Chuyên gia Triều Tiên thừa nhận đang “ngấm đòn” trừng phạt
Áp lực của lệnh cấm vận và phong tỏa kinh tế của cộng đồng thế giới đang khiến Bình Nhưỡng đứng ngồi không yên.
Một người đàn ông Triều Tiên đang vác bình ga.
Kim Chol, giám đốc Viện Kinh tế thuộc Học viện Khoa học Xã hội Triều Tiên trong bài phỏng vấn với hãng tin Kyodo News đã tiết lộ rằng giá dầu tại quốc gia này gia tăng đột biến do lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế. Đây là lần hiếm hoi một chuyên gia Triều Tiên nói về vấn đề này với hãng tin quốc tế.
Điều này khiến nền kinh tế Triều Tiên điêu đứng và gây tác động không nhỏ lên xã hội. Nhiều người phải chuyển qua đạp xe và sử dụng phương tiện công cộng do chi phí nhiên liệu tăng cao. Lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế nhắm vào Bình Nhưỡng được đưa ra như một sự đáp trả các vụ thử tên lửa liên tục của Triều Tiên.
Video đang HOT
“Nhập khẩu dầu mỏ bị hạn chế khiến giá dầu tăng phi mã”, Kim Jong-guk, một chuyên gia từ viện nghiên cứu Triều Tiên, nói. Ông cho biết lệnh trừng phạt cũng khiến Triều Tiên khó thanh toán quốc tế với những nước như Trung Quốc.
Giá xăng bắt đầu tăng nhanh từ tháng 4 và tình hình còn tồi tệ hơn khi Trung Quốc tuyên bố không xuất khẩu dầu sang Bình Nhưỡng. Đầu năm nay, hoạt động nhập than của Triều Tiên từ Trung Quốc cũng bị cắt đứt.
Trong năm 2017, Triều Tiên thử tên lửa với số lần nhiều chưa từng có trong lịch sử. Các tên lửa tầm trung, bán trung và tầm xa đều được thử nghiệm liên tục. Mỗi quả tên lửa thử nghiệm đều được đánh giá là thể hiện rõ rệt tiến bộ khoa học kĩ thuật của Bình Nhưỡng.
Quả tên lửa Triều Tiên thử nghiệm hôm 4.7 được cho là đủ sức bắn tới bang Alaska và một số chuyên gia cho rằng nó có thể bắn xa hơn, vào sâu trong đất liền Mỹ. Sau khi từ bỏ chính sách của Obama về “sự kiên nhẫn chiến lược”, chính quyền ông Trump chuyển qua kế hoạch “gây áp lực tối đa”.
Biện pháp trừng phạt của Mỹ bao gồm cấm vận kinh tế, ngăn chặn quân sự từ xa và áp lực ngoại giao để buộc Bình Nhưỡng ngồi vào bàn đàm phán. Ông Trump cũng rất hy vọng Trung Quốc kiểm soát được Triều Tiên nhưng mọi chuyện không như những gì Tổng thống Mỹ dự liệu.
Theo Danviet
Lộ kế hoạch ám sát Kim Jong-un của cựu Tổng thống HQ?
Bà Park từng kí một văn bản năm 2015 đồng ý "thay đổi sự lãnh đạo của Triều Tiên" và giao lực lượng tình báo nước này đảm trách.
Âm mưu ám sát Kim Jong-un được lên kế hoạch từ năm 2015.
Tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản vừa có bài viết đáng chú ý, trong đó khẳng định cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã lên kế hoạch ám sát ông Kim Jong-un từ lâu.
Bà Park, bị phế truất vì bê bối tham nhũng, đã kí một văn bản đồng ý "thay đổi sự lãnh đạo của Triều Tiên năm 2015", theo Asahi Shimbun. Lực lượng tình báo Hàn Quốc được giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch này.
Thông tin ban đầu cho thấy Hàn Quốc định dàn xếp một vụ tai nạn xe hơi hoặc làm trật bánh tàu hỏa chở lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-un. Chính quyền bà Park thậm chí định âm mưu đảo chính và lật đổ chế độ hiện nay của ông Kim.
Asahi Shimbun viết hoạt động quân sự và thử tên lửa thường xuyên của Triều Tiên đã khiến Seoul có ý định ám sát ông Kim Jong-un. Căng thẳng Seoul và Bình Nhưỡng xuất phát từ năm 2015 khi hai bên đấu súng dữ dội sau khi Triều Tiên bắn một đầu đạn pháo gần thành phố biên giới Yeoncheon.
Tuy nhiên, thông tin mới nhất khẳng định Tổng thống đương nhiệm Moon Jae-in sẽ không thực hiện kế hoạch ám sát này. Hồi tháng 5, Triều Tiên từng cáo buộc Mỹ và Hàn Quốc âm mưu sát hại lãnh đạo tối cao bằng chất hóa học.
Theo Danviet
Sinh viên Mỹ chết: Triều Tiên nhận là "nạn nhân lớn nhất" Triều Tiên cho rằng, ở thời điểm các bác sĩ Mỹ tới đón Otto, sinh viên này vẫn khỏe mạnh, tỉnh táo, tim và phổi bình thường. Otto khóc lóc trong phiên tòa xét xử tại Triều Tiên đầu năm 2016. Ngày 23.6 vừa qua, Triều Tiên đã tự gọi mình là "nạn nhân lớn nhất" sau cái chết của sinh viên Mỹ...