Chuyên gia Việt – Hàn bàn về “lộ trình” dạy và học tiếng Hàn ở bậc phổ thông
Ngày 22 -23/12, tại TPHCM, Trung tâm Ngôn ngữ Tiếng Hàn tại TPHCM và Trường ĐH KHXH&NV TPHCM phối hợp tổ chức “Hội thảo Giảng dạy tiếng Hàn bậc phổ thông tại Việt Nam: Thực trạng và phương hướng phát triển”
PGS.TS Nguyễn Tô Chung – Phó Trưởng Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia -Bộ GD&ĐT chia sẻ tại hội thảo.
Sự kiện do Bộ Giáo dục Hàn Quốc chủ trì, với sự tài trợ của Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TPHCM.
Tham dự buổi hội thảo có ông Kang Myong Il, Tổng Lãnh sự Quán Hàn Quốc tại TPHCM, Bà Koh Ji Hyung, Giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ tiếng Hàn tại TP.HCM; đại diện Cục Hợp tác Quốc tế; Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia- Bộ GD&ĐT, ông Nguyễn Văn Hiếu Phó GĐ Sở GD&ĐT TPHCM; PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan – Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia TPHCM, đại diện lãnh đạo các trường ĐH, trường THPT, THCS, cùng đông đảo các diễn giả, các thầy cô thuộc khoa Hàn Quốc và giảng viên môn tiếng Hàn.
Bà Ko Ji Hyung – Giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ tiếng Hàn tại TPHCM phát biểu tại hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo bà Ko Ji Hyung – Giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ tiếng Hàn tại TP.HCM cho biết: Đến thời điểm hiện tại, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đang điều hành và quản lí 43 Viện Giáo dục tại 19 quốc gia, bao gồm cả Trung tâm Ngôn ngữ tiếng Hàn tại Hà Nội và Malaysia được thành lập vào tháng 12/2020.
Từ năm 2016, Việt Nam đã bắt đầu thực hiện giảng dạy thí điểm môn tiếng Hàn – môn ngoại ngữ 2 và vào năm 2020, chương trình đào tạo tiếng Hàn – môn ngoại ngữ 2 đã được phê duyệt và hiện đang trong giai đoạn xúc tiến để phê duyệt chương trình đào tạo tiếng Hàn – môn ngoại ngữ 1…
Đông đảo các đại biểu tham dự hội thảo
Theo bà Ko Ji Hyung: Hội thảo sẽ là dịp để các giảng viên tiếng Hàn giàu kinh nghiệm giảng dạy phong phú tại các trường thí điểm tiếng Hàn tuyến đầu, các thầy cô Hiệu trưởng của các trường THPT, các nhà hoạch định chính sách của chính phủ hai nước, các giáo viên của các trường đại học và các cơ quan giáo dục chia sẻ và trao đổi một cách thẳng thắn và chân thành những ý kiến đóng góp nhằm đẩy mạnh phát triển việc giảng dạy tiếng Hàn tại Việt Nam.
Video đang HOT
Phát biểu chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Hiếu – Phó GĐ Sở GD&ĐT TPHCM cho biết: Từ năm 2016, Trung tâm Ngôn ngữ tiếng Hàn tại TPHCM đã thực hiện giảng dạy tiếng Hàn thí điểm tại một số trường THCS của Việt Nam.
Ở khu vực TPHCM, bắt đầu với hai trường THCS Hoa Lư và THCS Bình Thọ, đến năm 2020 đã có thêm trường THPT Thủ Đức tham gia vào việc giảng dạy thí điểm tiếng Hàn.
Ngoài ra, các trường THPT Bùi Thị Xuân, Nguyễn Hữu Huân, Tây Thạnh, Dương Văn Thì cũng nằm trong danh sách các trường thí điểm và hiện có hơn 1.300 học sinh đang học tập tiếng Hàn dưới sự chi viện của Trung tâm Ngôn ngữ tiếng Hàn tại TPHCM.
“Năm 2020, đề án giảng dạy tiếng Hàn như ngoại ngữ 2 dự kiến sẽ được thông qua, qua đó, việc giảng dạy tiếng Hàn như ngoại ngữ 2 sẽ được hiện thực hóa tại nhiều trường THCS và THPT của Việt Nam hơn nữa”, ông Hiếu cho biết.
Phó GĐ Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu, hy vọng việc giảng dạy tiếng Hàn như ngoại ngữ 1 và ngoại ngữ 2 tại Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.
Phát biểu tại hội thảo PGS.TS Ngô Thị Phương Lan – Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV TPHCM cho biết: Với việc được công nhận là ngoại ngữ 2 tại bậc phổ thông vào năm 2020 và khả năng được công nhận là ngoại ngữ 1 tại bậc phổ thông trong tương lai, tiếng Hàn ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của phụ huynh và học sinh TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung.
Quang cảnh hội thảo
Từ năm 2017 đến nay, riêng ở TP.HCM có 11 trường phổ thông đang tiến hành dạy thí điểm tiếng Hàn với 1.462 học sinh theo học do sự hỗ trợ giáo viên của Trung tâm Ngôn ngữ tiếng Hàn tại TPHCM.
Để đáp ứng nhu cầu dạy và học tiếng Hàn tại bậc phổ thông, tháng 9 vừa qua, Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia TPHCM và Trung tâm Ngôn ngữ tiếng Hàn tại TP HCM đã tổ chức Khoá Đào tạo giáo viên tiếng Hàn bậc phổ thông lần đầu tiên tại miền Nam.
“40 học viên của khóa học này sẽ là lực lượng quan trọng góp phần vào việc giảng dạy tiếng Hàn cho các trường phổ thông tại TP.HCM nói riêng và khu vực phía Nam nói chung… “Hội thảo Giảng dạy tiếng Hàn bậc phổ thông tại Việt Nam 2020″ được tổ chức là dịp để các đơn vị có liên quan, các chuyên gia và các quý thầy cô trong lĩnh vực đào tạo tiếng Hàn cùng chia sẻ kinh nghiệm và định hướng chiến lược cho công cuộc dạy và học tiếng Hàn ở bậc phổ thông tại Việt Nam”, PGS TS Phương Lan chia sẻ.
Phát biểu tham luận tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Tô Chung – Phó Trưởng Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia -Bộ GD&ĐT cho biết, hiện nay, Bộ GD&ĐT đang xây dựng chương trình tiếng Hàn Quốc ngoại ngữ -Hệ 10 năm.
PGS.TS Chung chia sẻ: “Hi vọng, nếu không có gì thay đổi, chương trình sẽ được thông qua và dự kiến ban hành vào năm 2021. Nếu đảm bảo đủ điều kiện về đội ngũ giáo viên, sách giáo khoa và các địa phương có đủ nhu cầu thì chương trình có thể được triển khai theo lộ trình từ năm 2022-2023″.
Nữ sinh 17 tuổi gốc Việt giành giải nhất cuộc thi hùng biện song ngữ ở Hàn Quốc
"Nền tảng đa văn hóa khiến em trở nên nổi bật giữa những người khác", nữ sinh 17 tuổi Kim Hae Young chia sẻ.
Kim Hae Young, 17 tuổi, di chuyển khoảng 160 km bằng tàu hỏa mỗi cuối tuần từ ký túc xá trường học của mình ở Asan, tỉnh Chungcheong Nam, về nhà ở Seoul.
Tuy nhiên, nữ sinh 17 tuổi cho biết đây không phải là gánh nặng đối với em. Kim Hae Young cho biết em rất vui khi được học tại "trường trung học duy nhất trên cả nước Hàn Quốc có các lớp học chuyên sâu bằng tiếng mẹ đẻ của mình, tiếng Việt."
"Em sinh ra ở Việt Nam và lớn lên ở đó cho đến năm 7 tuổi. Đây là điều khiến em nổi bật hơn so với những bạn khác, dẫn đến nhiều cơ hội hơn, chẳng hạn như cơ hội giành được giải thưởng lớn này", Hae Young nói trong một cuộc phỏng vấn với The Korea Times tại văn phòng của tờ báo ở Seoul.
Kim Hae Young, 17 tuổi, người chiến thắng của Giải thưởng Thanh niên Đa văn hóa Hàn Quốc lần thứ 9. Ảnh: Korea Times.
Nhiều người sẽ cho rằng nền tảng đa văn hóa của Hae Young đã ban tặng cho em một tài năng song ngữ mặc dù em không hề biết tiếng Hàn khi mới chuyển đến Hàn Quốc. Học ngôn ngữ là thử thách đầu tiên em gặp phải ở Hàn Quốc, quê hương của bố mình.
Kim Hae Young nhớ lại: "Em từng là một cô gái nhút nhát trong lớp và sống khép kín. Nhưng với sự giúp đỡ của bạn bè, giáo viên và mẹ, em đã có thể tiếp thu ngôn ngữ mới khá dễ dàng".
Hiện tại là người nói thông thạo cả tiếng Hàn và tiếng Việt, cô nữ sinh 17 tuổi đã giành giải nhất trong cuộc thi hùng biện song ngữ toàn quốc năm 2019.
Trải nghiệm mở rộng tầm nhìn
Cô học sinh cấp 3 sắp ra trường hiện đang cố gắng cân bằng thời gian giữa cuộc sống học tập và các hoạt động xã hội. Mặc dù Hae Young ấy cảm thấy rằng đã đến lúc phải tập trung chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia, nhưng những trải nghiệm bên ngoài lớp học cũng là một phần quan trọng trong cuộc sống tràn đầy năng lượng của mình.
"Hae Young tham gia rất nhiều hoạt động trong và ngoài trường. Về cơ bản, em ấy đăng ký mọi sự kiện, cuộc thi, dự án ở trường và hoạt động câu lạc bộ có thể. Điều đáng chú ý là em ấy quản lý tất cả những hoạt động đó mà vẫn duy trì được điểm số trên lớp tốt", giáo viên chủ nhiệm Kim In Soo chia sẻ qua điện thoại.
Giáo viên Kim In Soo nói thêm rằng Hae Young là một sinh viên năng động với nhiều thành tích và em ấy có rất nhiều tiềm năng.
Kim Hae Young (giữa) tạo dáng trong trang phục áo dài truyền thống của Việt Nam trong buổi chụp ảnh kỷ yếu cho trường vào tháng 10. Ảnh: Korea Times.
Kim Hae Young sở hữu một danh sách dài các thành tích hoạt động xã hội: cựu thành viên của hội thanh niên tại Seodaemun Gu, đại sứ sinh viên của đảo Dokdo, tình nguyện viên tại Trung tâm Truyền thông Văn hóa Hàn - Việt, và là trưởng nhóm của một nhóm học quản trị kinh doanh và câu lạc bộ tình nguyện đa văn hóa tại trường của mình.
"Một số người có thể nghĩ rằng em đang làm tất cả những hoạt động ngoại khóa này để giành lợi thế cho việc nhập học đại học, nhưng đó không phải là lý do. Em thực sự học hỏi được rất nhiều điều từ những trải nghiệm mới và giao tiếp với những người khác, việc này mở rộng quan điểm và con đường tương lai của mình", cô gái chia sẻ.
Hae Young rõ hơn về chuyến đi đến Dokdo với tư cách là đại sứ sinh viên vào năm 2019: "Chúng em không chỉ khám phá những địa điểm tráng lệ của các hòn đảo nhỏ mà còn trò chuyện với người dân và hát 'Arirang' với ca sĩ Kim Jang-hoon ...".
Mục tiêu trở thành doanh nhân xã hội
Hae Young cho biết không phải lúc nào mình cũng là người hướng ngoại. Đã có lúc em gặp khó khăn vì cảm giác không thuộc về Việt Nam hay Hàn Quốc. Nữ sinh 17 tuổi chia sẻ: "Vì em sinh ra là một công dân Hàn Quốc nên lúc đó về mặt giấy tờ, em là một người nước ngoài ở Việt Nam. Nhưng em cũng cảm thấy như bị lạc lõng ở Hàn Quốc khi bạn bè hỏi về quốc tịch của mình. Tuy nhiên, em đã có thể vượt qua những khó khăn này thông qua tương tác với những người bạn đa văn hóa khác đang trải qua những cảm giác tương tự.
Em đã gặp rất nhiều người bạn mới từ nhiều hoàn cảnh gia đình khác nhau trong các chương trình đóng góp xã hội mà em tham gia năm 13 tuổi, nơi chúng em chia sẻ những khó khăn chung. Điều đó mang lại cho em cảm giác rằng mình không đơn độc, khiến em tự tin hơn và chấp nhận bản thân theo cách của riêng mình".
Dựa trên kinh nghiệm của mình, Kim Hae Young đề nghị thành lập một nền tảng cố vấn giữa các thanh niên đa văn hóa trên khắp đất nước, vì những vấn đề mà những sinh viên đó gặp phải có thể được giảm bớt đáng kể bằng cách giao tiếp với các bạn có hoàn cảnh tương tự.
"Nền tảng sẽ cung cấp nhiều hơn sự hỗ trợ về mặt tinh thần. Nhiều thanh thiếu niên đa văn hóa bị thiếu thông tin về giáo dục và phát triển nghề nghiệp. Thông qua các chương trình cố vấn, chúng em có thể chia sẻ thông tin hữu ích về việc học tiếng Hàn, các chương trình học bổng, các chương trình tuyển sinh đại học đặc biệt dành cho sinh viên hai chủng tộc và các cơ hội phát triển bản thân khác", Hae Young cho biết.
Hae Young cũng nói về mục tiêu cuối cùng của mình - trở thành một doanh nhân xã hội và mang đến ảnh hưởng tích cực cho xã hội.
Ước mơ của Hae Young là học chuyên ngành quản trị kinh doanh hoặc kinh tế, sau đó điều hành một doanh nghiệp của riêng mình để mang lại các chương trình đóng góp xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh gia đình đa dạng.
Hàng trăm SV dự kiến bị buộc thôi học - làm nghiêm để bảo đảm chất lượng Hang loat trương đai hoc tai TP.HCM vưa tiêp tuc ra canh bao hoc vu lân hai, cung như dư kiên buôc thôi hoc vơi nhiêu sinh viên vi kêt qua hoc tâp kem. Sinh viên Trương ĐH KHXH&NV TP.HCM trong ngày tốt nghiệp. Ảnh minh hoa Thông kê nhanh tư cac trương, danh sach canh cao hoc vu lân 2 cung danh...