Cô bé ‘hạt tiêu’ và bí quyết giỏi đều
Đặng Thị Thu Thảo – học sinh Trường THPT Nghi Lộc 5, tự nhận mình không phải là học sinh xuất sắc cũng không có những khả năng vượt trội ở bộ môn nào.
Thế nhưng, nên suốt 12 năm học, cô bé ‘hạt tiêu’ này luôn đạt thành tích học tập đáng nể. Trong kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua em đạt số điểm 28,1, cao thứ hai toàn tỉnh khối D01; vinh dự lọt tốp 10 học sinh có tổng điểm thi 6 môn thuộc khối Khoa học Tự nhiên cao nhất toàn tỉnh.
Đặng Thị Thu Thảo bên góc học tập của mình. Ảnh: Thanh Nga
Đảng viên trẻ ở vùng khó
Thu Thảo sinh ra và lớn lên ở xã Nghi Kiều, nơi được xem là vùng khó của huyện Nghi Lộc, nhiều người chọn cách rời quê để lập nghiệp. Vậy nên, từ nhỏ, chị em Thảo đã sớm trang bị cho mình tính tự lập và tự rèn luyện bản thân. “Vì bố mẹ em thường phải làm ăn xa để kiếm tiền nuôi chị em em ăn học, nên em vừa thay bố, vừa thay mẹ để bảo ban và chăm sóc cậu em chỉ thua mình 1 tuổi”, Thảo cho biết.
Đặng Thị Thu Thảo (ở giữa) và các bạn cùng lớp. Ảnh: NVCC
Ý thức được chỉ có con đường học vấn mới đưa mình và gia đình tới những chân trời tươi sáng hơn, từ nhỏ Thảo đã sớm bộc lộ ý chí hơn các bạn cùng trang lứa. Em học chăm và luôn có chí tiến thủ, hôm nay phải hơn hôm qua, học kỳ này phải hơn học kỳ trước. Vì thế, em luôn là tấm gương sáng cho các bạn noi theo. Tấm gương của Thảo không chỉ là sự gương mẫu mà còn là khả năng dẫn dắt người khác. “Thảo rất hay giúp đỡ bạn bè, hỗ trợ cho bạn những công việc lớn, nhỏ. Khi không có giáo viên, cô lớp trưởng nhỏ bé luôn là chị cả trong lớp, trong liên chi đoàn. Em là lớp trưởng ấn tượng nhất đối với tôi”, thầy giáo chủ nhiệm lớp 12A1 – Trường THPT Nghi Lộc 5 Phạm Lâm Tùng tâm sự.
Video đang HOT
Tại Cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” năm 2021, Thảo giành được giải Nhì kỳ thi tuần. Ảnh: NVCC
Học, vui chơi và rèn luyện luôn được Thảo cân đối một cách khoa học nhất. Bởi vậy trong suốt 12 năm liên tục, cô học trò nhỏ bé này luôn làm lớp trưởng; đạt Chỉ huy Liên đội trưởng giỏi cấp tỉnh. Đặc biệt, mới đây Thảo còn vinh dự được tham dự Cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức và được giải Nhì trong kỳ thi tuần.
“Đó là một trải nghiệm thú vị trong quãng đời học sinh, dù thành quả chỉ ở mức khiêm tốn nhưng em có thêm một lượng kiến thức kha khá trong quá trình ôn thi. Với em đó cũng là một thành công”, Thảo chia sẻ.
Lớp học 12A1, Trường THPT Nghi Lộc 5 được đánh giá là có chất lượng học sinh tương đối đồng đều, tỷ lệ đỗ đại học rất cao. Ảnh: NVCC
Nói về Thảo, bạn bè và thầy cô không chỉ nhắc đến em bởi sự am hiểu, học đều tất cả các môn mà còn ở việc luôn nỗ lực trong hoạt động đoàn thể. Dù ở nhà hay ở trường, Thảo đều nổi lên với vai trò là một thủ lĩnh trong mọi phong trào. Có chị Thảo các em mới chịu sinh hoạt Hè, có Thảo các hoạt động Đoàn địa phương mới có chất lửa, có lớp lang. Thảo còn là học sinh duy nhất của huyện Nghi Lộc đạt danh hiệu học sinh “3 tốt” cấp tỉnh năm học 2020 – 2021. Nhờ những thành tích xuất sắc ấy, Thảo đã vinh dự được kết nạp Đảng trong nhà trường khi mới tròn 17 tuổi.
Bí quyết giỏi đều
Thảo thường xuyên bày vẽ hướng dẫn cho em trai trong quá trình học tập. Ảnh: Thanh Nga
Nhắc đến kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Thảo vẫn xúc động: Em không ngờ Văn mình đạt tới 9,5 điểm, đó cũng là số điểm Văn cao nhất từ trước đến nay của em. Bí quyết học Văn của em chính là cách đọc hiểu và nghiên cứu văn bản. Từ tác phẩm văn học được thầy, cô vỡ bài, Thảo luôn tìm cách luyện viết, viết nhiều, viết bằng những cách thức tiếp cận khác nhau.
“Dù Ngoại ngữ là môn có số điểm cao nhất tới 9,6 điểm, nhưng em không mấy bất ngờ vì em đã chấm đúng số điểm này sau khi thi xong. Ngoại ngữ theo em là bộ môn học khá nhàn nếu có nền tảng và khả năng ghi nhớ khoa học, và việc còn lại là luyện đề và luyện từ. Em nghĩ, em đã nắm được “từ khóa” đó nên việc học ngoại ngữ khá suôn sẻ”, Thảo nói.
Những ngày này, Thu Thảo thường giúp đỡ mẹ công việc thường nhật. Ảnh: Thanh Nga
Nói về kỳ thi tốt nghiệp THPT, Thảo cho rằng, ngoài 3 môn chính thi đại học thì các môn học khác em cơ bản nắm vững kiến thức trên lớp và làm bài tập ngay tại lớp. “Trong suốt những năm cuối THCS và đầu THPT giáo viên dạy môn Hóa học luôn thuyết phục em theo khối A, thuyết phục em vào đội tuyển học sinh giỏi Hóa của trường, và đến năm lớp 12, thầy, cô giáo nào cũng bất ngờ vì chuyến “quay xe” của em, vì em chọn khối D gồm Toán, Văn, Ngoại ngữ”, Thảo cho biết. Thế nên, việc “học đều” và “giỏi đều” cũng có căn cơ, không khó để lý giải rằng, vì sao em “giỏi đều” cả 2 khối Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội. “Thảo có cách học khoa học vì em tiếp thu phần lớn ở lớp, rồi chủ động tự học rất nhiều, không chỉ “cày” đề mà dạng bài nào chưa thật nhuần nhuyễn Thảo đều tự rèn luyện và hỏi thầy, hỏi bạn thật thấu đáo”, thầy Phạm Lâm Tùng – giáo viên chủ nhiệm của Thảo cho biết.
Học và rèn luyện luôn là cụm từ đi theo Thảo từ những ngày tiểu học cho đến bậc học THPT. “Em không phải là một học sinh thông minh, học một biết hai, ba mà chỉ có sự chăm chỉ mới khiến em tự tin cập nhật kiến thức một cách đầy đủ”, Thảo tâm sự. Sự chăm chỉ đó cộng với cách sắp xếp khoa học nên Thảo đã học đều tất cả các môn, từ Toán, Lý, Hóa, đến Văn, Sử, Địa, tiếng Anh. “Riêng môn tiếng Anh là em nổi trội nhất, nhưng ở quê em không có trung tâm đào tạo tiếng Anh theo chuẩn quốc tế nên em đành tự mày mò trên mạng và tham gia các khóa học online cộng với sự hướng dẫn của thầy, cô giáo”. Với sự đam mê ngoại ngữ, cô học trò vùng khó của huyện Nghi Lộc này đã đạt giải trong kỳ thi tiếng Anh của huyện trong sự bất ngờ của thầy, cô và các bạn trong trường.
Thảo còn cho biết, trong kỳ thi đánh giá năng lực em đạt 110 điểm, trúng tuyển vào Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Đây cũng là một trải nghiệm thú vị vì kỳ thi này đã đánh giá học sinh một cách đa chiều và nếu muốn tham dự kỳ thi phải có sự ôn luyện đồng đều ở tất cả các môn.
Thi đỗ vào Trường Đại học Ngoại Thương với chuyên ngành Kinh tế đối ngoại là ngành hot của trường, em kỳ vọng mai này sẽ được làm việc trong môi trường năng động, nhiều sáng tạo mới. Thảo nói, đó là món quà em muốn dành tặng bố mẹ, để đền đáp sự vất vả, khổ công của bố mẹ dành cho chị em Thảo.
Lọt tốp 10 trong 20 học sinh được tuyên dương cấp tỉnh, Thảo nói rằng, em và gia đình vô cùng mừng vui, vinh dự và tự hào. “Dù chặng đường phía trước còn dài nhưng em tin những gì mình sẽ đi, sẽ chọn là đúng hướng”.
Học phí Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM cao nhất hơn 51 triệu đồng/năm
Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM đào tạo và nghiên cứu cả khối ngành kinh tế, kinh doanh quản lý và luật.
Ba năm qua, điểm chuẩn của trường có khá nhiều biến động.
Trường Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM có điểm chuẩn tương đối cao khi trong vòng 3 năm qua không có ngành nào lấy dưới 21 điểm.
Năm 2020 và 2021, hầu hết các ngành của trường Đại học Kinh tế - Luật tăng nhiều so với năm 2019, dao động từ 22 - 27 điểm. Theo đó, các ngành thuộc khối Kinh doanh, Kinh tế có điểm chuẩn cao hơn và tăng mạnh hơn các ngành thuộc khối Luật.
Năm 2021, có đến 9 ngành của trường có mức điểm chuẩn trên 27 điểm, trong đó 2 ngành "hot" là Kinh doanh quốc tế và Marketing đứng đầu về điểm chuẩn, lần lượt là 27,65 và 27,55.
ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT TP.HCM TỪ 2019-2021
Năm 2022, trường mở thêm 2 ngành mới thuộc khối ngành Luật đó là Luật kinh tế (CLC bằng tiếng Anh) và Luật và chính sách công.
Học phí trường Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM năm học 2022 - 2023 cho 3 chương trình thuộc hệ đào tạo đại học chính quy như sau:
Chương trình đại trà: 21.550.000 VNĐ/năm
Chương trình chất lượng cao: 33.800.000 VNĐ/năm
Chương trình chất lượng cao bằng tiếng Anh: 50.930.000 VNĐ/ năm
Nhà trường sẽ điều chỉnh mức tăng học phí theo từng năm không quá 10% so với quy định.
Bí quyết đạt 9,6 điểm tiếng Anh kỳ thi THPT Quốc gia của nữ sinh Nghệ An Khởi đầu với trình độ khoảng 5 - 6 điểm thi thử vào đầu năm lớp 12, Thanh Trà đã lựa chọn phương pháp tự học tại nhà cùng nền tảng học luyện thi Prep.vn và đạt 9,6 điểm tiếng Anh kỳ thi THPT Quốc gia. Với nhiều ước mơ và hoài bão, cũng giống bao học sinh khác, cô học sinh năm...