Chuyên gia Nga tới Ấn Độ điều tra tai nạn Su-30MKI
Các chuyên gia Nga đến Ấn Độ để tham gia vào việc điều tra nguyên nhân vụ tai nạn máy bay Su-30MKI rơi ngày 14/10 vừa qua.
Ngày 23/10, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết các chuyên gia Nga đã đến Ấn Độ để điều tra vụ tai nạn, cng cũng nói rằng cuộc điều tra có thể hoàn thành trước cuối tuần tới.
Máy bay Su-30MKI do Nga sản xuất đã bị rơi trong một chuyến bay huấn luyện ngay trước khi hạ cánh xuống căn cứ không quân Lohegaon.
Chiến cơ Su-30 của quân đội Ấn Độ
Cả hai phi công nhảy dù một cách an toàn và không bị thương. Đây là tai nạn thứ tư kể từ khi máy bay loại này được trang bị cho Ấn Độ năm 1997.
Ngay sau khi máy bay bị rơi, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã đình chỉ các chuyến bay của Su-30MKI để hoàn tất cuộc điều tra, đây là thủ tục tiêu chuẩn của Ấn Độ.
Theo nguồn tin, các chuyến bay sẽ được tiếp nối sau khi các máy bay chiến đấu trải qua quá trình kiểm tra an toàn.
Nguồn tin nhấn mạnh rằng trong quá trình kiểm tra, thanh tra sẽ tập trung vào hệ thống dù cứu hộ.
Theo Đài tiếng nói nước Nga, hiện nay Ấn Độ có gần 200 chiếc Su-30, chiếm khoảng 1/3 toàn bộ máy bay chiến đấu của quốc gia này.
Theo VTC News
Gói nâng cấp máy bay chiến đấu nào phù hợp với Việt Nam?
Nâng cấp máy bay chiến đấu cũ lên chuẩn mới hiện đại hơn là hướng đi được nhiều quốc gia lựa chọn nhằm bảo đảm sức mạnh cho không quân trong điều kiện kinh tế còn eo hẹp.
Video đang HOT
Dưới đây là một số gói nâng cấp máy bay chiến đấu do Nga thực hiện, chi phí nâng cấp được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet.
1. Nâng cấp MiG-21 lên chuẩn MiG-21-93: 4,5 triệu USD
Tiêm kích MiG-21-93
MiG-21 là dòng tiêm kích huyền thoại của thế kỷ 20, giữ 3 kỷ lục gồm: máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không; máy bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 và máy bay chiến đấu có thời gian sử dụng lâu nhất.
Tuy nhiên hiện nay MiG-21 đã rất lỗi thời, lạc hậu về nhiều mặt (radar tầm trinh sát rất ngắn, vũ khí hiệu suất kém...) vì vậy cần phải nhanh chóng tiến hành thay thế, nhưng trong tình cảnh ngân sách hạn hẹp của đa số quốc gia còn sử dụng thì việc nâng cấp, hiện đại hóa MiG-21 lại là ý tưởng phù hợp hơn cả.
Đáp ứng nhu cầu trên, nhiều nước đã đưa ra một số gói nâng cấp nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu cho dòng tiêm kích huyền thoại này trong đó nổi tiếng nhất là phiên bản MiG-21-93 do Nga thực hiện.
MiG-21-93 được Nga trang bị những hệ thống điện tử hàng không và vũ khí tiên tiến. Cụ thể, máy bay lắp đặt radar điều khiển hỏa lực Kopyo có tầm hoạt động 57 km, theo dõi đồng thời 10 mục tiêu và tiêu diệt 2 trong số đó.
Trước nâng cấp, MiG-21 chỉ có khả năng mang tên lửa không chiến thế hệ cũ như R-3S, R-60, thì nay đã có thể mang các loại tên lửa không đối không tiên tiến như R-73E, R-27, R-77 thậm chí cả tên lửa chống radar Kh-25MP.
Nhìn chung, MiG-21-93 tập trung nâng cấp mạnh yếu tố hỏa lực, cho khả năng không chiến tầm xa tăng gấp 10 lần so với khi chưa nâng cấp. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự quốc tế, MiG-21-93 có khả năng đối phó với biến thể F-16 đời đầu của Mỹ.
2. Nâng cấp MiG-21 lên chuẩn MiG-21-97: 5,5 triệu USD
Ảnh minh họa
MiG-21-97 là một gói nâng cấp sâu hơn, bao gồm tất cả các cải tiến áp dụng trên MiG-21-93 nhưng bổ sung thêm động cơ Klimov RD-33 (loại dùng trên máy bay tiêm kích MiG-29) thay cho động cơ Tumansky R-25-300.
3. Nâng cấp MiG-23 lên chuẩn MiG-23-98: 6 triệu USD
MiG-23-98 và các loại vũ khí có thể sử dụng
MiG-23 là loại tiêm kích đầu tiên của Liên Xô được thiết kế vượt ngoài khái niệm "đánh chặn" truyền thống khi có thời gian hoạt động dài và có khả năng không chiến ngoài tầm nhìn. Tuy nhiên, hệ thống điện tử hàng không và vũ khí của MiG-23 được chế tạo cách nay hơn 30 năm cũng đã rất lạc hậu, không thể đối đầu với các máy bay thế hệ mới.
Do đó, Tổ hợp MiG đã phối hợp với Rosvoorouzhenie State Corporation để đưa ra các phương án nâng cấp cho MiG-23 tùy theo yêu cầu và khả năng chi trả của khách hàng nhưng cấu hình cao nhất là MiG-23-98 gồm có:
Hệ thống máy tính điều khiển trung tâm MVK và ILS; Radar ngắm bắn đa nhiệm có tầm phát hiện mục tiêu máy bay tiêm kích từ 90-100 km; Hệ thống điều khiển hỏa lực mới (giống với MiG-21-93); Mũ phi công hiển thị mục tiêu; Hệ thống đạo hàng, tín hiệu hàng không, thiết bị liên lạc và hệ thống tác chiến điện tử mới.
Sau nâng cấp, MiG-23-98 mang được nhiều vũ khí hiện đại như tên lửa không đối không RVV-AE, R-27R/T, R-27E; tên lửa không đối đất, không đối hạm Kh-25ML, Kh-29L/T/TD, Kh-31A/P và bom có điều khiển KAB-500L/KR. Theo đánh giá của các chuyên gia, MiG-23-98 có tính năng chiến đấu cả đối không và đối đất tương đương với tiêm kích thế hệ 4.
4. Nâng cấp MiG-29SE lên chuẩn MiG-29SMT: 21 triệu USD
MiG-29SE nâng cấp lên chuẩn MiG-29SMT
MiG-29SMT là gói nâng cấp lớn được giới thiệu từ giữa những năm 2000, có sử dụng một số công nghệ áp dụng trên MiG-29M nhằm nâng cao hiệu suất chiến đấu cho thế hệ MiG-29SE đã lạc hậu.
MiG-29SE nâng cấp lên chuẩn MiG-29SMT không được bổ sung thêm cái "lưng gù" trứ danh nên tầm bay và tải trọng vũ khí không có gì khác biệt, tuy nhiên máy bay vẫn được trang bị radar điều khiển hỏa lực Zhuk-M có tầm trinh sát tới 120 km trong chế độ đối không (theo dõi 10 mục tiêu và tham chiến với 4 mục tiêu cùng lúc), phát hiện mục tiêu kích cỡ tương đương tàu khu trục từ 300 km với chế độ đối hải hoặc phát hiện xe tăng từ xa 25 km ở chế độ đối đất.
Việc nâng cấp hệ thống điện tử đem lại cho MiG-29SMT khả năng sử dụng hầu hết vũ khí chính xác cao của Nga. Khác với thế hệ MiG-29SE trước, MiG-29SMT giờ đây có thể mang tên lửa đối không tầm trung - xa R-77, tên lửa đối đất Kh-29T/TE, tên lửa chống tàu siêu thanh Kh-31A, tên lửa chống radar Kh-31P và các loại bom có điều khiển.
Với những nâng cấp đáng giá như vậy, MiG-29SMT hoàn toàn có thể đối đầu ngang ngửa với tiêm kích thế hệ 4 của phương Tây.
5. Nâng cấp Su-27SK lên chuẩn Su-27SM2: 37 triệu USD
Tiêm kích Su-27SM2
Su-27SM2 là biến thể nâng cấp toàn diện của Su-27SK, do áp dụng một số công nghệ của tiêm kích thế hệ 5 mà hiệu suất chiến đấu đã tăng hơn 60% so với nguyên bản. Su-27SM2 được trang bị buồng lái nhà kính hiện đại, màn hình hiển thị LCD đa chức năng, phầm mềm kiểm soát mới và máy tính kỹ thuật số mạnh hơn.
Theo một số nguồn tin, nhà sản xuất đã thay thế radar N-001 VEP bằng radar Zhuk-MS được thiết kế chuyên dụng cho Không quân Nga.
Phầm mềm kiểm soát hỏa lực cùng radar mới cho phép Su-27SM2 sử dụng được tất cả các vũ khí đối không, đối đất và đối hải của Nga như tên lửa hành trình Kh-29T/TE/L, Kh-59M/ME/MK/MK2, bom thông minh KAB-500KR, KAB-1500KR, tên lửa chống radar Kh-31P, tên lửa chống hạm Kh-31A, đặc biệt là tên lửa không đối không tầm trung R-77M1 có tầm bắn lên đến 175 km.
Su-27SM2 có khả năng tham chiến với 8 mục tiêu cùng lúc; trang bị động cơ AL-31FM1 (động cơ này hiện tại chỉ sử dụng trong Không quân Nga) có hiệu suất được cải tiến đáng kể khi hoạt động, tiết kiệm nhiên liệu hơn, chạy êm hơn và tuổi thọ dài hơn.
Các thử nghiệm tại Nga cho thấy, Su-27SM2 vượt trội về nhiều mặt so với Su-30MKI của Ấn Độ. Không quân Nga tuyên bố, Su-27SM đã đạt được khả năng không chiến gần bằng với tiêm kích thế hệ 5.
Sau khi tham khảo các gói nâng cấp trên thì có thể thấy phương án nâng cấp Su-27SK lên chuẩn Su-27SM2 tỏ ra rất phù hợp với Việt Nam về cả 2 phương diện tính năng chiến đấu lẫn chi phí phải bỏ ra so với việc mua máy bay mới. Với 10 chiếc Su-27SK còn hoạt động, nếu tiến hành nâng cấp giữa vòng đời theo chuẩn Su-27SM2 thì sức mạnh của Không quân Việt Nam sẽ được tăng cường đáng kể.
Theo VNE
Vì sao Ấn Độ nghi ngờ tính năng tiêm kích Su T-50 Nga? Việc Nga không cung cấp tài liệu cũng như không chứng minh được tính ưu việt của Su T-50 so với F-22 khiến Ấn Độ muốn dừng hợp tác phát triển chiến đấu cơ hệ 5. Theo nguồn tin từ Không quân Ấn Độ, việc ký hợp đồng liên quan đến việc hợp tác nghiên cứu máy bay chiến đấu thế hệ 5...