nếu có) không vượt quá 25% tổng khối lượng của chương trình đào tạo.
Quy chế của cơ sở đào tạo quy định về các yêu cầu trong trao đổi sinh viên, khối lượng học tập đã tích lũy của sinh viên được miễn trừ khi thực hiện chương trình đào tạo và công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2021: Cạnh tranh ngày càng gay gắt Các trường đại học, cao đẳng (ĐH,CĐ) tại Đồng Nai đã bắt đầu cuộc "chạy đua" tuyển sinh năm 2021 trong bối cảnh cạnh tranh tuyển sinh với các cơ sở ĐH,CĐ tại TP.HCM và các tỉnh lân cận ngày càng gay gắt. Trường đại học Lạc Hồng tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên sau khi trúng tuyển làm...