Chuyện phiếm bàn về Giám đốc Sở và Hiệu trưởng trong quán cà phê
Trong hai ông này, ông nào cũng quyền uy cao ngất trời. Một tiếng nói của các ông có thể khiến nhiều người khiếp sợ, thậm chí mất việc như chơi.
Trong quán cà phê nọ, có hai ông thầy giáo vừa ngồi nhâm nhi ly cà phê sáng vừa tranh luận với nhau khá sôi nổi về hai vị lãnh đạo trong ngành giáo dục. Đó là ông Giám đốc Sở Giáo dục và ông Hiệu trưởng nhà trường.
Một ông thì quản lý một đơn vị trường học, một ông thì quản lý toàn bộ ngành giáo dục trong phạm vi một tỉnh.
Trong hai ông này, ông nào cũng quyền uy cao ngất trời. Một tiếng nói của các ông có thể khiến nhiều người khiếp sợ, thậm chí mất việc như chơi.
Đã có 3 Phó Giám đốc Sở Giáo dục và nhiều cấp dưới bị khởi tố nhưng các Giám đốc Sở ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình vẫn chưa bị bất kỳ hình thức kỷ luật nào (Ảnh minh họa: VTV.vn)
Chúng tôi tạm gọi hai ông thầy giáo đang uống cà phê trong quán thành hai cái tên cho độc giả dễ theo dõi. Đó là một ông thầy tên A và một ông thầy tên B.
Ông thầy A hỏi ông thầy B: Theo ông thì giáo viên sợ ông Hiệu trưởng hay ông Giám đốc Sở hơn?
Ông thầy B cười bảo ông thầy A rằng câu hỏi của ông dễ ợt. Tất nhiên là giáo viên sợ Hiệu trưởng nhiều hơn Giám đốc Sở là điều đương nhiên.
Hiệu trưởng là người quản lý trực tiếp của giáo viên. Đối mặt hàng ngày với giáo viên thì đương nhiên giáo viên phải sợ, phải phục tùng.
Ông thầy A chốt lại: Như vậy, giáo viên sợ Hiệu trưởng hơn Giám đốc Sở thì rõ ràng Hiệu trưởng to hơn Giám đốc Sở. Tôi cũng đồng ý với ông về quan điểm này.
Bởi, Giám đốc Sở quá xa, cả một đời chúng mình đi dạy không biết ông Giám đốc Sở là ông nào thì có gì đâu phải Sợ?
Ông thầy A lại hỏi ông thầy B: Vậy theo ông, Hiệu trưởng và Giám đốc Sở ai có quyền hành lớn hơn?
Ông thầy B lại cất tiếng cười lớn. Câu này có gì đâu mà phải hỏi. Đương nhiên Giám đốc Sở có quyền hành nhiều hơn Hiệu trưởng rồi. Vì, Giám đốc quản lý, điều hành toàn ngành giáo dục trong tỉnh.
Ông thầy A lại hỏi tiếp: Như vậy thì theo ông, giáo viên hay Trưởng phòng, và các Hiệu trưởng to hơn?Các Trưởng, Phó phòng, các Hiệu trưởng còn sợ Giám đốc Sở xanh mặt lên thì Giám đốc Sở phải có quyền hành lớn hơn Hiệu trưởng là điều đương nhiên.
Video đang HOT
Không để ông thầy B trả lời, ông thầy A trả lời luôn. Theo tôi giáo viên…to hơn bởi giáo viên không sợ Giám đốc Sở nhưng Trưởng phòng Giáo dục và các Hiệu trưởng lại sợ Giám đốc Sở.
Suy ra, giáo viên bọn mình to hơn cả Trưởng phòng và các Hiệu trưởng nhà trường còn gì.
Từ đầu buổi đến giờ toàn ông thầy A hỏi nên ông thầy B bây giờ mới cất tiếng hỏi lại ông thầy A. Từ nãy giờ ông toàn hỏi tôi, bây giờ tôi sẽ hỏi ông xem ông có trả lời được không nhé?
Theo ông, Hiệu trưởng và Giám đốc Sở thì ai dễ bị kỷ luật và dễ bị cách chức hơn?
Ông thầy A trả lời: dĩ nhiên là cả 2 rồi vì cả 2 ông đều là người đứng đầu đơn vị. Khi để xảy ra sai phạm hoặc cấp dưới sai phạm tất nhiên người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.
Nghe ông thầy A nói vậy, ông thầy B nói rằng ông thầy A trả lời sai bét.
Ông cứ nhìn đi, từ trước đến giờ toàn nghe kỷ luật, cách chức Hiệu trưởng chứ có bao giờ ông đã từng nghe kỷ luật hay cách chức Giám đốc Sở chưa?
Trường để xảy ra lạm thu là xử lý kỷ luật, cách chức Hiệu trưởng. Học sinh đánh nhau cũng kỷ luật, cũng tạm đình chỉ Hiệu trưởng, đề nghị cách chức Hiệu trưởng.
Trong trường, chuyện lớn, chuyện nhỏ gì mà xảy ra thì đương nhiên Hiệu trưởng sẽ bị cấp trên kỷ luật như chơi. Nhưng, cho dù khi các Trưởng phòng Giáo dục và các Hiệu trưởng trường Trung học Phổ thông bị kỷ luật thì Giám đốc Sở có sao đâu, họ sẽ vẫn vô can…!
Tôi thấy ông nói cũng có lý. Chẳng hạn như vụ tiêu cực ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình mà dư luận đang nói rần rần thế kia. Vậy mà 3 vị Giám đốc Sở vẫn chẳng hề hấn gì.-Ờ nhỉ! Ông thầy A gật gật cái đầu theo sự lý giải của người đồng nghiệp.
Hà Giang có 2 Phó Giám đốc, Sơn La có 1 vị Phó Giám đốc đã bị khởi tố. Đó là chưa kể các Trưởng, Phó phòng, chuyên viên Sở cũng nhiều người bị khởi tố, nhiều người có liên quan đến vụ án.
Như vậy, với vai trò là người quản lý trực tiếp, người đứng đầu đơn vị thì lẽ ra Giám đốc Sở phải chịu trách nhiệm. Nhưng, cả 3 Giám đốc này đều bình an vô sự, chẳng thấy ai có ý định xử lý kỷ luật mấy vị này cả.
Thậm chí Giám đốc Sở Giáo dục Sơn La vừa qua đã xin nghỉ phép 8 ngày để…nghỉ xả hơi.
Ông thầy B tiếp lời ông thầy A: Xét đến cùng Hiệu trưởng hay Giám đốc Sở đều có cái khổ, cái sướng riêng.
Chuyện Hiệu trưởng bị kỷ luật thì cũng chẳng mấy khi xảy ra đâu. Cả nước có hàng ngàn ông Hiệu trưởng thì mỗi năm xử lý vài ba ông nhằm nhò gì. Giám đốc Sở cũng vậy, chẳng qua là 3 ông Gám đốc mà dư luận đang bàn tán xôn xao cũng là xui thôi, chứ hên thì còn lâu…
Chỉ giáo viên mình là khổ, vào điểm cho học trò mà chỉ sai một con số thì bị kỷ luật, quy vào tội “vi phạm quy chế chuyên môn”.
Nhéo vào tay học sinh một cái là dính tội “bạo lực học trò”, nói nặng một câu với trò là “xúc phạm danh dự người học”…coi chừng bị đuổi việc như chơi.
Còn họ, xem chừng vụ tiêu cực điểm thi ở Hòa Bình, Sơn La và Hà Giang tới đây phải phải nhận mức kỷ luật “rút kinh nghiệm” như chơi chứ chẳng nhẹ nhàng gì đâu!
NHẬT DUY
Theo giaoduc.net
Học sinh tự kỉ con nạn nhân tử vong ở hầm Kim Liên được hỗ trợ ăn học đến 16 tuổi
Cháu Nguyễn Văn Quân, con trai chị Đinh Thị Hải Yến, một trong hai nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn tại hầm Kim Liên (Hà Nội) rạng sáng 1/5 vừa qua, sẽ được nhà trường hỗ trợ tiền ăn học đến năm 16 tuổi.
Chia sẻ với PV Dân trí sáng nay (4/5), bà Lê Thanh Hà, Hiệu trưởng trường Tiểu học Bình Minh (Hà Nội) cho biết, ban giám hiệu nhà trường đã quyết định tài trợ toàn bộ tiền ăn, học cho cháu Nguyễn Văn Quân từ nay cho đến lúc ra trường.
Hiện tại, Quân đang học lớp 5C (dành cho học sinh 14 tuổi), tại Trường tiểu học Bình Minh.
Sau khi nhận được thông tin, nhà trường cũng đã rất chia sẻ với gia đình. Không chỉ hiệu trưởng mà tất cả giáo viên trong trường đều bố trí thay phiên nhau đến dự lễ tang của chị Yến.
Ngay trong chiều 2/5, ban giám hiệu nhà trường đã quyết định tài trợ toàn bộ tiền ăn, học cho cháu Nguyễn Văn Quân từ nay cho đến lúc ra trường để đỡ đần phần nào gánh nặng mà người mẹ xấu số để lại.
Cũng theo Hiệu trưởng Thanh Hà, Trường Tiểu học Bình Minh có hai khối dành cho học sinh bình thường và học sinh chuyên biệt.
Chị Hải Yến (phải), một trong hai nạn nhân bị tử vong ở hầm Kim Liên (Hà Nội) do tài xế say rượu
Cháu Nguyễn Văn Quân là con chị Đinh Thị Hải Yến, một trong hai nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn tại hầm Kim Liên (Hà Nội) rạng sáng 1/5 vừa qua, là học sinh khối chuyên biệt của trường này.
Do bị tự kỷ tăng động nặng, Quân vẫn cần người thân chăm sóc, giám sát và không học hoà nhập được.
Em sẽ được hỗ trợ toàn bộ tiền ăn, tiền học cho đến năm 16 tuổi - độ tuổi ra trường bậc Tiểu học với học sinh chuyên biệt.
Cô Lê Thanh Hà cho biết, Quân bị tự kỷ khá nặng, cộng với tăng động, vì vậy việc chăm sóc và nuôi dạy cháu gặp rất nhiều khó khăn, vất vả.
"Do phụ huynh không chia sẻ về hoàn cảnh gia đình nên cả nhà trường và nơi công tác của chị Yến đều rất ngỡ ngàng.
Hiện, bố của Quân cũng có sức khoẻ kém, việc làm chưa ổn định. Chúng tôi nghĩ, đây là hành động cần thiết để hỗ trợ phần nào cho em và gia đình trong lúc khó khăn", cô Hà cho biết.
Chia sẻ thêm với PV, hiệu trưởng nhà trường cho hay, Quân là trường hợp đặc biệt của nhà trường từ trước đến nay.
Trước mắt, nhà trường sẽ dùng quỹ khuyến học để hỗ trợ học sinh Nguyễn Văn Quân. Sau đó, sẽ huy động phụ huynh học sinh đóng góp và cá nhân chị cũng sẵn sàng giúp đỡ.
Nhà trường cũng mong muốn các nhà hảo tâm gom góp cho em chút vốn nho nhỏ, gửi ngân hàng, để dành cho cuộc sống sau khi mẹ mất.
Cháu Nguyễn Văn Quân (áo trắng) trong đám tang mẹ.
Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, khoảng 0h10' sáng 1/5, tại hầm chui Kim Liên hướng đi Đại Cồ Việt, ô tô Mercedes mang BKS 30F-154.78 do tài xế Lê Trung Hiếu (SN 1980, trú tại phố Văn Cao, quận Ba Đình) điều khiển đã va chạm với chiếc xe máy hiệu Honda Vision đi cùng chiều.
Cú tông cực mạnh khiến hai người phụ nữ ngồi trên xe máy là chị Đinh Thị Hải Yến (SN 1976, ở Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và Trần Thị Quỳnh (SN 1976, ở Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) tử vong.
Gây tai nạn, Lê Trung Hiếu lái xe bỏ chạy nhưng sau đó, khi quay lại gần hiện trường để nghe ngóng tình hình thì bị bắt giữ, đưa về Công an quận Hai Bà Trưng để phục vụ công tác điều tra.
Bước đầu, Hiếu khai nhận tối 30/4, anh này đi dự họp lớp ở một quán bia trên phố Thợ Nhuộm, sau đó đưa một số người bạn về.
Hiện, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Giáo viên ứng xử với học sinh: Được làm và không được làm gì? Bộ Giáo dục và Đào tạo lần đầu tiên ban hành thông tư quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên. Mục đích xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử này nhằm điều chỉnh cách ứng xử của các thành viên trong cơ sở giáo dục...