Chuyện khuyến học ở miền núi Yên Bái
Nhiều năm qua, phong trào khuyến học, khuyến tài được triển khai rộng khắp tại các đơn vị trường học, các xã, thị trấn của tỉnh Yên Bái, qua đó hình thành nhiều mô hình gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, từng bước thúc đẩy phong trào học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở vùng cao.
Dạy nghề đan lát cho học sinh thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái).
Gia đình anh Sổng A Dua và chị Vàng Thị Mảy, dân tộc H’Mông, thôn Giàng B, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn là một trong những gia đình có truyền thống hiếu học của dòng họ Sổng tại địa phương. Thu nhập chính của gia đình từ sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi nhỏ lẻ, cho nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Song, với suy nghĩ dù khó khăn đến mấy cũng phải cho con học hành đầy đủ, lấy cái chữ, được sự động viên, giúp đỡ của dòng họ, cùng tinh thần ham học của các con, anh chị tạo mọi điều kiện để con được học tập đầy đủ. Chị Vàng Thị Mảy phấn khởi cho biết, anh chị rất vui mừng vì các cháu đã học xong phổ thông trung học, hiện đang theo học tại các trường chuyên nghiệp.
Năm 2017, dòng họ Sổng là dòng họ thứ hai ở xã Suối Giàng được công nhận là “Dòng họ học tập”. Với 36 hộ gia đình, thành viên, những năm qua, Ban khuyến học dòng họ đã vận động, động viên tất cả con em đến trường đúng độ tuổi, không còn tình trạng bỏ học giữa chừng. Với tinh thần hiếu học, hiện nay, nhiều con em trong dòng họ đạt kết quả cao trong học tập và đang theo học tại các trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp.
Tại huyện Trấn Yên, hiện thành lập và đưa vào hoạt động hiệu quả 52 dòng họ khuyến học, 21 hội khuyến học cấp xã, 20 ban khuyến học cơ quan với 43 đơn vị tham gia. Ông Nguyễn Khánh, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện cho biết, các dòng họ tập trung chăm lo con em dòng tộc có điều kiện được đi học, thúc đẩy người lớn tích cực cập nhật kiến thức mới tiến bộ, kinh nghiệm hay để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất. Dòng họ chấp hành tốt pháp luật, không tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống, tôn vinh các truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Đặc biệt, việc bảo tồn trang phục dân tộc, chữ viết, tiếng nói đã được đưa vào quy ước, hương ước, có chi bộ ra nghị quyết 100% đảng viên sắm quần áo dân tộc mình để mặc trong các dịp lễ hội. Điển hình như họ Nguyễn Đức tại xã Việt Hồng, đã ra mắt tủ sách của dòng họ nghệ nhân Nịnh Quang Thanh, dân tộc Cao Lan, trú tại xã Hòa Cuông, mở lớp dạy tiếng Cao Lan cho gần 300 con em trong xã Trường tiểu học xã Việt Hồng mở lớp ngoại khóa dạy tiếng Tày cho học sinh…
Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái Triệu Tiến Thịnh cho biết, qua tuyên truyền tổ chức các hoạt động “Tháng 9 khuyến học”, “Ngày khuyến học Việt Nam 2/10″, Yên Bái đã làm tốt việc vận động học sinh trong độ tuổi ra lớp, thực hiện “Ba đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở) cho học sinh đến trường an toàn trong đại dịch. Ngoài ra, Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái vận động các cấp, các ngành, các tổ chức chung tay thực hiện Chương trình “5.000 suất quà vì học sinh hiếu học” chào mừng năm học mới, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở tất cả cấp học mầm non và phổ thông. Các chi hội khuyến học đã tích cực kêu gọi nhà hảo tâm ủng hộ tiền mặt và quà, học bổng, xe đạp, đồ dùng học tập… trị giá gần 1,7 tỷ đồng cho 7.456 lượt học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán, trong kỳ thi trung học phổ thông và khai giảng năm học mới. Năm 2022, Yên Bái phấn đấu có 72% số gia đình, 65% số dòng họ, 90% số đơn vị cấp xã, 70% số đơn vị cấp huyện, cấp tỉnh đạt danh hiệu học tập theo tiêu chí mới 75% số xã, phường, thị trấn được đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã từ khá trở lên. Để động viên tinh thần cho con em, các dòng họ hiếu học đều xây dựng nguồn quỹ duy trì hoạt động, tổ chức tuyên dương, khen thưởng con em trong dòng họ đạt thành tích cao trong học tập vào đầu năm học mới. Giúp đỡ, động viên con em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên phát triển kinh tế. Chính sự động viên, khích lệ kịp thời đã tạo ra đòn bẩy, nâng bước các em trong mỗi dòng họ ra sức thi đua, hăng say học tập, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần duy trì tỷ lệ huy động trẻ ra lớp hằng năm của địa phương đạt 100%, tỷ lệ chuyên cần duy trì từ 98% trở lên.
Dòng họ "tiến sĩ, thạc sĩ" ở Đồng Tháp
Đồng Tháp là địa phương có nhiều gia đình hiếu học, dòng họ, họ tộc học tập tiêu biểu.
Video đang HOT
Con cháu dòng họ Đỗ (thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp) trong niềm vui ngày tốt nghiệp ĐH. Ảnh: GĐ cung cấp
Để có phong trào này, địa phương, nhà trường và mỗi người dân đều chung tay nuôi dưỡng, chăm lo khuyến học bằng nhiều hoạt động thiết thực...
Lan tỏa "Dòng họ học tập tiêu biểu"
Đồng Tháp có hơn 422 nghìn hội viên Hội Khuyến học, trên 340 nghìn gia đình học tập, 734 dòng họ học tập, 666 cộng đồng học tập, 898 đơn vị học tập. Trong những năm qua, phong trào khuyến học, khuyến tài được duy trì, phát triển đến từng xóm, ấp. Mô hình "Dòng họ học tập tiêu biểu" đang có sức lan tỏa mạnh, qua đó đã xuất hiện nhiều dòng họ, gia đình học tập.
Tiêu biểu là dòng họ Lê ở thị trấn Mỹ Thọ (huyện Cao Lãnh). Người đứng đầu dòng họ Lê là Chi hội trưởng - ông Lê Văn Hiệu. Theo ông Hiệu, dòng họ Lê có trên 90 hộ gia đình, trải qua nhiều thế hệ, cùng đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau trong cuộc sống và rất quan tâm đến hoạt động cộng đồng.
Xác định học tập là con đường giúp con, cháu vươn lên thoát nghèo, dòng họ thành lập chi hội và xây dựng quỹ khuyến học để hỗ trợ cho các hộ khó khăn.
Đến nay, con cháu trong tộc họ công tác ở nhiều lĩnh vực như: Công an, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, MTTQ và tham gia các hoạt động chính trị, xã hội... trong đó, trình độ thạc sĩ có 6 người, cử nhân: 37 người... Ngoài ra, dòng họ Lê vận động anh em, con cháu đóng góp xây dựng quỹ khuyến học.
Hàng năm, cứ nhân dịp ngày giỗ của dòng họ (ngày 6/6 âm lịch), ông Hiệu và các cụ trong họ sẽ trao thưởng cho các cháu có thành tích học tập tốt và có hoàn cảnh khó khăn, để các cháu tiếp tục đến trường, không để cháu nào bỏ học.
Dòng họ tiến sĩ, thạc sĩ là tên gọi mà người dân TP Cao Lãnh (Đồng Tháp) dành tặng dòng họ Lê ở phường Hòa Thuận. Đây là một trong những dòng họ hiếu học làm rạng danh đất Sen Hồng.
Dòng họ Lê với truyền thống hiếu học, công tác khuyến học khuyến tài được quan tâm nên có nhiều thành viên trong dòng họ đỗ đạt cao. Hiện dòng họ Lê có 7 giáo sư, tiến sĩ; 10 thạc sĩ và hơn 40 kỹ sư...
Ông Lê Quang Trinh, Chi hội trưởng dòng họ Lê chia sẻ: "Con cháu mình giờ đã thành đạt, cuộc sống ổn định nên việc hỗ trợ cho các cháu ngoài dòng tộc là việc cần làm, mọi người trong Chi hội chúng tôi đều cùng chung suy nghĩ mình nhịn tiêu xài một chút để có được một khoản tiền đóng góp động viên cho các cháu học sinh nghèo hiếu học".
Dòng họ Đỗ ở Thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) cũng rạng danh thành tích học tập. Dòng họ khuyến học tộc họ Đỗ được thành lập vào năm 2009, là một trong những dòng họ khuyến học tiêu biểu. Dòng họ có 4 thế hệ gồm hơn 70 hộ với trên 400 nhân khẩu. Tộc họ Đỗ ở Tân Hồng có nhiều người đỗ đạt cao với 4 tiến sĩ, 4 thạc sĩ, hàng trăm người có trình độ cao đẳng, đại học...
Theo ông Đỗ Xuân Hỷ, Chi Hội trưởng Chi hội Khuyến học tộc họ Đỗ, trước kia quỹ khuyến học của tộc họ Đỗ chủ yếu do tự phát, nhưng từ năm 2011 đến nay quỹ chính thức thành lập và có tên gọi, con cháu họ Đỗ rất tích cực tham gia đóng góp.
Tộc họ Đỗ còn tổ chức phong trào nuôi heo đất khuyến học, vận động các phụ huynh ủng hộ vào nguồn quỹ để tiếp tục hỗ trợ, khen thưởng nhiều hơn cho con cháu trong dòng họ...
Hội Khuyến học tỉnh Đồng Tháp tuyên dương "Dòng họ học tập tiêu biểu" dòng họ Lê - Ảnh tư liệu
Cộng đồng chăm lo khuyến học
Để đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, địa phương, đơn vị tài trợ, đặc biệt là Hội Khuyến học Đồng Tháp tăng cường trao học bổng gương sáng hiếu học, tuyên dương các dòng họ học tập tiêu biểu. Bên cạnh đó, công tác khuyến học được triển khai đến Tổ nhân dân tự quản, góp phần kéo giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, phong trào khuyến học, khuyến tài trong nhân dân được mở rộng.
Các chi, tổ, hội khuyến học tổ chức lồng ghép tại các buổi họp Tổ nhân dân tự quản hoặc đến từng hộ gia đình nhắc nhở hội viên quan tâm, tạo điều kiện cho con em trong độ tuổi đi học; Kiểm tra việc tự học tại nhà phát hiện các trường hợp học sinh hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn giúp đỡ kịp thời. Phong trào nuôi heo đất khuyến học được duy trì, nhân rộng.
Đồng Tháp cũng thành lập và hoạt động của các chi hội khuyến học trong các cơ quan, đơn vị, trường học. Đến tháng 6/2021, tỉnh đã vận động xây dựng được 3 chi hội khuyến học, nâng tổng số chi hội khuyến học trong cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh lên 32 chi hội. Các chi hội khuyến học trong cơ quan, đơn vị đã góp phần tích cực trong công tác khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia học tập nâng cao trình độ góp phần nâng cao năng lực chuyên môn.
Tháng 9/2020, TP Sa Đéc vinh dự được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là thành viên "Mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu của UNESCO".
Đây không chỉ là vinh dự của người dân "thành phố hoa" mà còn là niềm tự hào của cả quê hương đất Sen hồng. Đặc biệt, thành phố đã xây dựng được 46/48 "Đơn vị học tập" (đạt 95,85%), 24.771/25.148 "Gia đình học tập" (đạt 94,87%) và 37/37 "Cộng đồng học tập" (đạt 100%)...
Bà Trần Thị Lan Phương, Chủ tịch Hội Khuyến học và Khoa học Lịch sử TP Sa Đéc cho biết: Hội sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài, tham gia vận động các cá nhân, tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động liên quan đến việc thực hiện các tiêu chí về xây dựng Thành phố học tập toàn cầu, hình thành thói quen học tập suốt đời thông qua việc đọc sách, báo, tạp chí để cập nhật kiến thức...
Đặc biệt, Hội chú trọng nâng chất các mô hình "Gia đình học tập", "Dòng họ học tập", "Cộng đồng học tập"... hướng đến xây dựng xã hội học tập.
Các chi hội trường học tỉnh Đồng Tháp vận động nuôi được 19.048 con heo đất, ở hộ gia đình nuôi được 47.073 con. Tổng số tiền thu được trên 16 tỷ đồng. Phong trào xây dựng "Góc học tập" tại gia đình có 296.121 hộ gia đình đăng ký xây dựng "Góc học tập" cho con em. Các mô hình "1 1"; "Đôi bạn học tập"; phong trào "1 1"; Câu lạc bộ "Gia đình nuôi dạy con thành đạt" được người dân hưởng ứng tích cực...
Học trực tuyến ở những vùng "3 không" Khi chuyển từ học trực tiếp sang trực tuyến, tại nhiều vùng đặc biệt khó khăn "3 không" không sóng điện thoại, không internet, không thiết bị điện tử, giáo viên phải tìm mọi cách để đảm bảo học sinh ngừng đến trường nhưng không ngừng học. Trải qua năm thứ 2 chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, thầy và trò các trường...