Cô bé đu cáp vượt sông gây chấn động năm xưa giờ thành bác sĩ
Yu Yanqia, người được cư dân mạng Trung Quốc đặt cho biệt danh “cô bé dây cáp”, đã tốt nghiệp Đại học Y khoa Côn Minh. Quyết định sau đó của cô khiến nhiều người bất ngờ nhưng thấy ấm lòng.
“Cô bé dây cáp” Yu Yanqia băng qua sông dữ để đến trường (trái) nay đã trưởng thành và tốt nghiệp y khoa – Ảnh chụp màn hình SCMP
Yu Yanqia là người Lật Túc, một dân tộc thiểu số ở Nộ Giang thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Cô là người đầu tiên trong làng có bằng đại học.
Tuy nhiên, cái chữ đến với Yu không hề dễ dàng như người miền xuôi. Năm 2007, hình ảnh một cô bé nhỏ xíu chỉ mới 8 tuổi thành thục tự đeo dây cáp cho mình rồi băng qua sông để tới trường học đã gây chấn động Trung Quốc.
Bức ảnh đáng nhớ do một nữ nhà báo chụp ở dòng Nộ Giang, một trong những con sông rộng và dài nhất châu Á.
Những sợi dây cáp được gắn giữa các vách đá là cách duy nhất để vượt con sông lớn. Trong bức ảnh ấy, cô bé Yu cười thật tươi như thể đây là chuyện hoàn toàn bình thường, không màng đến sự nguy hiểm của dòng sông bên dưới.
Hành trình đi tìm con chữ của Yu đã lay động nhiều người Trung Quốc. Một sáng kiến gây quỹ toàn quốc đã được lập sau đó và một cây cầu được xây dựng ngay trong năm kế tiếp bằng số tiền quyên góp được.
Nhờ chiếc cầu vững chãi, Yu và những học sinh Lật Túc khác không phải liều mạng hằng ngày chỉ để được học hành.
Để không phải đi bộ xa, nhiều người Lật Túc chọn cách băng qua sông bằng hệ thống cáp và ròng rọc. Cô bé Yu trong ảnh cũng không ngoại lệ – Ảnh chụp màn hình SCMP
Sự giúp đỡ của cộng đồng cũng giúp cô bé Yu ngày nào tiến xa hơn trên đường học vấn. Em thi đậu vào Đại học Y khoa Côn Minh của tỉnh Vân Nam và vừa mới tốt nghiệp hồi tháng trước, theo báo South China Morning Post (SCMP).
Từ chối lời đề nghị làm việc từ các bệnh viện ở thành phố lớn, Yu quyết định khăn gói về quê để giúp đỡ được những người khác tại Bệnh viện Nhân dân Nộ Giang từ tháng 9 tới.
“Những người khác cũng sẽ làm như tôi trong trường hợp này. Suốt những năm qua, có rất nhiều người đã giúp đỡ tôi học hành”, Yu chia sẻ với báo SCMP ngày 17-7.
Cô mô tả sự hỗ trợ của cộng đồng sau khi bức ảnh lan tỏa đã thay đổi cuộc đời mình, giống như trong đêm tối tìm thấy được ngọn đèn soi lối.
Yu là một trong nhiều người Lật Túc phải sử dụng hệ thống cáp và ròng rọc làm phương tiện giao thông chính để tiếp cận thế giới bên ngoài trong cuối thập kỷ đầu tiên của năm 2000.
Sự lan tỏa và hiệu ứng của bức ảnh “cô bé dây cáp” đã giúp những cây cầu bắt đầu mọc lên trên khắp vùng quê của Yu.
Hơn 40 dây cáp thép đã được dỡ bỏ và thay thế bằng 36 cây cầu bắc qua dòng Nộ Giang cùng 2 con sông lớn khác ở Vân Nam, sau khi chính quyền địa phương khởi động dự án “Thay cáp thành cầu” vào năm 2011.
Băn khoăn câu hỏi vì sao nhiều y, bác sĩ nghỉ việc
Những câu hỏi từ loạt bài Vì sao nhiều y, bác sĩ nghỉ việc? đăng tải trên Thanh Niên đã khiến nhiều bạn đọc băn khoăn.
Nhiều áp lực
Áp lực công việc, thu nhập giảm sút... là những nguyên nhân khiến nhiều nhân viên y tế nghỉ việc. Gần đây, các y bác sĩ nghỉ việc nhiều hơn, nhất là khi xảy ra đại dịch Covid-19. Sở Y tế Đắk Lắk vừa có báo cáo đánh giá về việc hàng loạt bác sĩ ở Bệnh viện đa khoa vùng Tây nguyên xin nghỉ việc. Tại Đồng Nai, bác sĩ Phạm Văn Dũng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Thống Nhất, cho biết tình trạng y, bác sĩ nghỉ việc đang là vấn đề "đau đầu" của bệnh viện. Tại Bình Dương, giữa cao điểm chống dịch, Sở Y tế Bình Dương từng ban hành văn bản cho biết "không giải quyết đơn xin nghỉ việc của các viên chức tại tất cả đơn vị trực thuộc". Câu chuyện đang xảy ra tại nhiều địa phương, và trong thời gian chờ những điểm đột phá về mặt cơ chế đãi ngộ, việc giữ chân đội ngũ y, bác sĩ hiện vẫn trông vào sự động viên tinh thần.
Áp lực công việc, thu nhập giảm sâu nhưng nhiều y, bác sĩ ở Đà Nẵng vẫn bám trụ công việc. Ảnh AN DY
Bạn đọc (BĐ) Biên Hoàng Đức nhận xét khi các y, bác sĩ cầm bút viết đơn xin nghỉ việc hẳn đó là một sự bất đắc dĩ: "Đó là sự dồn nén của cả một thời gian dài mệt mỏi, cả sự bất lực sau những trăn trở. Nếu chỉ động viên tinh thần thì không giải quyết được những tồn tại vốn có".
Năm 2020, lĩnh vực y tế công của TP.HCM có 597 người nghỉ việc, nhưng từ tháng 1 - 10.2021, có đến 988 người nghỉ việc. Theo Sở Y tế TP.HCM, số nhân viên y tế nghỉ việc rơi vào chủ yếu ở các trạm y tế. Còn tại Đồng Tháp, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, nói: "Dịch bệnh tăng, anh em y tế quá tải, căng thẳng. Một số nhân viên y tế vì lý do sức khỏe và bị áp lực sau thời gian dài chống dịch đã nộp đơn xin nghỉ việc".
BĐ Phu Luu Huu cho biết: "Bản thân tôi là người sát cánh cùng lực lượng y tế trong phòng chống dịch, tôi thấu hiểu những áp lực, vất vả, nguy cơ mà cán bộ, nhân viên y tế phải đối mặt". Thế nhưng, cũng chính BĐ Phu Luu Huu chia sẻ: "Có đi cùng với họ mới thấy xót vô cùng. Cũng cố động viên tinh thần để họ có thêm nghị lực tiếp tục chiến đấu với dịch bệnh. Nhưng chỉ tinh thần thôi thì không đủ". BĐ Luc Hoang băn khoăn: "Liệu có phải sự quan tâm của xã hội đến lực lượng y tế thực sự chưa tương xứng với những gì mà họ đã và đang cống hiến?". BĐ nguyenkhanh phân tích: "Hãy nhìn vào thực tế là họ xin nghỉ việc vì tiền lương, thu nhập ở các cơ sở công quá ít so với công sức họ bỏ ra. Lúc đầu họ vẫn cố gắng ở lại. Nhưng khi tình hình dịch kéo dài, áp lực công việc kinh khủng hơn, nguy cơ nhiều hơn, họ phải chọn cách xin nghỉ việc".
Covid-19 sáng 19.12: Cả nước 1.524.368 ca nhiễm | TP.HCM phát hiện hàng vạn người chưa tiêm vắc xin
Cần lắm một cơ chế đãi ngộ tốt hơn
BĐ Bui Nam cho biết mình từng tham gia chi viện cho các bệnh viện dã chiến: "Khi cần, chúng tôi sẵn sàng có mặt không ngại nguy hiểm gian nan, xa gia đình, đối mặt khó khăn, vất vả. Vậy rồi chi viện có trả lương cho nhân viên y tế không? Tôi đi chống dịch còn bị nợ lương tháng 9, 10 không hề có một lời giải thích. Đó là sự đãi ngộ hay tôn trọng dành cho lực lượng chống dịch hay sao?". Tán thành, BĐ Truc Nguyen thẳng thắn nhận xét: "Động viên chưa đủ, vấn đề chính là tăng lương, tăng thu nhập cho phù hợp. Chỉ cần đãi ngộ bù lại xứng đáng những gì họ đã cống hiến, sẽ níu chân họ được".
BĐ Dương Văn Tuấn đặt ra trách nhiệm của chính các cơ quan quản lý đối với câu hỏi vì sao nhiều y, bác sĩ nghỉ việc: "Tiền lương là điều kiện để nuôi sống gia đình, cũng là điều kiện tối thiểu để tiếp tục lao động. Nên việc các y, bác sĩ nghỉ việc nhiều là câu hỏi và trách nhiệm giải đáp của các cơ quan quản lý. Khi mạng lưới y tế tư nhân phát triển, trả lương hậu hĩnh cho các y, bác sĩ có tay nghề, thì dễ hiểu khi họ dễ dàng thu hút được đội ngũ y tế chất lượng. Trong mùa dịch bệnh vừa qua, áp lực công việc quá lớn, chính sách đãi ngộ đối với lực lượng y tế có phù hợp không?". Một BĐ nêu: "Câu hỏi ở đây là tại sao lương nhân viên y tế công thấp hơn cơ sở y tế tư nhân? Ai cũng biết nhưng có ai dám làm như bệnh viện tư nhân không? Cần lắm một công cụ quản lý hữu hiệu, cần lắm một cơ chế đãi ngộ đội ngũ y tế tốt hơn".
Thực ra rất ít người bỏ nghề, họ chỉ chuyển chỗ làm việc thôi. Nhân lực ngành y tế nói chung vẫn không giảm, nhưng đó mới là vấn đề đối với các cơ sở y tế công lập.
anhkhuong1964
Tại dịch Covid nên có tình trạng bác sĩ, điều dưỡng bỏ việc vì lương thấp mà nguy cơ lây nhiễm cao, chứ bình thường làm sao bỏ việc, vì xin vào các bệnh viện công cũng có dễ dàng đâu.
an vo thanh
Trong thời gian chiến đấu với dịch bệnh vất vả khổ cực, nếu muốn giữ nhân sự thì ngoài lương ra phải bồi dưỡng, thưởng xứng đáng, chứ động viên tinh thần không thôi cũng khó giữ họ ở lại lắm.
Bác sĩ Ấn Độ thực hiện hơn 37.000 ca phẫu thuật miễn phí cho trẻ em Một bác sĩ ở Ấn Độ đã được ca ngợi là anh hùng khi dành phần lớn cuộc đời mình để thực hiện hơn 37.000 ca phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch miễn phí cho trẻ em. Bác sĩ Subodh Kumar Singh. Ảnh: Facebook Sứt môi và hở hàm ếch là những dị tật bẩm sinh xảy ra khi môi hoặc miệng...