Chuyện về lớp chuyên Toán đầu tiên của Quảng Bình
Vượt qua bao gian khổ của chiến tranh, những người con ưu tú của Quảng Bình đã cố gắng học tập để phục vụ cho công cuộc xây dựng quê hương, đất nước. Giờ đây, sau hơn nửa thế kỷ, những cô, cậu học trò ngày ấy cùng nhau ôn lại kỷ niệm với biết bao tự hào.
Đó là tên gọi của lớp phổ thông năng khiếu về Toán đầu tiên của tỉnh Quảng Bình. Lớp học này được Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương mở nhằm nhằm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn đầu vào cho các trường đại học ở trong và ngoài nước, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc xây dựng đất nước.
Ông Nguyễn Chất (SN 1935), Nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Bình là một trong những người đầu tiên phát triển lớp Toán này. Thời điểm đó, ông Chất là Tổ trưởng Tổ chuyên môn của Ty Giáo dục Quảng Bình.
“Lớp Toán đầu tiên mở ra vào năm 1965, theo chủ trương của Bộ Giáo dục. Lớp có tất cả 34 học sinh, thuộc Trường cấp 3 Quảng Bình. Những em được chọn vào lớp Toán đặc biệt này đều là học sinh giỏi Toán cấp 2, có điểm thi tốt nghiệp môn đạt loại giỏi, đồng thời có kết quả tổng kết học kỳ 1 lớp 8 đạt loại giỏi”, ông Chất chia sẻ.
Trong ký ức của ông Nguyễn Đăng Vinh, trú phường Hải Đình, TP Đồng Hới, theo học tại “lớp Toán đặc biệt” là quãng thời gian không thể nào quên
Trước sự tàn phá ác liệt của chiến tranh, lớp Toán lúc bấy giờ đã phải sơ tán lên xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, sau đó lên huyện miền núi Minh Hóa. Nơi học tập là những căn nhà hầm nửa chìm, nửa nổi trên những sườn đồi, kết nối với ngôi làng bởi những con hào dài.
Video đang HOT
Trong ký ức của ông Nguyễn Đăng Vinh, trú phường Hải Đình, TP Đồng Hới, theo học tại “lớp Toán đặc biệt” là quãng thời gian không thể nào quên. Lúc đó ông Vinh là lớp trưởng của lớp chuyên Toán này.
Ông Vinh cho biết, dù ngày nắng thì nóng bức, ngày mưa thì nước chảy tràn vào hầm rất nhiều, nhưng thầy và trò vẫn cố gắng làm sao cho tấm bảng không bị ướt để phục vụ cho việc dạy và học, áo quần ướt sũng, chân ngâm trong bùn. Nhưng những con người đặc biệt ấy vẫn vượt qua những khó khăn để tiếp thu thật nhiều kiến thức.
Ông Vinh cùng những người bạn, người thầy của mình đã vượt qua mọi hiểm nguy của bom đạn, gian truân của những cuộc sơ tán để quyết tâm học tập, mong mai sau phục vụ cho quê hương đất nước.
“Tinh thần học tập của lớp rất cao và lúc nào cũng tạo nên một không khí thi đua sôi nổi. Ngoài nguồn sách giáo khoa, nguồn tài liệu tham khảo chủ yếu là tờ “Toán học và tuổi trẻ”. Mỗi giờ đến lớp, dù phải luôn trong tư thế sẵn sàng tránh trú bom đạn giặc Mỹ nhưng buổi học nào cũng là những giờ phút tranh luận sôi nổi về những bài giải hay, những bài toán khó” – ông Vinh kể lại.
Những học trò ngày ấy
Trải qua bao thăng trầm, đến nay, những học sinh của lớp Toán đặc biệt năm nào đều đã quá tuổi 70, người còn, người mất. Trong số những học sinh ra trường ngày ấy, nay đã có 2 phó giáo sư, tiến sỹ; 4 tiến sỹ; 2 thạc sỹ; 1 nhà văn; số còn lại đều tốt nghiệp tại các trường đại học lớn.
Trong đó có Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Viết Ngư, nguyên Phó Giám đốc ĐH Huế, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Đại cương Huế, là tác giả của năm đầu sách về Toán học do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành; Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trương Quang Hiếu, giảng viên Trường ĐH Mỏ – Địa chất cũng là tác giả của ba đầu sách nổi tiếng về toán học.
Những học trò của lớp Toán đặc biệt ngày ấy
Sau hơn nửa thế kỷ, những học sinh lớp Toán đặc biệt năm nào gặp lại nhau. Qua bao thăng trầm của đời người, ký ức ngày nào trong họ vẫn vẹn nguyên. Họ quyết định lấy ngày 13/7 hàng năm là ngày kỷ niệm ra đời lớp chuyên Toán đầu tiên.
Hiện Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình cũng đã thông qua việc công nhận mốc thời gian hình thành, phát triển hệ chuyên Toán và hệ chuyên tỉnh Quảng Bình.
Theo đó, lớp học sinh có năng khiếu về toán năm học 1965 – 1966 là lớp chuyên Toán đầu tiên của tỉnh Quảng Bình. Đồng thời công nhận mốc hình thành, phát triển hệ chuyên Toán và hệ chuyên của tỉnh Quảng Bình là năm 1965.
Tiến Thành – Hùng Trần
Theo Dân trí
Quảng Bình yêu cầu bỏ quy định nghỉ việc báo trước 60 tháng
Nhà chức trách đang hoàn thiện hồ sơ để ra quyết định xử phạt hành chính với trường Chu Văn An khi đưa ra các quy định trái luật.
Trường tư thục Chu Văn An ở TP Đồng Hơi, Quảng Bình. Ảnh: QN
Ngày 3/8, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Quảng Bình cho hay đã có buổi làm việc với trường tiểu học tư thục Chu Văn An (TP Đồng Hới) để làm rõ thông tin nhà trường yêu cầu giáo viên xin nghỉ việc phải báo trước 60 tháng, nếu không phải nộp phạt 12 tháng lương cao nhất.
Sau buổi làm việc, đoàn kết luận trường đã đưa ra các quy định trái pháp luật; yêu cầu bỏ điều khoản thông báo trước 60 tháng nếu xin nghỉ việc, trả lại tiền nộp phạt cho giáo viên, trả lại bằng gốc. Nhà chức trách đang hoàn thiện hồ sơ để ra quyết định xử phạt hành chính với trường.
Trước đó, một số giáo viên phản ảnh khi xin nghỉ việc bị yêu cầu bồi thường 12 tháng lương và tiền bảo hiểm xã hội cao nhất nếu không thông báo thời gian nghỉ việc trước 60 tháng.
Bà Đặng Thị Trà, Chủ tịch Hội đồng trường tiểu học Chu Văn An thừa nhận nhà trường yêu cầu toàn bộ giáo viên ký hợp đồng với nội dung trên, nhằm "gắn kết giáo viên với nhà trường, không tự ý nghỉ việc khi thi đậu vào biên chế nhà nước". Bà Trà cũng khẳng định chưa nhận tiền bồi thường của bất cứ giáo viên nào dù có quy định như trên.
Hoàng Táo
Theo Vnexpress
Vụ GV phải đền 60 triệu đồng nếu nghỉ việc không báo trước 5 năm: Yêu cầu sửa lại hợp đồng, trả bằng gốc và tiền giáo viên đã nộp phạt Liên quan đến vụ việc giáo viên bị phạt 12 tháng tiền lương và tiền bảo hiểm đã đóng nếu nghỉ việc không báo trước 5 năm, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Quảng Bình đã yêu cầu Hệ thống giáo dục Chu Văn An điều chỉnh hợp đồng, trả lại văn bằng gốc và số tiền đã thu của giáo...