CLB Giang Tô sụp đổ, lối thoát nào dành cho Inter Milan?
Mới đây, CLB Giang Tô, Trung Quốc đã tuyên bố đóng cửa do khó khăn về tài chính. Vậy lối thoát nào cho Inter Milan, đội bóng cùng thuộc sở hữu của tập đoàn Suning?
Khó khăn về tài chính của tập đoàn Suning khiến họ phải dừng toàn bộ các hoạt động của các đội bóng thuộc CLB Giang Tô, Trung Quốc, đội đương kim vô địch Chinese Super League. Ngoài đầu tư vào bóng đá ở Trung Quốc, Suning còn là chủ của CLB Inter Milan ở Italia, đội đang dẫn đầu bảng xếp hạng Serie A 2020/21. Vậy tương lai của Inter sẽ như thế nào?
Tập đoàn Suning mua Inter Milan vào năm 2016
Suning đến Inter Milan khi nào?
Suning mua lại cổ phần kiểm soát Inter trong mùa hè năm 2016, họ được chào đón như một chủ sở hữu với tham vọng đưa Inter trở lại là một thế lực của bóng đá châu Âu.
Bất kỳ ai khi mua Inter, họ đều khẳng định tham vọng lớn cùng đội bóng. Ví dụ, cựu chủ tịch Ernesto Pellegrini (1984-1995) chiêu mộ Quả bóng vàng Karl-Heinz Rummenigge, Lothar Matthaus, Jurgen Klinsmann, Andreas Brehme. Massimo Moratti vung tiền cho Paul Ince, Roberto Carlos và Javier Zanetti và không lâu sau ông đã phá kỷ lục chuyển nhượng thế giới cho Ronaldo.
Mặc dù, hiện nay các đội bóng bị Luật công bằng tài chính (FFP) hạn chế, nhưng Suning vẫn cho thấy quyết tâm đầu tư nghiêm túc cho Inter Milan, khác xa so với thời của ông trùm truyền thông Indonesia Erick Thohir. Theo nghiên cứu của Swiss Ramble, trong 5 năm qua, Inter có mức chi tiêu ròng cao nhất ở Italia với 325 triệu euro.
Inter Milan là đội chi nhiều tiền nhất trên thị trường chuyển nhượng 5 năm qua tại Serie A
Sáu tháng sau khi mua Teixeira và Ramires cho Giang Tô tiêu tốn 78 triệu euro, Suning đã chi 40 triệu euro để mua Joao Mario cho Inter, sau đó là 29,5 triệu euro nữa cho cầu thủ tiếp theo từ Brazil, Gabriel Barbosa. Cặp đôi này không phải là những cầu thủ tồi nhưng đã thất bại tại Inter, một đội bóng trong tình trạng thất thường trong giai đoạn đầu Suning tiếp quản.
Inter đã đủ điều kiện tham dự Champions League ở mùa giải thứ hai Suning làm chủ, họ vượt lên trước Lazio vào ngày cuối cùng của mùa giải với chiến thắng đáng nhớ trước đội bóng thành Rome tại Stadio Olimpico. Thành tích ấy thuyết phục Suning thưởng cho huấn luyện viên Luciano Spalletti bản hợp đồng mới có thời hạn 3 năm.
Video đang HOT
Tại bữa tiệc Giáng sinh của câu lạc bộ, Steven Zhang, chủ tịch trẻ nhất của bóng đá châu Âu, đã tự hào nói với mọi người: “Cuối cùng, chúng ta có khả năng nói về việc tiếp cận và chạm vào chiếc cúp bạc mà chúng ta đã nghĩ đến, và Inter đã bỏ lỡ rất nhiều lần. Mỗi trận đấu… mỗi sự kiện… chúng ta sẽ giành chiến thắng”.
Vị chủ tịch của Inter được đào tạo tại Hoa Kỳ, năm nay mới chỉ tuổi 29, anh thường xuyên có mặt tại Milan trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Một lực lượng mới, anh nhận ra tiềm năng của Inter như một thương hiệu phong cách sống (câu lạc bộ sắp công bố logo mới) và studio giải trí. Zhang thành lập Inter Media House, coi giá trị của câu lạc bộ bóng đá là nhà cung cấp nội dung độc đáo.
Dự án của Suning tại Inter đi đến một cấp độ khác. Inter đã chuyển đến các văn phòng mới tại quận Porta Nuova được xây dựng theo phong cách đặc trưng của Milan. Sân tập tại Appiano Gentile đang trong quá trình nâng cấp và việc hợp tác với thành phố Milan đã được ký kết để xây dựng một sân vận động mới. Giuseppe Marotta, cựu giám đốc điều hành của Juventus, đã được mời về tham gia đội ngũ điều hành Inter nhằm phát triển đội bóng mạnh mẽ hơn.
Conte dẫn dắt Inter Milan từ mùa Hè 2019
Sự xuất hiện của Marotta giúp Inter tiếp cận và bổ nhiệm Conte vào năm 2019. Spalletti đưa Inter Milan giành suất dự Champions League một lần nữa, nhưng ông đã bị sa thải 9 tháng sau khi ký hợp đồng mới của mình. Để đi đến quyết định này, Suning cũng đã chấp nhận bỏ ra 25,8 triệu euro phí đền bù hợp đồng.
Và Conte cũng không hề rẻ khi ông là huấn luyện viên được trả lương cao nhất ở Serie A, với mức lương 11 triệu euro có vẻ Conte đang ngang lương với các đồng nghiệp như Andrea Pirlo của Juventus, Gian Piero Gasperini của Atalanta, Paulo Fonseca của Roma và Stefano Pioli của Milan.
Trong hơn hai năm qua, Inter Milan cũng mua sắm rất nhiều cầu thủ. Đáng chú ý nhất phải kể tới là bản hợp đồng kỷ lục của CLB Romelu Lukaku, trị giá 74 triệu euro. Nhờ những khoản đầu tư mạnh tay của Suning, Inter Milan giờ đây đang đi đúng hướng họ mong muốn. Đội bóng này đang dẫn đầu Serie A và đứng trước cơ hội lớn vô địch giải đấu sau 12 năm chờ đợi.
Inter Milan đang đứng đầu Serie A với 59 điểm sau 25 vòng đấu, hơn AC Milan năm điểm
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 với Inter
Các sân vận động đóng cửa, đó là vấn đề với Inter, bởi mức chứa trung bình 65.800 chỗ tại San Siro là lớn nhất ở Serie A. Trong mùa giải này, câu lạc bộ ước tính tác động tiêu cực đến doanh thu từ việc bán vé và các khoản thu khác quanh khu vực sân vận động, lên tới 60 triệu euro. Trong khi Sky Italia đã giữ lại khoản tiền 130 triệu euro bản quyền truyền hình mùa trước.
Những khó khăn khác bao gồm việc một số nhà tài trợ không gia hạn các hợp đồng hiện có hoặc đàm phán lại, gia hạn với những giá trị thấp hơn khiến doanh thu của Inter càng sụt giảm. Nhà tài trợ áo đấu lâu đời và mang tính biểu tượng của Inter, Pirelli sẽ không xuất hiện trên áo đấu từ mùa giải tới lần đầu tiên kể từ năm 1995, vì thế câu lạc bộ đang tìm kiếm một hợp đồng tài trợ mới.
Khoản lỗ 102 triệu euro đã được công bố trong kết quả tài chính năm qua của Inter trở thành một trong những khoản lỗ lớn nhất của câu lạc bộ bóng đá châu Âu. Đó là điều đáng lo. Nhìn quanh sẽ thấy không còn nhiều đòn bẩy kinh tế cho Inter có thể sử dụng để giảm bớt khó khăn khăn về tài chính, bao gồm nhiều khoản nợ đến hạn phải thanh toán.
Việc huy động vốn thông qua chuyển nhượng cầu thủ luôn phức tạp, với việc thị trường đang trải qua một đợt suy thoái nghiêm trọng khiến Inter cũng không dễ bán bớt cầu thủ với giá trị họ mong muốn. Như Greg Carey của Goldman Sachs phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Business of Football của Financial Times vào tháng trước: “Rất nhiều câu lạc bộ sử dụng thị trường chuyển nhượng để bổ sung dòng tiền cơ bản của họ. Nhưng bây giờ thì không ai có tiền”.
Quỹ lương của Inter đã phình to gấp rưỡi trong 5 năm gần đây
Điều gì có thể xảy ra tiếp theo cho Inter?
Sau khi Steven Zhang nói các thông tin về việc Suning bán câu lạc bộ là “hoàn toàn vô căn cứ”, mọi việc đã dịu đi, có vẻ như Suning chưa muốn bán Inter vào thời điểm hiện tại.
Trong phần cuối hội nghị công bố kết quả tài chính mới nhất của Inter vào ngày 26/2 vừa qua, có đề cập nhật về việc tìm kiếm đối tác hợp tác mới, nhằm tăng cường doanh thu cho đội bóng. “Là một phần của cơ cấu vốn và quản lý thanh khoản đang diễn ra, chúng tôi đang đàm phán để đưa ra các giải pháp về mặt này”.
Một trong số đó, theo báo cáo của Financial Times, Inter đang gấp rút huy động 200 triệu đô la tiền mặt khẩn cấp. Một cách khác là Suning từ bỏ quyền kiểm soát đội bóng hoặc bán bớt cổ phần câu lạc bộ chỉ vài tháng trước khi Inter có thể lên ngôi vô địch. “Suning đã xác nhận cam kết của mình đối với sự hỗ trợ tài chính liên tục cho câu lạc bộ dù có hoặc không có hỗ trợ bổ sung từ bên ngoài, nhưng việc tìm đối tác cũng cần hợp lý và thận trọng”, lời kêu gọi cho hay. “Với ý nghĩ đó, Suning đã chỉ định các cố vấn chủ chốt ở châu Á để tìm đối tác phù hợp, có thể là bằng cách rót vốn cổ phần hoặc cách khác. Các cuộc trao đổi với các đối tác tiềm năng quan trọng vẫn đang diễn ra”.
Chủ tịch của Inter Milan, Steven Zhang
Có ai muốn mua Inter?
Tập đoàn tư nhân BC Partners có trụ sở tại London đã đàm phán với Inter nhưng thời hạn để đồng ý một thỏa thuận mua bán đã hết hạn. Sau khi thực hiện thẩm định của câu lạc bộ, BC có lợi thế hơn bất kỳ nhà đầu tư tiềm năng nào khác, bởi họ sẽ mất nhiều thời gian để kiểm tra các vấn đề của Inter.
Tuy nhiên, dường như các cổ đông của BC Partners cũng đang chia rẽ ý kiến về việc thu mua Inter. Một chuyên gia trong ngành nói: “Tôi không thấy cách họ làm có thể thành công nhìn từ góc độ lợi nhuận. Các con số không hoạt động. Làm thế nào bạn có thể trả 700 triệu euro hoặc một tỷ euro, hoặc bất kể giá họ muốn là bao nhiêu, cho một thứ đang thua lỗ hàng trăm triệu? Làm thế nào bạn có thể hoàn vốn và giả sử rằng bạn có thể bán được thứ này với giá gấp hai hoặc ba lần số tiền đã đầu tư? Đây là những gì các cổ đông của nhà đầu tư yêu cầu để một khoản đầu tư được chấp thuận. Bạn phải đưa ra một khả năng cho ủy ban đầu tư thấy rằng bạn có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba số tiền trong vòng bốn hoặc năm năm”.
Những người khác lạc quan hơn và nhìn thấy tiềm năng to lớn ở Inter, đó là một lý do khác khiến Suning có lẽ chỉ từ bỏ câu lạc bộ một cách miễn cưỡng. Một cố vấn M&A giàu kinh nghiệm đã nói với những người phản đối rằng câu lạc bộ có thể trị giá 3 tỷ euro trong cùng một khung thời gian. Có quan điểm cho rằng các câu lạc bộ Serie A được định giá thấp hơn so với Premier League và con đường dẫn đến lợi nhuận ở Inter được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ hơn.
Tóm lại có thể thấy Suning đang cố gắng huy động tiền cho Inter, bất chấp họ vừa đóng cửa Giang Tô, nhưng Inter sẽ có một vị thế khác. Trong trường hợp không thể bổ sung đủ tiền từ các đối tác để đội bóng hoạt động, Suning mới phải bán bớt cổ phần hoặc bán hết. Vì vậy khả năng Inter “đóng cửa” như Giang Tô sẽ không xảy ra bởi ít ra vẫn có nhà đầu tư muốn thay thế Suning sở hữu đội bóng. Tuy nhiên, việc chuyển giao đội bóng hoặc đầu tư cũng không phải chuyện của một vài ngày, cho nên tương lai của Inter vẫn nhuốm màu u ám.
Tiết lộ: Không chỉ MU, "chúa chổm" Inter còn nợ khắp châu Âu với tổng 200 triệu euro
Sau khi truyền thông Anh đăng tin Inter Milan sắp bị Man United... siết nợ, thì Swiss Ramble khẳng định CLB của tập đoàn Suning không chỉ nợ mỗi Quỷ đỏ.
Những ngày qua, bóng đá Trung Quốc ngỡ ngàng khi tập đoàn Suning "rút ống thở" cho Giang Tô - đội bóng mới chỉ vài tháng trước lên ngôi vô địch. Suning thậm chí còn rao bán CLB này với mức giá... 1 euro tượng trưng, cho bất kỳ đối tác nào chấp nhận gánh khoản nợ... 70 triệu euro.
Chưa hết, Inter - đội bóng cũng thuộc sở hữu của tập đoàn này, cũng đang chưa trả hết phí chuyển nhượng cho Man United trong thương vụ Romelu Lukaku. Theo điều khoản hợp đồng 2 bên, khi Nerazzurri không có khả năng thanh toán đúng thời hạn, họ sẽ ngay lập tức trở thành "con nợ" với khoản tiền còn lại.
Inter Milan vẫn nợ MU tiền chuyển nhượng Romelu Lukaku và không có khả năng thanh toán
Theo đó, Inter mới chỉ trả cho MU khoản 30 triệu euro, và còn nợ 50 triệu euro nữa. Với việc từ đối tác trở thành con nợ, đồng nghĩa khoản 50 triệu euro này của Inter sẽ không còn được ưu ái trả sau, mà sẽ trở thành khoản lãi chồng lãi. Cũng có thông tin cho rằng, MU sẽ "siết nợ" bằng cách ép Inter đưa Milan Skriniar hoặc Lautaro Martinez để cân bằng thoả thuận.
Bên cạnh đó, thông tin từ Swiss Ramble (một blog của Thuỵ Sỹ chuyên về bóng đá), thì Inter còn nợ tới... hơn 10 đối tác nữa. Ngoài khoản nợ Man United 50,6 triệu euro, những chủ nợ còn lại của đại diện Italia là Cagliari (26,4 triệu), Sassuolo (21,2 triệu), Hertha Berlin (13,4 triệu),... với khoản nợ tổng cộng 207,5 triệu euro.
"Đồng hương" với Man United là Tottenham cũng bị Inter "vay tiền" chiêu mộ Chris Eriksen với con số 12,4 triệu euro chưa trả hết. Nếu tình hình này tiếp diễn, đội bóng dẫn đầu Serie A cần phải tìm phương án thanh toán nợ, hoặc có điều kỳ diệu nào đó giúp họ có một ông chủ mới lắm tiền nhiều của.
Đi tìm nguyên nhân khiến đội vô địch Trung Quốc Giang Tô sụp đổ Vào ngày 28/02 vừa qua, Giang Tô đã tuyên bố dừng mọi hoạt động liên quan tới bóng đá. Vậy đâu là nguyên nhân chính khiến đội bóng đương kim vô địch quốc gia Trung Quốc phải dừng hoạt động? CLB Giang tô (Jiangsu FC) thuộc sở hữu của tập đoàn Suning, một tập đoàn đa lĩnh vực của Trung Quốc, tuy nhiên...