Chuyện về những giáo viên vừa làm thợ, vừa làm thầy
Để trở thành những người thầy giỏi, đa số giáo viên giáo dục nghề nghiệp vừa làm thợ, vừa làm thầy. Và những nhà giáo mà phóng viên Báo Hànộimới có dịp gặp gỡ, trò chuyện dưới đây là minh chứng tiêu biểu.
Giáo viên Nguyễn Thị Bích Thủy (bên phải) hướng dẫn học sinh lớp 41CK3 thực hành kỹ thuật tiện vào sáng 27-11-2020.
Cô giáo dạy nghề cơ khí và 18 năm truyền lửa đam mê
Phóng viên Báo Hànộimới gặp cô Nguyễn Thị Bích Thủy (sinh năm 1981), giáo viên khoa Cơ khí chế tạo, Trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội tại xưởng thực hành của nhà trường vào sáng 27-11-2020. Trong trang phục bảo hộ lao động, cô Thủy miệt mài hướng dẫn học sinh lớp 41CK3 thực hành kỹ thuật tiện. Nếu không chứng kiến tận mắt, ít ai biết rằng, cô giáo có vẻ ngoài nhẹ nhàng, nhỏ nhắn Nguyễn Thị Bích Thủy đã dành trọn niềm đam mê, tâm huyết với nghề cơ khí suốt 18 năm qua.
Cô Thủy cho biết, từ nhỏ, cô luôn thích tìm hiểu về các thiết bị máy móc, kỹ thuật. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông vào năm 1999, cô Thủy có sự lựa chọn khác biệt với đại đa số bạn bè, đó là thi vào khoa Cơ khí, Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (nay là Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên).
“Quyết định của tôi bị gia đình, người thân, bạn bè phản đối. Bởi, theo suy nghĩ của nhiều người, nghề cơ khí phù hợp với nam giới. Phụ nữ theo nghề này vừa vất vả, vừa khó thành công”, cô Thủy nhớ lại.
Video đang HOT
Tin tưởng vào sự lựa chọn của bản thân, Nguyễn Thị Bích Thủy học nghề cơ khí để lập nghiệp bằng tất cả nhiệt huyết, đam mê. Ra trường với kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, cô trở thành giáo viên dạy thực hành tại khoa Cơ khí chế tạo, Trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội từ năm 2002 đến nay.
Gắn bó với sự nghiệp dạy nghề, rèn người suốt thời gian qua, cô Thủy đã trao truyền tình yêu nghề cơ khí cho nhiều thế hệ học trò, luôn dạy học với tinh thần: Lấy người học làm trung tâm, lấy sản ph ẩm thực hành của học sinh, sinh viên để đánh giá chất lượng giảng dạy. Ngoài những kiến thức có trong chương trình, giáo trình, cô Thủy dành nhiều thời gian để nghiên cứu phương pháp giảng dạy mới, phù hợp với sự vận động, phát triển của xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tại Hội giảng Nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp thành phố Hà Nội năm 2020 (diễn ra từ ngày 9 đến 13-11 vừa qua), bài giảng “Tiện thô trục bậc bằng phương pháp phân tầng” của cô đã xuất sắc giành giải Nhất.
Theo Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội Tạ Văn Xã, với vai trò là người định hướng, dẫn dắt, cô Nguyễn Thị Bích Thủy cùng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường không ngừng sáng tạo, đầu tư thiết kế bài giảng linh hoạt, giúp người học vừa nắm vững kiến thức nền tảng, vừa đủ khả năng lĩnh hội kiến thức, kỹ năng mới.
Người đưa kiến thức thực tế vào từng bài giảng
Một cô giáo khác dành trọn nhiệt huyết, đam mê cho mỗi giờ giảng mà chúng tôi gặp gỡ trong những ngày cuối tháng 11-2020 là cô giáo Lê Ngọc Tú (sinh năm 1982), khoa Kỹ thuật chế biến món ăn, Trường Trung cấp nghề Nấu ăn – Nghiệp vụ du lịch và Thời trang Hà Nội. Mỗi giờ lên lớp, dù là tiết học lý thuyết hay thực hành, cô Tú luôn nhắc nhở học sinh chú ý tạo phong cách, dấu ấn riêng cho từng món ăn.
Giáo viên Lê Ngọc Tú (người ôm bó hoa) giành giải Nhất tại Hội giảng Nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp thành phố Hà Nội năm 2020 với bài giảng tích hợp: Tôm chiên hoàng bào
Trao đổi với chúng tôi, cô Lê Ngọc Tú cho hay, nấu ăn tưởng là công việc đơn giản, nhưng để tạo ra món ăn hấp dẫn thì người đầu bếp phải thực hiện quy trình chế biến bằng tất cả sự tập trung, tâm huyết. Ngoài ra, món ăn phải kết hợp được các giá trị cơ bản: Dinh dưỡng, thẩm mỹ, văn hóa… Với suy nghĩ ấy, cô Tú không cho phép bản thân ngừng học hỏi.
“Tôi luôn học bạn bè, đồng nghiệp, nghiên cứu sách vở, xem các chương trình hướng dẫn nấu ăn trên internet, đăng ký tự học thực hành tại các nhà hàng, khách sạn uy tín, mỗi năm ít nhất từ 3-4 tuần để trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm. Toàn bộ kiến thức tích lũy được tôi đều truyền lại cho học trò”, cô Tú nói.
Từ một học sinh học nghề nấu ăn ngắn hạn tại Trường Trung cấp nghề Nấu ăn – Nghiệp vụ du lịch và Thời trang Hà Nội, rồi làm nhân viên cho một số nhà hàng, khách sạn, cô Tú trở thành giáo viên tại ngôi trường đã học nghề từ năm 2003 đến nay. Tại Hội giảng nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp thành phố Hà Nội năm 2020, cô Lê Ngọc Tú giành giải Nhất với bài giảng tích hợp chủ đề “Tôm chiên hoàng bào”.
Đối với người học, cô Tú là người thắp lên ngọn lửa đam mê nghề nghiệp cho nhiều thế hệ. “Chúng em học hỏi được ở cô Lê Ngọc Tú tinh thần làm nghề nghiêm túc, cầu thị; học đi đôi với thực hành…”, học sinh Phạm Đức Huy, lớp NA1, khoa Kỹ thuật chế biến món ăn chia sẻ.
Cũng nhờ việc thường xuyên “lăn vào thực tế để làm thợ”, cô Tú nhận ra, hiện nay, không gian chế biến món ăn tại các nhà hàng, khách sạn có nhiều điểm khác biệt so với không gian giảng dạy tại nhà trường. Điều này khiến người học khó đáp ứng tốt yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp. Từ sự nhìn nhận đó, cô Tú đang dày công nghiên cứu xây dựng giáo trình môn lý thuyết chế biến món ăn cho phù hợp với tình hình mới.
Ngoài những gương mặt nêu trên, thành phố Hà Nội có rất nhiều nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tận tâm với nghề. Họ đã góp phần quan trọng đào tạo ra lực lượng lao động vững chuyên môn, giỏi tay nghề, đáp ứng được yêu cầu sử dụng nhân lực thời kỳ hội nhập, phát triển.
TPHCM: Trường mầm non khai giảng ngày 5-9, tổ chức bán trú từ ngày 7-9
Sở GD-ĐT TPHCM vừa có văn bản gửi trưởng phòng GD-ĐT 24 quận, huyện và hiệu trưởng các trường mầm non trực thuộc về hướng dẫn một số nội dung đầu năm học 2020-2021.
Theo đó, Sở GD-ĐT TPHCM đề nghị phòng GD-ĐT các quận, huyện hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện một số nội dung hoạt động đầu năm học 2020-2021 gồm: tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; đảm bảo công tác vệ sinh, khử khuẩn, sắp xếp gọn gàng môi trường cảnh quan trong và ngoài nhóm, lớp, nhà trường; đồng thời giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe của trẻ và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
Ngày 5-9-2020, các trường mầm non đồng loạt tổ chức ngày hội "Bé vui đến trường" với nhiều hình thức đa dạng, phong phú phù hợp điều kiện của từng cơ sở giáo dục mầm non, bố trí các hoạt động hợp lý với tình hình mới nhưng vẫn tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho học sinh.
Trường mầm non tổ chức bán trú từ ngày 7-9
Trường mầm non sẽ tổ chức cho trẻ ăn bán trú từ ngày 7-9.
Công tác đón học sinh mới đối với các lớp nhà trẻ cần có sự trao đổi với cha mẹ trẻ về thời gian cho trẻ làm quen với môi trường mới, hướng dẫn các biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi với chế độ sinh hoạt của nhà trường. Tổ chức nhận trẻ theo từng đợt.
Đối với trẻ mẫu giáo, giáo viên tiếp tục hướng dẫn trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên cho trẻ rửa tay với xà phòng và nhắc nhở trẻ tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng, tiếp tục cho trẻ củng cố và thực hiện một số kỹ năng tự phục vụ trong sinh hoạt.
Các trường cần xây dựng, ổn định và duy trì nề nếp nhóm, lớp đầu năm, đảm bảo đủ giáo viên/nhóm, lớp theo quy định. Ngoài ra, trường học phải triển khai các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn trường học, nhất là trong khung giờ đón và trả trẻ.
Trường học thực hiện công khai các khoản thu đầu năm học theo quy định hiện hành, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.
Bộ GD-ĐT: Cả nước khai giảng trực tiếp hoặc trực tuyến vào sáng 5.9 Bộ GD-ĐT yêu cầu lễ khai giảng được tổ chức thống nhất trên cả nước vào sáng 5.9. Tuy nhiên, căn cứ tình hình dịch Covid-19 tại địa phương, các trường có hình thức tổ chức khai giảng phù hợp. Bộ GD-ĐT yêu cầu tổ chức khai giảng thống nhất trên cả nước vào sáng 5.9 - ẢNH M.C Văn bản hướng dẫn...