Chuyên gia Trung Quốc trộm công nghệ pin tỷ USD tại Mỹ
Người đàn ông này đã bị bắt tại Mỹ trước khi kịp trốn về Trung Quốc.
Người đàn ông Trung Quốc có tên Hongjin Tan vừa bị tòa án tại Oklahoma, Mỹ kết án vì tội trộm bí mật thương mại của công ty dầu khí Phillips 66 của Mỹ, gây thiệt hại tới hơn 1 tỷ USD.
Theo Bộ Tư pháp Mỹ, ông Hongjin Tan, 36 tuổi, là nhà khoa học làm việc tại bộ phận nghiên cứu và phát triển công nghệ pin tại Phillips 66. Ông Tan đã trộm các thông tin liên quan đến sản xuất của “sản phẩm nghiên cứu và phát triển cho lĩnh vực năng lượng” trị giá tới hơn 1 tỷ USD.
Ông Hongjin Tan bị buộc tội đã lấy cắp bí mật công nghệ của công ty Phillips 66, gây thiệt hại tới hơn 1 tỷ USD. Ảnh: LinkedIn.
Ông Tan làm việc tại Phillips 66 từ tháng 5/2017 đến tháng 12/2018. Vào tháng 12/2018, công ty này thông báo đang phối hợp với FBI để điều tra liên quan đến một cựu nhân viên. FBI cho biết Phillips 66 đã liên hệ đến cơ quan này để báo cáo về một vụ trộm bí mật thương mại, đúng vào khoảng thời gian ông Tan nói với các đồng nghiệp ông sắp trở về Trung Quốc.
FBI cũng cho biết họ tìm thấy một hợp đồng của một công ty Trung Quốc chuyên phát triển pin lithium ion trong máy tính của ông Tan.
Theo SCMP, ông Tan đã bị bắt tại Mỹ trước khi trở về Trung Quốc. Ông Tan có quốc tịch Trung Quốc, nhưng thường trú tại tại Mỹ.
Trong phiên tòa, ông Tan thừa nhận cố tình sao chép, tải về các tài liệu và kết quả nghiên cứu mà không được sự cho phép từ phía công ty.
“Việc kết tội ông Tan làm dày thêm bức tranh về những hành động trộm cắp tài sản trí tuệ của Mỹ từ phía Trung Quốc. Bộ Tư pháp đã mở Chương trình Trung Quốc để chống lại các hành động phi pháp khiến nhiều người Mỹ mất việc làm như thế này, và chúng tôi sẽ tiếp tục công việc của mình”, Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp John C. Demers cho biết.
Video đang HOT
“Sự hung hãn về kinh tế của Trung Quốc là mối đe dọa tới ngành công nghệ cao của Mỹ. Những gián điệp công nghệ như Hongjin Tan tham gia vào những vụ trộm bí mật thương mại và tài sản trí tuệ của Mỹ, được sinh ra từ những sáng tạo có được từ thị trường tự do. Nhờ công ty báo cáo và quá trình điều tra từ FBI, Hongjin Tan đã bị bắt quả tang và phải chịu sự trừng phạt”, công tố viên Trent Shores của tòa án quận Nam Oklahoma cho biết.
Ông Tan sẽ nhận án tù tới 2 năm cùng mức bồi thường 150.000 USD cho công ty Phillips 66. Phía Phillips 66 cho biết công nghệ bị đánh cắp đã mang lại cho họ 1,4-1,8 tỷ USD trong năm 2018.
Theo Zing
Nhìn lại lịch sử phát triển pin Lithium-ion mới thấy, việc phát minh ra viên pin mang tính cách mạng này không hề dễ chút nào
Để có thể tạo ra một viên pin có khả năng hoạt động như hiện tại, việc phát triển pin lithium-ion đã kéo dài trong suốt hàng chục năm, bắt đầu từ thời điểm cách đây hơn 40 năm.
Vào ngày 9/10 vừa qua, ba nhà khoa học John B. Goodenough, M. Stanley Whittingham và Akira Yoshino đã được vinh danh với giải Nobel Hóa học 2019 vì những công trình nghiên cứu phát triển pin lithium-ion, phần linh kiện không thể thay thế trên những thiết bị điện tử hiện tại.
Chân dung 3 nhà khoa học đại giải Nobel hóa học 2019
Với nghiên cứu đột phá của ba nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học 2019, nhân loại đã bước vào một kỷ nguyên mới, thay đổi hoàn toàn cuộc sống của con người hiện đại.
Với khả năng sạc đi sạc lại hàng trăm lần, viên pin lithium-ion đang đóng vai trò cung cấp năng lượng cho mọi thiết bị điện tử của chúng ta hiện nay, từ điện thoại di động, laptop, máy tính bảng, máy chơi game...cho đến những chiếc xe chạy bằng điện.
Tuy nhiên, để có thể tạo ra một viên pin có khả năng hoạt động như hiện tại, việc phát triển pin lithium-ion đã kéo dài trong suốt hàng chục năm, bắt đầu từ thời điểm cách đây hơn 40 năm.
Mất hàng chục năm để pin lithium-ion từ con số 0 trở thành sản phẩm thương mại hóa
Theo đó, việc phát minh pin lithium-ion bắt đầu từ những năm thập niên 70, khi thế giới diễn ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ. Vào thời điểm đó, nhà khoa học M Stanley Whittingham đang nghiên cứu về công nghệ năng lượng mới không phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá. Trong quá trình nghiên cứu, ông đã phát hiện ra loại vật liệu có tên titanium sulphide, kết hợp với kim loại liti thuần được dùng để chế tạo cực âm, cực dương sử dụng trong pin lithium.
Nhà khoa học M Stanley Whittingham là người khởi xướng việc phát triển pin lithium-ion
Mặc dù vậy, do Liti là một kim loại hoạt động mạnh nên khi tiếp xúc với không khí dễ dàng xảy ra các phản ứng hóa học gây nguy hiểm. Chính vì vậy, mô hình pin dùng liti thuần làm cực dương đã không được chấp nhận. Cùng thời gian này, J. O. Besenhard tại Đại học Munich đã phát hiện ra tính chất trao đổi ion thuận nghịch giữa than chì và cathode bằng oxit kim loại.
Ở tuổi 97, ông Goodenough cũng là người cao tuổi nhất từ trước đến nay nhận giải Nobel
Dựa trên những phát hiện trước đó của ông Whittingham, nhà khoa học John B Goodenough tiếp tục có thêm những bước tiến trong việc phát triển công nghệ pin.
Vào năm 1979, cùng với cộng sự Koichi Mizushima, ông Goodenough đã chế tạo một loại pin sạc tạo ra dòng khoảng 4 V sử dụng Liti Cobalt Oxit (LiCoO2) làm cực dương và liti thuần làm cực âm. LiCoO2 là một chất dẫn điện tích điện dương với tính ổn định cao nên có thể cung cấp các ion liti nhằm tạo ra dòng điện. Khả năng này đã mở ra triển vọng sử dụng LiCoO2 làm cực dương cho các thế hệ pin hoàn toàn mới có thể sạc lại một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, sự phát triển của viên pin Lithium-ion vẫn chưa dừng lại. Những thành quả thu được của Whittingham và Goodenough tiếp tục được nhà khoa học Nhật Bản Akira Yoshino kế thừa.
Dựa trên thành quả trước đó, nhà khoa học Nhật Bản Akira Yoshino đã giúp viên pin lithium-ion trở nên phổ biến
Vào năm 1985, Yoshino đã tạo ra một nguyên mẫu đầu tiên có khả năng thương mại hóa. Ông đã thay thế cực dương chưa kim loại lithium dễ cháy của Whittingham bằng các ion lithium từ "than cốc dầu mỏ", một sản phẩm phụ giống như than của quá trình lọc dầu. hính vì lý do này, thế hệ pin Li-ion đã được hoàn thiện và an toàn hơn rất nhiều so với trước đây. Yoshino say đí đã xin cấp bằng sáng chế vào cùng năm.
Pin lithium-ion trên Galaxy Note 4
Pin Lithium-ion đã được thương mại hóa vào năm 1991 bởi Sony. Ngay từ khi được mở bán, nó đã tạo ra thành công ngoài sức tưởng tượng: Sony đã bán được 3 triệu viên pin vào năm 1993, và tới 15 triệu viên pin chỉ một năm sau đó. Cũng từ đó, chúng đã mở ra một thời đại công nghệ mới, cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho các thiết bị điện tử phổ biến ngày nay như máy tính xách tay hay điện thoại di động.
Tuy nhiên, hiện công nghệ này đã đến mức giới hạn, đòi hỏi con người phải tìm kiếm, sáng chế ra loại pin có khả năng lưu trữ năng lượng mới, mạnh hơn, nhẹ hơn và an toàn hơn.
Đáng chú ý, vào năm 2017, nhà khoa học John Goodenough mặc dù khi đó đã 95 tuổi, vẫn tiếp tục nghiên cứu và phát triển một loại pin mới có chất lượng tốt gấp nhiều lần so với viên pin lithium-ion. Cùng cộng sự của mình, bà Helena Braga, ông Goodenough đã phát triển một loại pin có khả năng lưu trữ năng lượng nhiều gấp 3 lần so với các loại pin hiện nay và thời gian sạc chỉ tính bằng phút. Chưa hết, độ bền của pin còn tỉ lệ thuận với số lần sạc/xả sạc.
Theo GenK
Bolivia 'đổi đời' nhờ lithium Mặc dù Bolivia nằm trong danh sách những nước nghèo khó nhất Nam Mỹ, nhưng ít ai biết quốc gia này lại đang sở hữu mỏ lithium lớn nhất thế giới. Chính phủ Bolivia ước tính chỉ riêng sa mạc Uyuni có khả năng cung cấp đến 21 triệu tấn lithium. Nhắc đến Bolivia người ta thường nhớ đến cánh đồng muối tự...