Có bị phạt khi cho người không bằng lái mượn xe?
Việc cơ quan công an phạt bạn vì biết người mượn xe không có giấy phép lái xe mà cho mượn là đúng.
Hỏi: Tôi cho bạn mượn xe máy đi học, nhưng cậu đó đi sai luật lại không có bằng lái nên bị cảnh sát giao thông giữ xe. Cán bộ công an nói phạt thêm tôi vì biết người không có bằng lái mà còn cho mượn. Có điều luật nào quy định như vậy không?
Ảnh minh họa.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Điều kiện để điều khiển xe máy được quy định cụ thể trong điều 60 Luật giao thông đường bộ như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi…
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 58, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Việc chủ phương tiện cho người khác mượn xe mà người mượn xe để tham gia giao thông không có đủ điều kiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Khoản 3 Điều 30 Nghị định này quy định:
“3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý đục lại số khung, số máy;
b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;
c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;
Video đang HOT
d) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe;
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông.
Từ quy định trên có thể thấy người điều khiển giao thông phải có đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và phải có giấy phép lái xe mới được tham gia giao thông. Chủ phương tiện khi biết rõ người mượn không có giấy phép lái xe mà vẫn giao xe để người mượn tham gia giao thông là vi phạm hành chính và sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP nêu trên. Việc cơ quan công an phạt bạn vì biết người mượn xe không có giấy phép lái xe mà cho mượn là đúng.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo.
Theo Đơi sông Phap luât
Điều kiện quy định để người cao tuổi làm công việc nguy hiểm
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 39/2016/NĐ-CP bắt buộc những điều kiện tối thiểu đối với người cao tuổi làm công việc nguy hiểm.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
3. Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
4. Người sử dụng lao động.
5. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao
động.
Ảnh minh họa
Điều kiện sử dụng người cao tuổi làm công việc nguy hiểm
Theo đó, chỉ sử dụng người lao động cao tuổi (NLĐCT) làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe NLĐCT khi có đủ các điều kiện sau:
- NLĐCT có kinh nghiệm, với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; trong đó có ít nhất 10 năm hành nghề liên tục tính đến trước thời điểm kí hợp đồng lao động.
- NLĐCT có tay nghề cao, có chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật.
- NLĐCT có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe do Bộ trưởng Bộ y tế ban hành sau khi có ý kiến của bộ chuyên ngành tương ứng với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Chỉ sử dụng không quá 05 năm đối với từng NLĐCT.
- Phải bố trí ít nhất 01 NLĐ không phải là NLĐCT cùng làm với NLĐCT khi triển khai công việc tại một nơi làm việc.
- Có đơn của NLĐCT về sự tự nguyện làm việc.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động
1. Kịp thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn.
2. Khai báo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
3. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng theo nguyên tắc sau đây:
a) Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động phải có trách nhiệm vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể);
Ảnh minh họa
b) Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành các bước điều tra theo quy định của Nghị định này và được sự đồng ý bằng văn bản của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cơ quan công an.
4. Cung cấp ngay tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, đồ vật, phương tiện đó.
5. Tạo điều kiện cho người lao động liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho Đoàn điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu.
6. Thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để điều tra các vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền quy định.
7. Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động tới tất cả người lao động thuộc cơ sở của mình.
8. Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian như sau:
a) 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người;
b) Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động khác.
9. Thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho việc điều tra tai nạn lao động kể cả việc điều tra lại tai nạn lao động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Nghị định này, trừ trường hợp tai nạn lao động được điều tra lại theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội.
10. Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động.
Nghị định 39/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.
Nguyệt Thư
Theo_Người Đưa Tin
Từ ngày 1/8, tăng mức phạt với nhiều vi phạm giao thông Theo nghị định mới, đối với người tham gia giao thông dùng chân để điều khiển vô lăng ôtô sẽ bị phạt 7-8 triệu đồng. Sau một thời gian thực hiện Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP...