Chuyện học thêm và tự học
Hiện nay, “chạy sô học thêm” đã trở nên quá quen thuộc với cộng đồng học sinh Việt Nam.
Nắm bắt rõ nhu cầu học thêm của học sinh, rất nhiều những trung tâm gia sư, luyện thi đại học mọc lên với những lời “câu khách” hết sức thu hút. Rất nhiều bậc phụ huynh lo sợ con mình không theo kịp bạn bè nên thường đăng ký cho con cái theo học các lớp học thêm “hết sức đắt đỏ” này với lời giải thích: “Nếu là việc học thì tốn bao nhiêu cũng không tiếc!”.
Khảo sát trong một số lớp học khối trung học phổ thông cho thấy, trên 2/3 số học sinh đều đi học thêm ngoài giờ lên lớp. Đặc biệt hơn, những học sinh chỉ mới vừa vào lớp 1 thôi cũng đi học thêm và số học sinh tiểu học, trung học cơ sở học thêm cũng ngày càng gia tăng. Nhiều học sinh, đặc biệt là học sinh THPT, có bạn học thêm 3 đến 4 môn (chủ yếu là các môn thi đại học). Còn có bạn một môn nhưng học thêm nhiều nơi. Thời gian học thêm cũng đa dạng, có ca học từ 5h đến 7h chiều, có ca học từ 7h30 đến 9h. Do đó mới xảy ra hiện tượng nhiều bạn đi học thêm trên lớp về nhà chưa kịp ăn cơm thì đã phải tức tốc đạp xe đi học thêm vì sợ trễ giờ hay có những bạn học thêm từ 2 giờ chiều đến tận 9h tối mới lọc cọc đạp xe về nhà.
Nếu là một học sinh bình thường, mỗi ngày chúng ta học từ 4 đến 5 tiếng ở trường. Nếu không tính những buổi học thể dục quân sự hay những buổi học ngoại khóa thì chúng ta có thể dành ra 6-7 tiếng cho việc tự học ở nhà. Còn nếu bạn là dân chuyên “học thêm”, mỗi ngày ít nhất bạn sẽ học 1-2 ca, tức là phải mất 4 tiếng cho việc học thêm và số giờ tự học sẽ giảm xuống chỉ còn 2 tiếng mỗi ngày. Như vậy có quá ít không khi mà số lượng bài tập trên lớp cũng đã rất nhiều?
Nếu là một học sinh bình thường, bạn sẽ tự học ở nhà trong không gian học tập riêng của mình một cách thoải mái và chủ động trong cách sắp xếp, phân chia thời gian cho từng môn học. Còn nếu bạn là dân chuyên “học thêm”, bạn phải đến các lớp học thêm chật chội, nóng bức và học liền tù tì một môn từ 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng. Chắc chắn như vậy sẽ không hiệu quả bằng việc học ở nhà.
Nếu là một học sinh bình thường, ngoài việc học trên lớp, học ở nhà ra, bạn vẫn còn thời gian cho những thú vui giải trí như đọc sách báo, nghe nhạc, tham gia các hoạt động xã hội để nâng cao kỹ năng sống và có thể dành tiền cho những khoản chi tiêu cá nhân khác. Còn nếu bạn là dân chuyên “học thêm”, bạn sẽ phải dành ra một số tiền không nhỏ để chi phí cho việc học và quỹ thời gian vui chơi giải trí của các bạn sẽ bị cắt xén nghiêm trọng, khiến bạn luôn ở trong tình trạng thiếu ngủ, cơ thể mệt mỏi và suy nhược. Thành ra, bạn dù học nhiều nhưng kết quả đem lại thì không là bao nhiêu.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Các bạn thấy đấy, điểm cộng luôn thuộc về việc tự học ở nhà hơn là đi học thêm. Việc học thêm bản thân của nó không xấu mà chính bản thân người học thêm đã làm cho nó xấu đi. Nếu bản thân bạn tiếp thu bài chậm, bạn không theo kịp các buổi học trên lớp hoặc bạn đã nắm chắc kiến thức trên lớp và bạn muốn học nâng cao trình độ thì bạn có thể đi học thêm. Mục đích càng rõ ràng, việc học thêm của bạn càng có hiệu quả và trong những trường hợp như vậy học thêm mang ý nghĩa rất tích cực. Còn nếu bạn học thêm vì lo sợ không theo kịp bạn bè hay vì bị bố mẹ ép buộc thì việc đó chỉ làm bạn mất thời gian, tiền của và công sức mà thôi.
Điều đó giải thích tại sao học sinh Việt Nam học thêm nhiều nhưng vẫn không đạt kết quả cao. Khác với chúng ta, học sinh Singapore cũng đi học thêm nhưng chủ yếu là học sinh chậm tiến, không theo kịp trên lớp học. Họ rất coi trọng việc tự học, tự tìm hiểu, nâng cao kiến thức. Thầy cô chỉ hướng dẫn còn chủ yếu là học sinh tự học. Họ rất tích cực tham gia các buổi ngoại khóa, thuyết trình để nâng cao các kĩ năng công việc cho tương lai. Học sinh Singapore học giỏi, tự tin, năng động, sáng tạo là nhờ vậy. Ngay ở Việt Nam của chúng ta, cũng có rất nhiều người học giỏi nhờ tự học. Học trong sách vở, báo đài, học ngay trong thực tế cuộc sống chứ không phải từ các lớp học thêm đông đúc như hiện nay. Thực tế cho thấy, các thủ khoa trong các kì thi đại học hầu như không học thêm hoặc học thêm rất ít. Họ rất chủ động trong việc học, nắm bài trên lớp thật chắc, về nhà tìm kiếm sách tự làm và học hỏi thêm từ thầy cô và bạn bè.
Video đang HOT
Nếu không có điều kiện học thêm hay thực sự bạn không muốn tham gia các lớp học thêm nữa, bạn có thể lập nhóm tự học khoảng 5 đến 6 người để tự bổ sung kiến thức cho nhau. Và quan trọng hơn hết, bạn phải xây dựng cho mình thói quen tự học, độc lập suy nghĩ và không phụ thuộc vào thầy cô. Điều này rất quan trọng cho tương lai sau nay, khi môi trường học tập thay đổi bạn có thể chủ động tự học để đạt kết quả cao,
Nói tóm lại, việc học thêm như thế nào đều phụ thuộc vào bản thân của mỗi học sinh. Chỉ có chúng ta mới hiểu rõ nhất mình muốn gì và mình phải làm gì mà không cần phụ thuộc vào ai cả. Học thêm ít hay học thêm nhiều, học thêm hay không học thêm đều là sự lựa chọn của bạn. Vì vậy hãy chọn cho mình cách tốt nhất để đảm bảo cân bằng giữa việc học tập và các hoạt động xã hội lành mạnh, để hoàn thiện bản thân một cách toàn diện. Thời đại ngày nay không chỉ cần người học giỏi mà còn phải tự tin và biết làm chủ cuộc sống của mình.
Nếu bạn làm được như vậy thì việc học thêm cũng không còn là mối bận tâm của chúng ta cũng như cha mẹ của chúng ta nữa.
Theo Mực tím
Huy chương Bạc Toán quốc tế đến từ tấm gương tự học
Dành tình yêu cho môn Toán học và không ngừng vượt khó vươn lên trong học tập. Đó là ấn tượng của mọi người về Phạm Việt Cường, lớp 12A2, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng - chủ nhân Huy chương Bạc cuộc thi Olympic Toán học quốc tế năm 2010.
Cùng với Nguyễn Kiều Hiếu, Phạm Việt Cường là một trong hai học sinh của thành phố sông Hàn vinh dự giành Huy chương Bạc trong cuộc thi Olympic Toán học quốc tế (IMO) vừa diễn ra tại thủ đô Astana, Kazakhstan.
Phạm Việt Cường (ngoài cùng bên trái) chụp cùng thầy Nguyễn Duy Thái Sơn và bạn Nguyễn Kiều Hiếu tại thủ đô Astana, Kazakhstan.
Có cố gắng là có thành công
Giành giải nhì trong kỳ thi học sinh giỏi Toán quốc gia, đến với kỳ thi vòng loại chọn đội tuyển thi quốc tế, Cường đã có sự bứt phá ngoạn mục khi vượt qua 36 đối thủ mạnh đến từ khắp các trường trên cả nước để góp mặt vào danh sách 6 thí sinh xuất sắc nhất đại diện cho Việt Nam tham dự IMO 2010 tổ chức tại thủ đô Astana, Kazakhstan.
Để chuẩn bị cho kỳ thi quốc tế, Cường đã ôn tập và chuẩn bị khá kỹ lưỡng về kiến thức. Trong thời gian học ở Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, bạn tranh thủ học và nắm bài các môn học khác ngay trên lớp, về nhà chỉ xem lạicònphần lớn thời gian Cường đầu tư cho môn Toán.
Cường cho biết: "Để có được thành công không phải một sớm một chiều mà cần một quá trình cố gắng không ngừng. Tớ nghĩ sự say mê và lòng quyết tâm là chìa khóa của thành công".
Được chọn đi dự thi IMO 2010 là một cơ hội lớn với Cường nhưng đi kèm với nó là những áp lực. Lúc đầu, Cường chịu khá nhiều sức ép. Sức ép để có thành tích cho bản thân, cho nhà trường và cho đất nước, sức ép vì các đội tuyển những năm trước luôn dành được thành tích khá cao. Tuy vậy, sau khi được sự động viên của các thầy, bạn cảm thấy tự tin hơn cho cuộc chinh phục quan trọng này.
Cường thích hầu hết các phần của môn Toán vì phần nào cũng có cái hay riêng của nó nhưng bạn nhận thấy mình có ưu thế về phần đại số và hình học.
Cường tâm sự: "Muốn giỏi toán thì đầu tiên phải có sự say mê và lòng quyết tâm. Tiếp theo là phải có phương pháp học đúng. Tớ nghĩ muốn học tốt thì phải nắm thật vững lí thuyết và qua những bài toán ta phải tìm hiểu kĩ bản chất và cố gắng trả lời được câu hỏi từ đâu mà ta có lời giải này. Hơn nữa ta phải cố gắng liên hệ giữa những bài đã giải để xem có điểm chung nào với bài vừa giải hay không. Từ đó rút ra những phương pháp để giải các bài tiếp theo".
Cường nhớ lại những kỷ niệm của bạn về kỳ thi quốc tế tại Kazakhstan. Sự may mắn đã đem lại cho bạn tấm Huy chương bạc quý giá.
Cường bồi hồi kể: "Sau lễ khai mạc, lúc 3g chiều, bọn tớ phải di chuyển đến địa điểm thi cách thủ đô Astana, nơi khai mạc 300 km. Theo lịch sẽ đến nơi lúc 7 giờ nhưng do trên đường có nhiều xe bị hỏng nên đến 10 giờ tối cả đoàn mới tới nơi. Đứa nào cũng mệt mỏi và nghĩ chắc ngày mai khó mà hoàn thành tốt bài thi.Nhưng may mắn là ngày hôm sau ai cũng tỉnh táo và làm bài thi tốt".
Đất nước và con người nơi đây cũng gây cho bạn một ấn tượng đặc biệt: "Kazakhstanlà một đất nước xinh đẹp từ các thành phố với những tòa nhà tráng lệ đến những thảo nguyên rộng mênh mông. Con người nơi đây thì thân thiện, vui tính", Cường chia sẻ.
Phạm Việt Cường (thứ 4, hàng thứ 2 từ bên trái sang) chụp cùng đội tuyển Việt Nam và đoàn Iran tại IndependentPalace ở thủ đô Astana, Kazakhstan.
Một tấm gương vượt khó học giỏi
Một đặc điểm chung là hai cậu bạn giành Huy chương bạc của TP Đà Nẵng trong kỳ thi IMO năm nay đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.
Với Phạm Việt Cường, bố bạn làm thợ cắt tóc, mẹ là giáo viên tiểu học. Gia đình khó khăn nhưng bố mẹ Cường vẫn cố gắng tạo điều kiện cho con học tập.
Vào cấp 3, vì nghĩ vào trường chuyên sẽ có điều kiện tốt phát triển môn chuyên của mình, Cường xin bố mẹ cho thi vào chuyên Lê Quý Đôn. Không phụ lòng tin của gia đình, Cường đã xuất sắc thi đỗ vào chuyên Toán của trường.
Trong quãng thời gian học cấp 3, Cường gặp phải nhiều khó khăn trong việc đi học vì nhà bạn cách trường khá xa. Lúc đầu, Cường đi xe buýt đi học. Nhưng xe buýt chỉ có thể đi vào buổi sáng mà buổi chiều Cường thường học bồi dưỡng trên trường nên bố mẹ phải đi đón. Thấy con vất vả, bố mẹ Cường cố dành dụm mua cho bạn cái xe đạp để đi học cho tiện. Nhờ vậy, Cường có thể chủ động hơn.
Bố mẹ Cường không dưới một lần khuyên bạn bỏ thi quốc gia để tập trung ôn thi đại học cho tốt. Vì nếu như thi quốc gia mà không đạt giải, thi đại học cũng không đỗ thì gia đình Cường cũng không có điều kiện để cho bạn ôn thi thêm một năm nữa.
Tuy vậy, với sự quyết tâm, Cường vẫn xin bố mẹ cho đi thi quốc gia. Giải nhì quốc gia và tấm Huy chương bạc IMO là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực không mệt mỏi của cậu bạn này.
Trước chặng đường đại học sắp tới, Cường đã đăng ký vào lớp cử nhân Toán tài năng của ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội). Bạn muốn tiếp tục nghiên cứu môn Toán sâu hơn sau này.
Cùng ngắm bảng thành tích của bạn Phạm Việt Cường, lớp 12A2, THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng:
- Nhiều năm liền là học sinh giỏi - Lớp 9: Giải nhì thành phố Đà Nẵng môn Toán học - Lớp 10: Giải nhì thành phố Đà Nẵng môn Toán học - Lớp 11: Giải nhì thành phố Đà Nẵng môn Toán học - Lớp 12:- Giải nhì quốc gia môn Toán học -Huy chương bạc Olympic Toán học quốc tếBài: Linh Anh
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Theo dân trí
Trào lưu teen tự học tại... chùa Với cái nắng của mùa hè này thì việc tìm cho mình một chỗ học vừa mát mẻ lại vừa yên tĩnh là rất khó khăn. Vậy sao teen mình không thử đến chùa nhỉ? Hè cũng là lúc những teen 11 bắt đầu chiến dịch đi học thêm của mình. Thế nhưng dưới cái nắng hè gay gắt này, nhiều bạn thay...