Chuyện về những lớp học đặc biệt!
Vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống, cô gái nhỏ bé đó bằng nghị lực chiến thắng bản thân mình đã luôn cố gắng học tập, trau dồi kiến thức.
Với mong muốn đem lại cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, các em khuyết tật thêm niềm tin và động lực vào cuộc sống, nhiều thầy cô giáo đã dành trọn tâm huyết của mình để mở những lớp học “đặc biệt” và cố gắng duy trì trong nhiều năm qua.
Trên mọi miền Tổ quốc, mỗi người, với mỗi câu chuyện khác nhau, các thầy cô đã cùng nhau lan tỏa những hành động đẹp, ý nghĩa.
Cô giáo xương thủy tinh
Ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, tấm gương về cô gái khuyết tật Nguyễn Thị Ngọc Tâm được nhiều người biết đến và ca ngợi. Tâm mắc bệnh xương thủy tinh bẩm sinh nên cơ thể co quắp, không thể đi lại. Từ nhỏ đến lớn, cô luôn phải chịu nhiều đau đớn do căn bệnh này mang lại, mọi sinh hoạt cá nhân đều gắn liền với chiếc xe lăn. Cho đến nay, Tâm đã 30 tuổi nhưng chỉ nặng vỏn vẹn 15kg, thân hình như một trẻ nhỏ.
Nguyễn Thị Ngọc Tâm (giữa) nhận Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia năm 2020. (Ảnh: Cao Tiến)
Vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống, cô gái nhỏ bé đó bằng nghị lực chiến thắng bản thân mình đã luôn cố gắng học tập, trau dồi kiến thức. Tâm chia sẻ, ước mơ lớn nhất của cô là được làm cô giáo, mang tri thức tới cho các em học sinh. Không thể đứng trên bục giảng như các giáo viên khác, Tâm hiện thực mong muốn của mình bằng cách mở lớp học miễn phí ngay tại nhà để phụ đạo cho các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 8 gần nhà.
Người bình thường làm cô giáo đã vất vả, với Tâm thì điều ấy còn khó khăn gấp nhiều lần. Vậy mà, trong 16 năm qua, cô giáo khuyết tật đó vẫn luôn bền bỉ gắn bó với lớp học nhỏ của mình. Một lớp học đặc biệt 5 “không”: Không phấn, không bảng, không bục giảng, không giáo án và không học phí, nhưng lớp học ấy luôn đầy ắp sự yêu thương, cô và trò luôn tíu tít bên nhau. Tiếng lành đồn xa, ngày càng có nhiều học sinh ở địa phương và các vùng lân cận đến xin học ở lớp của cô Tâm.
Không chỉ có lớp học, Tâm còn mở một thư viện nhỏ và lập quỹ học bổng “Ngọc Tâm thủy tinh” để khích lệ các em học tập tốt hơn. Không phụ công sức và tấm lòng của Tâm, nhiều em từng được cô kèm học sau này đã đỗ vào các trường đại học khác nhau, có em còn được chọn vào trong các đội tuyển đi thi học sinh giỏi ở huyện, tỉnh. Với Tâm, đây là nguồn động lực giúp cô có thêm niềm tin, có thêm sức khỏe để tiếp tục giúp đỡ những thế hệ học sinh tiếp theo.
Bà Ba với lớp học tình thương
Ngày đi bán vé số, chiều tối lại đến lớp học tình thương để dạy, đó là câu chuyện về bà Nguyễn Thị Ba ở thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương). Dù đã bước sang tuổi 72, nhưng bà vẫn rất nhiệt huyết với công việc mang con chữ đến gần hơn với những trẻ em nghèo, trẻ có hoàn cảnh không may mắn tại địa phương.
Bà Ba trước đây là giáo viên, sống một mình không lập gia đình, sau khi nghỉ hưu, bà đi bán vé số để có thêm thu nhập. Trên đường đi bán vé số, bà gặp nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, phải mưu sinh từ sớm, không có điều kiện đi học. Biết được mong muốn được đi học của các em, bà trăn trở tìm cách để giúp.
Năm 2016, bà Ba tham gia giảng dạy ở lớp học tình thương phường Phú Cường, đồng thời động viên nhiều trẻ lang thang, cơ nhỡ đến lớp học. Lớp có khoảng 20 em với nhiều độ tuổi khác nhau, học vào 5 giờ chiều mỗi ngày và hoàn toàn miễn phí.
Tại đây, các em được dạy đọc, viết và được bà Ba cũng như các thầy cô giáo khác chia sẻ những câu chuyện ý nghĩa trong cuộc sống, những câu chuyện thực tế về bài học “làm người” nhân nghĩa, giàu lòng yêu thương và sự chia sẻ. Qua đó, tạo cho các em có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống, nghị lực vượt qua khó khăn, phấn đấu trở thành người có ích trong xã hội.
Đặc biệt, bà Ba với tình thương cho con trẻ, bà luôn cố gắng dành dụm những đồng lương và thu nhập thêm của mình để giúp đỡ các em học sinh ở lớp học; kêu gọi các nhà hảo tâm ủng hộ cho các em. Mỗi tháng, bà hỗ trợ mỗi em học sinh 5 cân gạo; mỗi ngày đều đến sớm trước khoảng 1 tiếng để chuẩn bị bữa ăn chiều do nhà hảo tâm tài trợ cho lớp.
Lớp võ cho trẻ tự kỷ
Tại thành phố Hồ Chí Minh, võ sư Lê Hoàng Mai (45 tuổi) cũng dành tâm huyết của mình để giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh không may mắn. Trong 15 năm qua, anh vẫn luôn duy trì lớp dạy võ Aikido miễn phí dành riêng cho trẻ tự kỷ, trẻ mắc bệnh Down, trẻ bị khuyết tật bẩm sinh không thể tự đi đứng, sinh hoạt…
Lớp học được tổ chức nhằm giúp các bạn nhỏ cải thiện khả năng vận động, giao tiếp, học tập và sinh hoạt, từ đó tự tin hòa nhập với cộng đồng. Phương án giảng dạy được thực hiện phù hợp với từng em sao cho vừa dễ dàng, vừa an toàn, làm cho bé khỏe hơn theo từng giai đoạn, kết hợp với phương pháp mát-xa, đả thông kinh huyệt.
Anh Mai chia sẻ, việc dạy võ cho trẻ bình thường đã khó, dạy cho trẻ bị khuyết tật vận động còn khó hơn rất nhiều, đôi khi hướng dẫn nhưng các em không hiểu, hoặc không tập trung. Vì thế, hướng dẫn cho các em cần hết sức kiên nhẫn, nhẹ nhàng và kiên trì. Quan trọng nhất là tấm lòng nhân ái, coi các em như người thân của mình để dành trọn yêu thương, sự đồng cảm.
Với anh, động lực để anh có thể duy trì công việc thiện nguyện này hơn chục năm qua chính là sự tiến bộ từng ngày của các em, không chỉ sức khỏe của các em được cải thiện mà tâm sinh lý cũng ổn định hơn nhiều, có thể giao tiếp với thầy và các bạn trong lớp. Đặc biệt, sự tin tưởng của các em và gia đình các em là hạnh phúc lớn nhất mà anh nhận được khi thực hiện công việc ý nghĩa này.
Với những đóng góp tích cực của mình, “bà giáo” Nguyễn Thị Ba, cô giáo xương thủy tinh Nguyễn Thị Ngọc Tâm và thầy giáo dạy võ Lê Hoàng Mai vinh dự là 3 trong số 10 cá nhân tiêu biểu được trao Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia năm 2020. Giải thưởng do Trung ương Đoàn Thanh niên ,Trung tâm Tình nguyện Quốc gia trao tặng cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động tình nguyện vì cộng đồng./.
Cô giáo xương thủy tinh mở lớp học miễn phí
Suốt 16 năm qua, cô giao xương thuy tinh vẫn miệt mài truyền dạy tri thức va cảm hứng, nghị lực sống cho rất nhiều bạn trẻ.
Nhắc đến cô gái Nguyễn Thị Ngọc Tâm, người dân thôn Trại 4, xã Yên Quang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định không ai là không biết đến cô gái đã 30 tuổi chỉ nặng vỏn vẹn 15kg nhưng có nghị lực phi thường.
Mắc căn bệnh xương thủy tinh bẩm sinh nên từ khi chào đời đến nay, cô phải chịu nhiều đau đớn do căn bệnh này gây ra. Lúc mới lọt lòng mẹ, một chân của Tâm bị quặt ngược lên bụng không thể duỗi thẳng. Đến năm 2 tuổi mới được phẫu thuật, lúc này chân đã có thể duỗi nhưng Tâm vẫn không thể đi lại. Không những vậy, càng lớn Tâm lại bị thêm nhiều bệnh khác như tim, phổi, phế quản, dạ dày khiến sức khỏe cô mỗi ngày một yếu.
Bệnh tật dày vò, thế nhưng mong ước được đến lớp đến trường và trở thành cô giáo của cô bé xương thủy tinh chưa bao giờ tắt. Năm 8 tuổi Tâm mới được đi học lớp 1, với bản tính thông minh cộng thêm sự cần cù không phụ lòng ông bà, cha mẹ và thầy cô 9 năm đi học Tâm luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Tâm
Con đường học tập của Tâm phải dừng lại khi Tâm bước vào cấp 3, nhà xa trường 15km nênTâm phải chấp nhận nghỉ học ở nhà vì sức khỏe yếu và gia đình lúc này cũng chưa có xe máy đưa đón, phần cũng vì đường xa nên gia đình cũng sợ Tâm xảy ra bất trắc.
Làm cô giáo là ước mơ lớn nhất của Tâm. Nhưng biết căn bệnh mình mang không có cách nào chữa khỏi nên từ nhỏ Tâm đã chấp nhận sống chung với nó và hiện thực hóa ước mơ theo cách của riêng mình.
Không thể đứng trên bục giảng được, để giúp ích cho đời, cũng là thực hiện ước mơ được làm cô giáo của mình, Tâm quyết định mở lớp học miễn phí ngay tại nhà để kèm cặp các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 8 gần nhà hoặc những ai cần Tâm giúp đỡ.
Người bình thường làm cô giáo đã khó, còn với Tâm thì điều ấy còn khó gấp hơn vạn lần. Ấy thế mà trong 16 năm qua đã có hàng trăm em học sinh được Tâm dạy học, không chỉ những em học sinh ở gần nhà mà ngay cả những em học sinh nhà cách xa hơn 20km cũng tìm đến lớp học của Tâm. Một lớp học đặc biệt 5 không: không phấn, không bảng, không bục giảng, không giáo án và không học phí, nhưng lớp học ấy luôn đầy ắp sự yêu thương, cô và trò luôn tíu tít bên nhau.
Lớp học luôn đầy ắp các em học sinh
Nhiều người hỏi không thu học phí thì việc duy trì lớp học có khó khăn gì không ?, Tâm trả lời không chút do dự "Thực ra mình nghĩ nếu chúng ta nghĩ nó là khó khăn thì nó sẽ là khó khăn, còn mình nghĩ đó là những điều mình cần phải vượt qua thì nỗ lực hơn nữa sẽ vượt qua được, chỉ cần là mình còn có thể nói được và các em học sinh còn yêu mến cô thì mình sẽ tiếp tục chặng đường của mình".
Không chỉ có lớp học, Tâm còn mở một thư viện nhỏ và lập quỹ học bổng Ngọc Tâm thủy tinh để khích lệ các em học tập tốt hơn. Không phụ công sức và tấm lòng của Tâm, nhiều em từng được Tâm kèm cặp sau này đã đỗ vào các trường Đại học danh tiếng tại Hà Nội. Nhiều em nhỏ khác cũng được chọn vào trong các đội tuyển đi thi học sinh giỏi ở huyện, tỉnh. Với Tâm, đây là nguồn động lực giúp Tâm có thêm niềm tin, có thêm sức khỏe để tiếp tục giúp đỡ những em học sinh khác.
Cho đến bây giờ Tâm luôn vui vẻ lạc quan để sống, "tương lai điều gì đến sẽ đến, còn hôm nay chúng ta hãy cứ luôn vui vẻ". Tâm mong mình có sức khỏe để có thể tiếp tục làm công việc yêu thích. Có thêm cơ hội truyền cảm hứng cho những người có hoàn cảnh không may mắn như em có thêm niềm tin vào cuộc sống. Không quan trọng bạn sống lâu quan trọng là phải sống ý nghĩa. Vì sống không có nghĩa chỉ là tồn tại.
Hành trình "không gì là không thể" của Nguyễn Thị Ngọc Tâm và chặng đường 16 năm dạy học miễn phí trong chương trình Nối trọn yêu thương đã được nhiều khán giả ngưỡng mộ.
Là một khán giả và cũng là người đồng hành cùng chương trình Nối từ những số đầu tiên, bà Trần Uyên Phương - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã rất cảm kích trước nghị lực của Tâm: "Chào Ngọc Tâm, rất khó hình dung em là một cô bé 30 tuổi nhưng chỉ nặng 15kg. Đối với chị, em là một cô bé có một nụ cười rất xinh và tràn đầy năng lượng để truyền cho mọi người xung quanh. Với ước mơ và khát vọng làm cô giáo, em đã truyền động lực cũng như là thay đổi thái độ sống cho những bạn trẻ và em cũng truyền năng lượng cho rất nhiều người trong đó có chị. Chị mong rằng món quà của Tân Hiệp Phát sẽ là một phần động viên, cũng như đồng hành với em trong cuộc sống".
Muốn cống hiến cho xã hội thì trước tiên phải hoàn thiện bản thân Lưu Hằng hiện đang là sinh viên năm ba chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Vinh. Thời học sinh, năm lớp 9 từng đạt danh hiệu học sinh giỏi môn Giáo dục Công dân cấp huyện. Lên Đại học năm thứ nhất đạt giải nhì cuộc thi ảnh tân sinh viên trường Đại học Vinh. Ngoài giờ học Hằng thường...