Chuyên gia nói gì về uống bia mùa lạnh làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Uống bia trong mùa lạnh được nhiều người lựa chọn. Hầu hết mọi người đều bỏ qua nguy cơ làm tăng đột quỵ từ thói quen uống bia trong mùa lạnh. Tìm hiểu thông tin uống rượu bia làm tăng nguy cơ đột quỵ dưới đây!
PGS. TS Phạm Đình Đài là Chủ nhiệm Khoa Đột quỵ tại Bệnh viện Quân Y 103 đã cho biết, chỉ trong vài ngày gần đây, đơn vị đã tiếp nhận nhiều trường hợp đột quỵ có liên quan đến yếu tố rượu bia.
Những ngày sát tết, các cơ quan đơn vị tổ chức tiệc tất niên. Đây cũng là nguyên nhân khiến mọi người uống nhiều rượu bia và uống bia mùa lạnh nhiều hơn. Điều này trở thành nỗi lo ngại mỗi khi tiếp nhận thêm các trường hợp bị đột quỵ do rượu bia gây ra.
1. Rượu bia làm tăng nguy cơ đột quỵ nguy hiểm
- Đối tượng nghiện rượu bia:
Gần đây nhất là trường hợp nam bệnh nhân 54 tuổi quê tại Cao Bằng. Người bệnh có tiền sử nghiện rượu suốt 20 năm qua, mỗi ngày đều đặn uống tới 500ml rượu.
Sau khi bị đột quỵ, người bệnh được chuyển tới bệnh viện tuyến huyện xuống Bệnh viện 103 trong tình trạng chảy máu não lớn. Ngoài ra, kèm theo đó là liệt và hôn mê sâu. Tiếp nhận bệnh nhân xong, sau khi tìm hiểu thông tin từ gia đình bác sĩ được biết ngay trước hôm sảy ra đột quỵ người đàn ông này vẫn tiếp tục thói quen uống rượu với lượng lớn.
Người bệnh nghiện rượu bia bị đột quỵ sẽ gây ra những khó khăn trong quá trình điều trị – Ảnh bergandgroup
Trong khi đó, tại bệnh viện bác sĩ đã chẩn đoán rằng ngoài tình trạng đột quỵ thể chảy máu não thì người ebenhj còn bị xơ gan và làm suy giảm các yếu tố đông máu. Đây là tình trạng khiến máu chảy ở người bệnh rất nghiêm trọng. Dù đã được kíp cấp cứu nỗ lực cứu chữa nhưng người bệnh vẫn không còn hy vọng do tình trạng bệnh quá nặng.
- Người bệnh không nghiện rượu bia:
Trường hợp thứ 2, bệnh nhân 45 tuổi tại Hà Đông, Hà Nội cũng có tiền sử tăng huyết áp nhẹ. Trong khi đó, đang uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đối tượng này không nghiện rượu bia tuy nhiên vì một buổi tiệc liên hoan với bạn bè, người bệnh đã uống 2 cốc bia.
Sau đó bệnh nhân xuất hiện đột quỵ thể chảy máu não và nhanh chóng được đưa tới viện 103 để cấp cứu.
PGS.TS Đài cũng cho biết, do kịp thời tới bệnh viện nên tình trạng đột quỵ của người bệnh này kịp thời được chữa trị và chưa quá nặng. Ngay sau khi tới bệnh viện, bệnh nhân đã được các bác sĩ áp dụng khác đồ cấp cứu đột quỵ, cầm máu, chống phù não và kiểm soát huyết áp cho người bệnh.
Video đang HOT
Thực tế có tới 8 trên 10 người đột quỵ đều bị tăng huyết áp, bác sĩ chỉ cách kiểm soát huyết áp vào mùa Đông cho mọi người.
Sau 2 tuần chữa trị tích cực, người bệnh đã phục hồi và được xuất viện.
Sau khi uống rượu bia bị đột quỵ nếu kịp thời chữa trị người bệnh có cơ hội phục hồi cao – Ảnh scopeblog
2. Bệnh đột quỵ gồm những thể nào?
Chuyên gia đột quỵ PGS.TS Đài cũng cho biết, đột quỵ là bệnh có 2 thể:
- Thể nhồi máu, đây là tình trạng động mạch hẹp và tắc lại và chảy máu với mạch máu vỡ ra, máu tràn vào tổ chức não.
- Thể xuất huyết não, tình trạng này đa số xảy ra do bị tăng huyết áp.
Thực tế, đột quỵ là bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, đặc biệt vào mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp, đây là yếu tố bất lợi dễ khiến người bệnh bị huyết áp cao và dẫn tới tình trạng chảy máu não.
Đặc biệt, đối với những người có thói quen uống rượu bia thì nguy cơ bị chảy máu não do đột quỵ gây ra càng cao hơn người bình thường.
Hội tim mạch Mỹ và Hội Tim mạch thế giới cũng cho biết thêm, rượu bia là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng tăng huyết áp. Huyết áp tăng cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng chảy máu não.
Như mọi người đã biết, Cao huyết áp là ’sát thủ’ gây bệnh đột quỵ: Làm ngay 5 điều này để giảm huyết áp từ sớm .
Đối với những người có thói quen uống rượu bia thì nguy cơ bị chảy máu não do đột quỵ gây ra càng cao hơn người bình thường – Ảnh medicalnewstoday
Ngoài ra, mùa đông là thời điểm cơ thể phản ứng với thời tiết lạnh bằng cách nâng huyết áp lên. Do đó, việc uống rượu bia cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Đặc biệt, đối với những trường hợp đột quỵ nặng hầu hết đều có liên quan đến yếu tố rượu bia. Lúc này, lượng máu chảy thường lớn và xuất hiện ở những vùng nguy hiểm trong não nên rất khó có thể cứu chữa được người bệnh.
Một vài khuyến cáo từ chuyên gia giúp mọi người có thể phòng tránh tình trạng đột quỵ nguy hiểm xảy ra:
- Tránh sử dụng bia, rượu và chất kích thích trong thời tiết lạnh.
- Những người mắc các bệnh lý nền có liên quan đến đột quỵ như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì,… càng cần tránh xa rượu bia mùa lạnh để tránh đột quỵ.
- Giữ ấm cơ thể là biện pháp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.
- Tránh ra ngoài khi thời tiết quá lạnh. Nếu bắt buộc phải ra ngoài nên làm ấm cơ thể và mặc đủ ấm.
- Người mắc bệnh lý cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc.
- Chủ động kiểm soát huyết áp đặc biệt trong thời tiết lạnh và cần có sự tư vấn định kỳ của bác sĩ để có biện pháp dự phòng tốt hơn.
- Xuất hiện tình trạng huyết áp tăng vọt cần nhanh chóng báo ngay với bác sĩ hoặc tới bệnh viện để nhận tư vấn kịp thời.
Trời lạnh cần lưu ý những gì để tránh bị đột quỵ, phổi tắc nghẽn?
Khi nhiệt độ giảm sâu cũng là thời điểm mà tại các bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị đột quỵ, phổi tắc nghẽn mạn tính tới cấp cứu nhất.
Nhiều người cao tuổi phải thở máy
Ghi nhận tại khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, 100/100 giường bệnh đã kín. Trong số này nhiều trường hợp nặng phải thở máy.
TS.BS Trần Quang Thắng, Trưởng Khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương (Hà Nội) cho biết mấy ngày vừa qua, thời tiết lạnh đột ngột nên số bệnh nhân nhập viện tăng. Người bệnh nhập viện với các bệnh lý về hô hấp, phổi tắc nghẽn mạn tính và đột quỵ.
Trong đó, có trường hợp cụ ông 80 tuổi (Hà Nội) có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp. Lý do được người nhà đưa cụ ông vào viện là do nửa đêm cụ đi vệ sinh thì bị ngã. Người nhà ngay sau đó đưa cụ vào viện nhưng đã có biểu hiện liệt nửa người.
Tương tự tại Bệnh viện Tim Hà Nội, nhiệt độ giảm sâu cũng làm số bệnh nhân đột quỵ tăng lên 20% so với thời tiết bình thường. Lý do vì trời lạnh gây co mạch, dẫn đến tăng huyết áp, nhưng người dân lại ngại đi khám nên tỷ lệ đột quỵ tăng lên nhiều.
Điều này cũng xảy ra, tại Trung tâm Đột quỵ, BV Trung ương Quân đội 108 cũng ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân đến viện do đột quỵ, nhồi máu não. Trong số này, có những trường hợp còn trẻ.
Trời lạnh, nam giới, người cao tuổi cần lưu ý điều gì?
Trong khi đó, chị Nguyễn Thu Thuỷ, (Cầu Giấy, Hà Nội) mấy ngày nay bơ phờ vì phải ra vào một bệnh viện ở Hà Nội để chăm bố. Cụ từng bị tai biến một lần, dù đã được cảnh báo nhiều lần, nhưng ông vẫn rất chủ quan. 4 ngày trước, trời lạnh, mà ăn xong ông vẫn đi bộ tập thể dục quanh khu tập thể.
Sáng sớm hôm sau, huyết áp ông tăng đột ngột, mẹ chị Thuỷ vội vã cho ông uống hạ áp nhưng cũng không xuống. Bà hốt hoảng gọi các con đến đưa bố đến viện. Thế nhưng, tại bệnh viện, các bác sĩ cho biết lần này ông bị nặng hơn. Nguy cơ liệt toàn bộ bên người.
"Người già, lại có sẵn bệnh tăng huyết áp, tiền sử từng mổ K tiền liệt tuyến. Bố tôi chỉ cần mượn "cớ" bệnh gì có thể không gượng lại được. Giờ chỉ mong ông đừng nằm đâu nằm đấy thôi", chị Thuỷ mệt mỏi cho hay.
Đột quỵ là tình trạng mất đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc xuất huyết bên trong dẫn đến chết các tế ....
Theo TS, BS Nguyễn Văn Tuyến - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, BV Trung ương Quân đội 108, các yếu tố nguy cơ đột quỵ não bao gồm hai nhóm nguy cơ.
Nhóm nguy cơ không thể thay đổi được bao gồm: tuổi cao, đặc biệt những người hơn 70 tuổi; chủng tộc như người da đen nguy cơ cao hơn người da trắng; giới tính nam nguy cơ cao hơn nữ; yếu tố liên quan đến gen mang tính chất gia đình...
Lý giải tình trạng người cao tuổi dễ mắc bệnh đột quỵ khi thời tiết lạnh sâu, TS. Trần Quang Thắng cho rằng, phần lớn những bệnh nhân này đã có bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường.
Khi gặp thời tiết lạnh cơ thể người cao tuổi không thích nghi kịp khiến huyết áp tăng vọt, dẫn đến đột quỵ. Đặc biệt là bệnh nhân đái tháo đường, mùa lạnh thường ăn nhiều hơn khiến đường huyết tăng cao, gây biến chứng. Có người bị đột quỵ tái đi tái lại nhiều lần.
Ngoài ra, người cao tuổi thường có thói quen đi bộ và tập thể dục buổi sáng sớm, ra ngoài thời tiết lạnh đột ngột, cơ thể thích nghi kém, kết hợp sương nên dẫn đến đột quỵ.
"Vì thế, trời lạnh người già không tập thể dục vào buổi sáng, chỉ nên tập buổi chiều tối và tập trong nhà càng tốt", TS Thắng khuyến cáo.
Đồng tình với quan điểm này, PGS.TS Vũ Thị Thanh Huyền, Trưởng khoa Nội Tiết Cơ Xương khớp, Bệnh viện Lão khoa Trung ương nhấn mạnh, người cao tuổi không nên tập thể dục quá sớm, mặc ấm có thể mặc nhiều lớp để có thể dễ dàng cởi ra, mặc vào thích ứng với điều kiện thời tiết.
"Nếu tập thể dục thì nên khởi động kỹ, trong quá trình tập thì có quá trình làm nguội cơ thể. Đặc biệt tránh thay đổi quá nhanh như điều kiện từ trong nhà ra ngoài trời, vì nó dễ dàng thay đổi các đáp ứng mạch, gia tăng các yếu tố nguy cơ như đột quỵ, nhồi máu cơ tim...", TS Huyền nhấn mạnh.
Đặc biệt đối với người có bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính... cần tuân thủ điều trị, kiểm soát tốt hơn đường huyết, huyết áp.
Bác sĩ Bạch Mai giật mình cách cứa tai chữa đột quỵ Phát hiện bố bị đột quỵ, người con trai luống cuống dùng dao cứa tai bố để nặn máu rồi dùng kim chích đầu ngón tay. Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai mỗi ngày tiếp nhận 35-40 bệnh nhân từ khắp các tỉnh chuyển đến. Trong số này có rất ít bệnh nhân đến kịp trong khung giờ vàng, rất nhiều...