Chuyện lạ lùng xảy ra ở cửa hàng đá quý khiến cô chủ sốc nặng
Ế ẩm, cô chủ quyết định giảm nửa giá bán để đẩy hàng, nhưng thực tế diễn ra khá bất ngờ làm cô bị sốc nặng.
Chuyện kinh doanh lúc hưng thịnh, khi lại ế ẩm là chuyện không có gì lạ. Tại thời điểm ế ẩm, những ông chủ phải đau đầu nhức óc, tính trăm phương nghìn kế để đẩy hàng, tránh tồn kho, đảm bảo doanh thu. Vì vậy, việc chấp nhận thua lỗ cũng là chuyện quá bình thường.
Cô chủ nhỏ trong câu chuyện dưới đây không phải là ngoại lệ. Cô đã tìm đủ mọi cách để bán chỗ đá quý cho khách hàng, từ chuyện chuyển sang vị trí trung tâm, thu hút tầm nhìn, cho nhân viên tích cực quảng cáo nhưng cũng chẳng mấy ăn thua.
Để giải tán chỗ hàng trên, cô thậm chí chấp nhận thua lỗ, bán giá chỉ bằng 1/2. Tuy nhiên, một sự nhầm lẫn vô tình của nhân viên cửa hàng đã biến những món hàng này trở thành hàng “hot”, “cháy hàng”. Điều đáng nói ở đây, không phải khách mua hàng vì được giảm giá, mà là bởi, giá bán đã được đội lên gấp 2 lần.
“Một hôm, tôi nhận được điện thoại từ một người bạn là chủ cửa hàng đá quý Ấn Độ ở Arizona. Cô bị sốc vì một câu chuyện lạ lùng và cô cho rằng tôi, một nhà tâm lý học, có thể giải thích được.
Câu chuyện về lô hàng đá quý màu ngọc lam của cô. Lúc ấy là thời kỳ cao điểm của mùa du lịch, cửa hàng rất đông khách, tuy nhiên, những viên đá quý ngọc lam có chất lượng và vẻ đẹp rất xứng với giá của nó vẫn chưa bán hết.
Sau đó, cô bạn của tôi đã dùng một vài thủ thuật bán hàng nhằm làm chuyển biến tình hình. Cô cố gắng thu hút sự chú ý của khách hàng bằng cách chuyển chúng tới trung tâm khu vực trưng bày, nhưng không thành công. Thậm chí cô còn bảo nhân viên bán hàng lăng xê chúng, nhưng một lần nữa, những nỗ lực đó không mang lại kết quả như ý.
Cuối cùng, đêm trước khi bắt đầu chuyến mua sắm ngoài thành phố, trong tâm trạng bực tức, cô nguệch ngoạc mấy dòng chữ để lại cho người phụ trách bán hàng: “Tất cả mọi thứ trong hộp trưng bày này, giá 1/2″. Cô chỉ muốn tống khứ chúng, ngay cả khi phải chịu lỗ.
Video đang HOT
Vài ngày sau, khi quay trở lại, cô không ngạc nhiên khi thấy tất cả đã được bán hết. Nhưng cô thấy sốc khi phát hiện ra các nhân viên đã đọc nhầm số “1/2″ thành “2″, vậy là tất cả lô hàng đều được bán với giá gấp đôi giá ban đầu!
Một vài kết quả của Langer (nhà tâm lý học xã hội, Ellen Langer thuộc trường Harvard) chỉ ra rằng, có rất nhiều tình huống trong đó hành vi của con người không hoạt động theo một cách vô thức, như chiếc băng được bật lên, mà theo tần suất.
Chẳng hạn, hãy xem xét thái độ lạ lùng của các khách hàng tới cửa tiệm đá quý, họ sà vào lô hàng đá quý màu ngọc lam chỉ sau khi người ta nhầm lẫn và tăng giá của chúng lên gấp đôi. Tôi không thể hiểu thái độ của họ trước khi tôi xem xét chúng dưới góc độ các thuật ngữ bấm vào và kêu ro ro.
Những khách hàng, chủ yếu là những khách du lịch, vốn không có nhiều kiến thức về đá quý màu ngọc lam, đã áp dụng một nguyên tắc chuẩn chỉ dẫn trong mua sắm, đó là “đắt = tốt”. Do vậy, những vị khách du lịch – những người muốn mua đá quý “tốt” – cho rằng những viên đá quý này đáng giá hơn và đáng ao ước hơn khi giá của chúng cao hơn.
Chỉ riêng giá cả đã là đặc điểm kích thích cho chất lượng; chỉ riêng sự tăng giá đột ngột đã làm tăng lượng mua hàng rất nhiều từ những khách hàng “đói” chất lượng này…
Hình minh họa
Ta có thể chê trách khách du lịch vì những quyết định mua hàng ngớ ngẩn của họ. Nhưng nếu quan sát kỹ hơn, bạn sẽ có quan điểm tích cực hơn. Họ lớn lên cùng quy luật “tiền nào của nấy” và chứng kiến nó lặp đi lặp lại trong đời sống.
Trước đó rất lâu, họ đã hiểu quy luật này nghĩa là “đắt = tốt”. Khuôn mẫu “đắt = tốt” có tác dụng tốt đối với họ trong một thời gian dài trong quá khứ, vì giá cả của một món hàng thường tăng cùng với giá trị nên giá càng cao thì chất lượng sản phẩm càng tốt.
Bởi vậy, khi mong muốn có một viên đá quý ngọc lam tốt nhưng lại không có nhiều kiến thức về đá quý, họ sẽ dựa vào đặc điểm của giá cả để quyết định chất lượng món hàng.
Bằng cách chỉ quan tâm tới giá cả của đá quý ngọc lam, họ đã chơi trò cá cược các khả năng. Thay vì liệt kê các khả năng có lợi cho mình bằng cách cố gắng xem xét cẩn thận từng dấu hiệu cho thấy giá trị của đá quý ngọc lam, họ chỉ căn cứ hoàn toàn vào một yếu tố thường có mối liên hệ với chất lượng của bất kỳ sản phẩm nào.
Họ cược rằng, chỉ giá cả cũng đủ nói lên tất cả những gì mình muốn biết. Nhưng trong trường hợp này, vì nhầm “1/2″ thành “2″, họ đã đánh cược sai…
Vô tình thu được lợi nhuận lần đầu tiên, cô bạn tôi đã nhanh chóng khai thác công thức “đắt = tốt” thường xuyên và có chủ ý. Đến nay, trong mùa du lịch, cô cố gắng đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ những mặt hàng khó bán bằng cách nâng giá.
Cô khẳng định điều này mang lại lợi nhuận phi thường. Khi điều này có tác dụng với những vị khách du lịch cả tin và – kết quả sẽ là lợi nhuận khổng lồ. Và ngay cả khi không thành công, cô có thể treo biển “Giảm giá…” và bán với giá ban đầu trong khi vẫn lợi dụng được phản ứng “đắt = tốt” với lợi nhuận gia tăng”.
Bí mật thú vị sau 4 chiếc ghế gỗ cũ kĩ lạ lùng nhưng có giá gần 30 tỷ
Những chiếc ghế cổ ban đầu được làm vào năm 1778 cho em trai của Hoàng đế Pháp Louis XVI, Charles X. Những chiếc ghế hơn 300 tuổi mạ vàng này có thiết kế vô cùng kì lạ và được bán với giá 1,4 triệu USD trong một buổi đấu giá.
Bốn chiếc ghế cổ được sản xuất vào năm 1778 cho em trai của Hoàng đế Pháp Louis XVI, Charles X đã được bán với giá 1 triệu bảng Anh mặc dù thiếu đế ngồi, lưng tựa và vải bọc.
Vị vua này đã ra lệnh cho người hầu thiết kế những chiếc ghế này cho căn phòng nổi tiếng sang trọng của em trai tại Chateau de Bagatelle. Ngày nay, chiếc giường trong căn phòng này được trưng bày tại bảo tàng Louvre.
Những chiếc ghế này nổi tiếng vì không có đệm ngồi, lưng tựa và tay vịn (Nguồn: Dailymail)
Bốn chiếc ghế kì lạ này đã châm ngòi cho một cuộc tranh đấu giá khi nhiều nhà sưu tầm cổ vật cùng tham gia đấu giá tại nhà đấu giá Artcurial. Theo các chuyên gia, sở dĩ những chiếc ghế cổ này được bán với giá cao như vậy là do nó được Vua Louis XVIII cho người chế tác thủ công.
Ban đầu, những người phụ trách đấu giá dự kiến sẽ thu về 450.000 bảng Anh, tuy nhiên họ đã đạt được con số hơn gấp đôi so với ước tính, được bán với giá 1,06 triệu bảng bao gồm các chi phí.
Những chiếc ghế này từng bị tịch thu trong cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 trước khi bị bán tháo 4 năm sau đó. Chúng đã được đổi chủ nhiều lần trong hai thế kỷ sau đó và cuối cùng được một nhà sưu tập tư nhân sở hữu trong 20 năm qua. Những chiếc ghế này được thiết kế từ gỗ mạ vàng, có chạm khắc các cành nguyệt quế và dấu lửa chữ B dưới vương miện cho Comte d'Artois tại Bagatelle.
Chiếc ghế được chạm khắc bởi 2 nhà điêu khắc hàng đầu nước Pháp (Nguồn: Dailymail)
Chúng được chế tác bởi nhà sản xuất đồ nội thất bậc thầy Georges Jacobs và nhà điêu khắc Jean-Baptiste Rode. Những chiếc ghế được cho là một trong những biểu tượng cho sự giàu có và xa hoa của vua Charles lúc bấy giờ.
Người phát ngôn của Artcurial, Paris, cho biết: "Những chiếc ghế đặc biệt này được Georges Jacobs và Jean-Baptiste Rode chế tác vào năm 1778 để dành riêng cho căn phòng ngủ nổi tiếng của Comte d'Artois và vị Vua tương lai, Charles X".
"Phòng ngủ chứa bốn chiếc ghế độc đáo này vẫn được bảo tồn để giữa được vẻ đẹp vốn có của nó và là một trong những biểu tượng về sự sáng tạo và xuất sắc của những người thợ thủ công trong sự nghiệp phục vụ Hoàng gia Anh trước đây."
Sau bào ngư, tôm sú đến cua hoàng đế tiếp tục giảm, xuống ngưỡng chỉ từ 790.000 đồng/kg Tháng 9 năm ngoái, cua hoàng đế cũng giảm giá mạnh khiến nhiều người tiêu dùng chú ý. Sang tới năm nay, ghi nhận mức giảm còn mạnh hơn khi giá bán chỉ từ 790.000 đồng/kg. Chỉ cách đây hơn 1 tháng, người tiêu dùng vẫn phải trả từ 1,8 - 2,2 triệu đồng/kg cua hoàng đế thì nay nhiều cửa hàng bán...