Cô bé ước thành chuột để không phải đi học
Bàn tay xinh đẹp của tôi đã biến mất, thay vào đó là cánh tay khẳng khiu, đen sì. Tôi chợt rùng mình nhớ lại. Vào tối hôm qua, mẹ mắng tôi về việc tôi lười học. Tôi ước: “Ước gì mình được biến thành một con vật nào đó cho đỡ phải đi học”.
“Ôi, sao thế này?”
Tôi thét lên. Tôi đang nằm trong một cái hang tối tăm, bẩn thỉu. Mùi hôi thối tỏa lên nồng nặc khiến tôi buồn nôn. Rồi như chợt nhớ ra, tôi nhìn xuống.
“Trời ơi, chuyện gì đã xảy ra với mình vậy?”. Bàn tay xinh đẹp của tôi đã biến mất, thay vào đó là cánh tay khẳng khiu, đen sì. Tôi chợt rùng mình nhớ lại. Vào tối hôm qua, mẹ mắng tôi về việc tôi lười học. Tôi vào phòng và ước: “Ước gì mình được biến thành một con vật nào đó cho đỡ phải đi học. Vậy mà lời ước này đã thành hiện thực rồi sao? Bây giờ tôi chỉ muốn được rút lại lời nói của mình thôi. Chợt một bàn tay thọc vào cái hang của tôi. “Meo, meo”. Đây là chú Mướp nhà tôi. Tôi rất hay chơi với chú. Tôi liền hét lên “Mướp ơi, chị đây mà”. Nhưng chết rồi, sao mình lại kêu “chít chít” nhỉ? Tôi đã thành chuột thật rồi. Tôi cắm cổ cắm đầu chạy thì không may, tôi sa vào một cái cống. Tôi ngất lịm đi.
Khi tỉnh dậy, tôi thấy có nhiều bạn chuột nhắt khác đang ngơ ngác nhìn tôi. Một giọng nói nhẹ nhàng cất lên: “Bạn mới đến à?”. Tôi gật đầu và kể cho các bạn nghe câu chuyện của mình. Các bạn cũng lần lượt giới thiệu về mình cho tôi nghe.
Chúng tôi kết bạn và các bạn rủ tôi đi kiếm ăn. Chúng tôi bò ra ngoài. Oa, một bữa cơm thịnh sọan được đặt ngay trước mặt chúng tôi. Tôi và các bạn cùng nhau bò lên bàn. Rồi các bạn mời tôi: “Mời bạn ăn trước”. Tôi cảm ơn các bạn và ăn. Chúng tôi đã ăn hơi lưng lửng bụng thì một bóng người cầm gậy bước vào. “Chạy thôi các bạn ơi”, một bạn nói. Chúng tôi nhanh chóng bò hết vào hang.
Bây giờ, trời đã tối, chúng tôi đi ngủ. Thường ngày, các bạn chuột nắm sát vào nhau để truyền hơi ấm cho nhau. Riêng lần này, các bạn nằm sát bên cạnh tôi tạo thành một vòng tròn. Đêm nay, cho dù hơi lạnh nhưng không bạn nào cảm thấy lạnh cả. Vì đã có hơi ấm của tình yêu thương đồng loại giành cho nhau.
Video đang HOT
Buổi sáng ngày hôm nay, khi tôi thức dậy, có cả một núi hoa quả trước mặt tôi. Tôi biết rằng các bạn đã để dành cho tôi ăn sáng. Tôi xúc động nói: “Cảm ơn các bạn thật nhiều, các bạn đã đối xử tốt với tớ, tớ không biết phải nói thế nào.Tớ rất cảm ơn các cậu”. Các bạn nói lại: “Ồ! Chuyện nhỏ mà”. Ngày hôm nay, vẫn diễn ra như ngày hôm qua, chỉ mỗi tội là chúng tôi phải ăn lén lút vì người lớn có thể đập chúng tôi bất cứ lúc nào.
Đến ngày thứ ba, khi tôi đang ra ngoài kiếm ăn cùng các bạn chuột thì một điều kỳ lạ xảy ra. Tôi bỗng cao hẳn lên, người tôi nóng ran, chân tay tôi lại hồng hào như trước. Thế là tôi đã trở lại thành người. Tôi ôm lấy các bạn chuột, cảm ơn các bạn vì đã chăm sóc cho tôi, rồi tôi nói lời tạm biệt cuối cùng.
Sau đó, tôi chạy về nhà. Lòng tôi sung sướng biết bao nhiêu khi được trở thành người. Các bạn thấy không, đừng bao giờ làm như tôi nhé! Có trải qua biết bao nhiêu gian nan, vất vả mới thấy cuộc sống quý báu biết nhường nào. Rốt cục, làm người vẫn sướng nhất!
Theo Giaoduc.vn
Bền bỉ với học trò yếu, kém
Từ hơn 1.000 học sinh (HS) ở năm học trước, sang năm học mới 2012-2013, số HS yếu, kém trên địa bàn quận Hải Châu (Đà Nẵng) chỉ còn lại hơn 100 em. Đằng sau mức giảm ấn tượng đó, là tấm lòng bền bỉ của các thầy, cô giáo.
Mỗi "ca" HS yếu, mỗi khó
"Cái khó của Dung không phải là em lười học, mất căn bản mà do bệnh tật, khả năng tiếp thu kiến thức của em hạn chế nhiều so với những bạn bè cùng trang lứa. Cả năm, Dung không bỏ một buổi học nào, nhưng cuối năm học vừa rồi, mức xếp loại của em vẫn là "yếu - kém" phải thi lại". Đó là trường hợp một HS yếu - kém, một "ca" khó lên lớp mà cô Võ Thị Diệu Hạnh (THCS Lê Thánh Tôn, Đà Nẵng) "để tâm tới và tìm cách giúp HS vượt khó".
Với cô Hoàng Thị Mai Thảo, trong năm học 2011-2012 vừa rồi, qua các bài kiểm tra, cô phát hiện trong lớp 1 ở Trường tiểu học Võ Thị Sáu do cô chủ nhiệm có 2 em HS yếu - kém. Ở môn Tiếng Việt, cả 2 em đều đọc sai, không nhớ âm, vần; bài tập tìm tiếng có âm vần, các em không tìm được, cũng như không biết chọn âm, vần phù hợp cho bài tập điền âm, vần.
Tình hình học Toán của các em cũng không khá hơn. Dù đã học gần xong chương trình lớp 1, thậm chí có một em đã học lại lớp 1 nhiều năm, nhưng 2 HS này đều gặp khó khăn khi thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10, hay khi nhận biết, phân biệt giữa hình vuông và hình tròn.
Thống kê trên địa bàn Q. Hải Châu ở năm học trước, có hơn 1.000 "ca" khó như vậy. Thầy Nguyễn Tấn Hạnh - phó hiệu trưởng Trường THCS Kim Đồng (Q. Hải Châu, Đà Nẵng) cho biết: "Mỗi học sinh yếu, kém đều có những nguyên do, những khó khăn riêng để giáo viên có thể tiếp cận, kèm cặp các em học hành tiến bộ và ngoan hơn. Có em do thiểu năng trí tuệ, khuyết tật nên khả năng tiếp thu kiến thức hạn chế. Có em lười học, ít tập trung do mất căn bản từ cấp lớp dưới. Có em không những không tham gia các hoạt động dạy và học trong lớp, mà còn chọc phá các bạn hay ngồi ngủ ngay trong giờ học ở lớp. Có em rời trường về nhà là "đốt" thời gian vô game, đi chơi lêu lổng; thậm chí, có em nghe lời bạn bè hư rủ rê, muốn bỏ học hẳn...".
Các thầy, cô giáo giúp HS yếu, kém tiến bộ được ngành giáo dục quận Hải Châu (Đà Nẵng) tặng Bằng khen.
Chỉ sợ lòng không bền
Nhận phụ đạo, bồi dưỡng cho mỗi HS yếu - kém vươn lên trong học tập là mỗi khó khăn riêng. Thế nhưng cái khó nhất, theo nhiều thầy cô giáo là "chỉ sợ lòng không bền".
Hiểu được hoàn cảnh của cô học trò Thùy Dung do chịu di chứng chất độc da cam nên khả năng tiếp thu kiến thức bị hạn chế, cô Võ Thị Diệu Hạnh (GV Trường THCS Lê Thánh Tôn, Đà Nẵng) gắng tìm phương pháp dạy học đặc biệt phù hợp giúp cô học trò đặc biệt.
Cô nói: "Với những học trò như Dung cần có những thầy, cô giáo tận tâm và bền bỉ. Một chút thành tích nhỏ của em có được không hề đơn giản như những bạn bè cùng trang lứa khác". Và với sự bền bỉ chỉ dạy từng bài học của cô giáo, từ một "ca" khó lên lớp, Dung đã vượt qua kỳ thi lại, học lực yếu - kém tiến bộ lên mức Trung bình.
Với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Diệu Hạnh (ngoài cùng, bên trái), em Thùy Dung (giữa) và các bạn HS yếu - kém khác đã vượt qua "ải" khó lên lớp.
Thầy Hồ Quang - GV bộ môn Văn Trường THCS Nguyễn Huệ, một trong những GV thành công trong công tác phụ đạo, giúp các em HS yếu - kém ở trường tiến bộ, chia sẻ: "Thiết nghĩ, để HS tham gia tốt việc phụ đạo thì trước hết phải giúp các em vượt qua những khó khăn, trở ngại từ chính bản thân, gia đình các em... Nhất là sự mặc cảm khi các em có tên trong danh sách HS yếu - kém, phải học phụ đạo.
Chúng tôi đã chủ động tìm hiểu thông tin liên lạc với phụ huynh HS qua GV chủ nhiệm và phòng giáo vụ, đề nghị phụ huynh cùng phối hợp giáo dục con em. Trước hết là để các em đi học phụ đạo chuyên cần, tôi sẽ gọi báo phụ huynh nhắc nhở con em nếu HS không đến lớp. Có trường hợp, GV phải tới tận nhà để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, giúp các em tháo gỡ những khó khăn khách quan, được tạo điều kiện thuận lợi hơn để đến lớp học.
Trong lớp học, chúng tôi tận tình sửa sai cho HS từng lỗi nhỏ, giúp các em lấy lại kiến thức căn bản. Người thầy vừa là một gia sư, vừa như là phụ huynh... để các em có thể chia sẻ những khó khăn, những tâm tư. Từ đó, các em tin tưởng thầy, cô giáo hơn và mạnh dạn trao đổi ý kiến hơn. Và với những HS yếu - kém, chúng tôi không bao giờ kiệm lời khen khi các em có tiến bộ trong học tập, rèn luyện đạo đức dù là một tiến bộ nhỏ".
Bền bỉ và bền bỉ, từ 1.149 HS yếu - kém sau kỳ thi kiểm tra học kỳ I năm học 2011-2012; đến cuối năm học, chỉ còn 444 HS; và sau kỳ học phụ đạo trong hè, sang năm học mới, toàn Q. Hải Châu (Đà Nẵng) chỉ còn khoảng hơn 100 HS. Không chỉ tiến bộ từ lực học Yếu - Kém lên mức Trung bình; mà đặc biệt có nhiều HS vươn lên mức học lực Khá - Giỏi. Phòng GD Quận đã tổ chức khen thưởng các thầy, cô giúp HS tiến bộ thành công và cả các em HS đã vượt khó vươn lên trong học tập. Song, như cô Diệu Hạnh nói thay tấm lòng người làm thầy: "Phần thưởng lớn nhất với người thầy là sự tin yêu, sự tiến bộ trong học tập của học trò. Và với các em HS, chúng tôi nghĩ các em có thể tự hào vì đã vượt lên chính mình".
Khánh Hiền
Theo dân trí
Gian nan nhận lại học phí miễn giảm Theo quy định mới, sinh viên thuộc diện miễn giảm học phí vẫn phải đóng học phí cho nhà trường, sau đó địa phương sẽ chi trả lại sau. Tuy nhiên, có rất nhiều sinh viên chờ một thời gian khá lâu vẫn chưa nhận được khoản tiền này. Tốt nghiệp rồi vẫn chưa nhận được tiền Nguyễn Thị Hiền (sinh viên (SV)...