Có cần thi tốt nghiệp THPT?
Nhiều ý kiến đặt ra liệu có cần một kỳ thi tốt nghiệp THPT còn nhiều vấn đề như hiện nay hay không sau vụ gian lận nghiêm trọng ở Bắc Giang năm nay và việc các tỉnh ĐBSCL bắt tay nhau chấm lỏng ở năm trước?
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trịnh Ngọc Thạch – Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: “Tôi tin rằng còn nhiều nơi có tiêu cực mà chúng ta chưa phát hiện ra thôi”.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT khiến phần đông học sinh cảm thấy căng thẳng – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Năm nào sau kỳ thi cũng có chuyện tiêu cực xảy ra. Nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc xem lại cách thức tổ chức kỳ thi này và đặt vấn đề liệu có nên tiếp tục duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT nữa hay không. Ý kiến của ông ra sao?
Duy trì hay bỏ đều có lý của nó. Duy trì cũng có lý của nó chứ không phải vì tiêu cực mà bỏ. Chỉ có điều làm thế nào để không gây áp lực cho nhà trường, học sinh và phụ huynh. Nhưng cái quan trọng hơn là đánh giá đúng chất lượng dạy học, thực lực của học sinh.
Tôi cho rằng Bộ GD-ĐT phải có đánh giá hết sức nghiêm túc về chất lượng, hiệu quả của kỳ thi này. Trên cơ sở đó nhanh chóng đưa ra những quyết sách phù hợp. Nếu thực sự thấy kỳ thi bộc lộ nhiều tiêu cực, hình thức, nhiều cái dở, gây cản trở, khó khăn quá nhiều cho các địa phương thì nên bỏ.
Còn tổ chức thi tốt nghiệp như vậy thì không chỉ Bắc Giang mà rất nhiều nơi khác còn có biểu hiện chống đối.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng không nước nào là không tổ chức thi để lý giải cho sự tồn tại của kỳ thi căng thẳng, tốn kém này. Ông có nghĩ như vậy không?
Thi ở nước ta rất khác ở chỗ, ở ta vẫn lấy cái mốc thi cử để đánh giá kết quả. Cái đó không có gì sai nhưng quá coi trọng kỳ thi để đánh giá kết quả là có vấn đề. Đặc biệt cứ lấy điểm cao, thành tích cao mà đánh giá chất lượng giáo dục là rất nguy hiểm. Không phải thi phổ thông đâu, cử nhân, thạc sĩ… cũng vậy, cứ điểm cao là thành tích cao.
Video đang HOT
Đánh giá 12 năm học bằng một kỳ thi dứt khoát sẽ có lỗ hổng và tôi đảm bảo rằng không thể chính xác.
Vậy theo ông có cách nào để đảm bảo chất lượng dạy học nếu không có kết quả thi cử để đánh giá?
Cách hay nhất là cứ đánh giá thật chặt kết quả học tập của từng năm, việc kiểm định, đánh giá được làm một cách thường xuyên, liên tục thì cả một quá trình chỉ cần xét tốt nghiệp là được.
Theo TNO
Quay clip tiêu cực vì bức xúc
Trường THPT dân lập Đồi Ngô, huyện Lục Nam, Bắc Giang nơi vừa diễn ra tiêu cực trong phòng thi tốt nghiệp.
Chiều 5/6, trao đổi với PV, người cung cấp clip tiêu cực ở Bắc Giang cho thầy giáo Đỗ Việt Khoa cho biết học sinh quay clip và anh có nhiều bức xúc với nhà trường. Nhưng việc đưa clip thì "thầy Khoa đã vội vàng".
Bức xúc
Có mặt tại nhà anh tại huyện Lục Nam, phóng viên đã được cho xem hàng loạt video clip quay cảnh tiêu cực trong phòng thi tại hội đồng Trường THPT dân lập Đồi Ngô ở các môn: Toán, Hóa, Văn, Anh.
Ngoài clip đã có, trong một số clip khác còn ghi lại cảnh giám thị đi đến từng học sinh để thu "phao" và lén cất đi trước khi hết giờ làm bài.
Qua trao đổi, anh cho biết học sinh quay clip cũng là người nhà (cháu) của mình. Nguyên nhân dẫn tới hành động trên là do những bất đồng của cả anh và em học sinh với giáo viên, lãnh đạo Trường THPT dân lập Đồi Ngô.
Em học sinh dùng bút quay của anh ghi lại những hình ảnh tiêu cực trong phòng thi vì bức xúc chuyện bị nhà trường trù dập việc học tập. Rồi chuyện "em gái" hoặc "người yêu" (anh không nhớ chắc?!) của nam sinh này bị giáo viên nhà trường đánh.
Anh cho biết mình là giáo viên dạy thể dục của Trường THPT dân lập Đồi Ngô, đào tạo được nhiều học sinh đi thi tỉnh nhưng lại bị hiệu trưởng nhà trường "tranh thành tích". Năm 2010, khi đang trong giờ dạy, anh nhận quyết định đuổi khỏi trường.
Bức xúc với hành động này, tiếp đó, anh phát hiện thêm nhiều sai phạm của nhà trường và quyết định khởi kiện nhà trường từ tháng 1/2010 và có cung cấp thêm một số giấy tờ liên quan. Cho tới giờ, anh cho biết mình chưa nhận được những trả lời thỏa đáng.
Sau nhiều lần thất vọng với trả lời của công an, lãnh đạo Sở GD-ĐT Bắc Giang thông qua mạng nternet, anh biết đến địa chỉ của "người đương thời" Đỗ Việt Khoa (có nhiều hành động tố cáo những tiêu cực của ngành giáo dục).
Chiếc bút được học sinh dùng ghi lại hình ảnh nhốn nháo trong phòng thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 tại hội đồng Trường THPT dân lập Đồi Ngô
Từ những lần trao đổi, anh được thầy Khoa cho mượn một chiếc bút quay và tự mình mua thêm một chiếc nữa. Trong chiều 5/6, ở bàn máy tính của anh vẫn còn một cây bút quay. Việc ghi hình đã được anh và người cháu bàn bạc.
"Tôi cũng chỉ là nạn nhân!"
Tuy nhiên, khi được hỏi có ý thức được hậu quả khi đưa clip lên mạng, anh cho hay: "Ban đầu, tôi chỉ muốn chuyển qua cho thầy Khoa, nhờ thầy xóa mặt các học sinh trong clip đi. Việc thầy tung clip lên mạng rồi sau đó nhiều phóng viên hỏi khiến tôi thực sự bối rối". Anh nói mình bất ngờ về hành động đó và "chỉ là nạn nhân (của clip bị tung lên mạng - PV)".
Nhà có máy tính nối mạng internet, nhưng khi được hỏi có biết học sinh quay clip trong phòng thi là vi phạm quy chế, anh nhiều lần nhắc lại: "Thực sự, tôi cũng chưa biết rõ và chỉ muốn nêu sự việc bức xúc đã xảy ra nhiều năm ở trường này. Nếu học sinh bị đình chỉ học hay xử lí kỉ luật thì tôi thật sự buồn, dù hành động dùng bút quay là sai".
Giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang Nguyễn Đức Hiền: "Nếu có chuyện đường dây giải đề cho học sinh thì sự việc cực kỳ nghiêm trọng".
Cũng qua trao đổi, anh cho biết học sinh lớp 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp phải đóng cho trường gần 500.000 đồng để "thi thoải mái".
Anh cung cấp nhiều tờ giấy giải đề được giám thị phát cho thí sinh và cho rằng: "Chắc chắn phải có một hệ thống thu nhận, giải đề giúp học sinh". Về vấn đề này, Giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang Nguyễn Đức Hiền cho rằng: "Chúng tôi vẫn đang xác minh sự việc. Nếu thực sự như phản ánh thì sự việc trên rất nghiêm trọng".
Sau những lo lắng, cuối cùng học sinh quay clip cũng có đôi chút chia sẻ với phóng viên. Giọng run run, học sinh này cho biết trong 3 ngày thi tốt nghiệp em và các bạn hoặc được ném đáp án vào hoặc được thoải mái chép bài mà giám thị không bắt.
Giờ biết rằng các clip đã được công bố, danh tính của mình sớm muộn cũng được tìm ra, em buồn bã cho biết: "Nếu bị tránh trượt tốt nghiệp và bị cấm thi em sẽ đi phụ xe khách".
Theo Văn Chung (Vietnamnet)
Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý vụ clip ném phao Hình ảnh trích từ clip. Tối 5-6, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển ký công văn gửi Sở GD&ĐT Bắc Giang về việc xử lý sai phạm trong kỳ thi tốt nghiệp tại hội đồng coi thi THPT Dân lập Đồi Ngô. Trong công văn, lãnh đạo Bộ GD&ĐT yêu cầu Sở GD&ĐT Bắc Giang phối hợp với các cơ quan liên...