Chuyên gia giáo dục, TS. Giáp Văn Dương: Học trực tuyến có thể tạo ra một lớp học sinh mới
Việc đầu tiên cần làm là giảm thời lượng học trực tuyến sao cho phù hợp. Với kinh nghiệm cá nhân, tôi cho rằng không nên học trực tuyến quá 20 tiết/tuần. Còn lại, nên để thời gian cho học sinh tự học, tự đọc sách theo chủ đề. – TS. Giáp Văn Dương
Chia sẻ với báo TG&VN, TS. Giáp Văn Dương – chuyên gia giáo dục, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường Tiểu học Times School nêu quan điểm, học trực tuyến sẽ tạo tiền đề cho học sinh làm quen với việc tự học qua các nguồn học liệu trực tuyến khác nhau. Nhờ đó có thể tạo ra một lớp học sinh mới, học theo một cách hoàn toàn khác.
Chuyên gia giáo dục, TS. Giáp Văn Dương nhận định, học trực tuyến phụ thuộc quá lớn vào sự hỗ trợ của bố mẹ và sự tự giác của học sinh.
Theo ông, việc dạy và học trực tuyến có những rào cản gì?
Những vấn đề của giáo dục trực tuyến về cơ bản vẫn như xưa. Đó là sự suy giảm tương tác trực tiếp giữa thầy và trò. Ngoài ra, nhiều nội dung thuộc về thực hành, hoặc cảm thụ trực cảm, không thể dạy trực tuyến hiệu quả được.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện thời, dạy học trực tuyến là lựa chọn duy nhất. Hy vọng dần dần, kỹ năng dạy và học của cả thầy và trò đều cải thiện. Đồng thời, việc học trực tuyến sẽ tạo tiền đề cho học sinh làm quen với việc tự học qua các nguồn học liệu trực tuyến khác nhau. Nhờ đó có thể tạo ra một lớp học sinh mới, học theo một cách hoàn toàn khác.
Vậy khi học online, nhà trường, giáo viên cần chủ động thay đổi nội dung, thiết kế bài giảng ra sao, có những cải cách, cải tiến gì so với dạy trực tiếp?
Việc đầu tiên cần làm là giảm thời lượng học trực tuyến sao cho phù hợp. Với kinh nghiệm cá nhân, tôi cho rằng không nên học trực tuyến quá 20 tiết/tuần. Còn lại, nên để thời gian cho học sinh tự học, tự đọc sách theo chủ đề.
Muốn vậy, chương trình học cần phải rút gọn và thiết kế lại, tập trung vào các nguyên lý chính, các trọng tâm kiến thức của môn học. Nếu không, học sinh sẽ bị quá tải.
Kỹ năng quản lớp của giáo viên cũng cần cải thiện thêm trong môi trường trực tuyến, sao cho vừa đảm bảo kết nối mà vẫn giữ nhịp được cho tiết học.
Video đang HOT
Ngoài ra, học sinh chỉ có thể tập trung được trong khoảng thời gian 10-20 phút tùy lứa tuổi, nên cần có khoảng nghỉ giữa tiết học cho các em thư giãn và bảo vệ mắt. Nói chung, đây là những kỹ thuật nhỏ, cần quan sát và cải thiện dần dần trong quá trình dạy và học.
Trong tương lai, việc học online sẽ trở thành xu hướng. Tuy nhiên, thực tế không ít trường đang “bê” nguyên chương trình, nội dung dạy trực tiếp lên dạy trực tuyến. Có phải điều này khiến việc học trực tuyến chưa hiệu quả như kỳ vọng?
Với bậc học phổ thông, việc học trực tuyến không thể nào thay thế hoàn toàn học trực tiếp, nhưng là một bổ trợ quan trọng. Trong các hoàn cảnh bắt buộc như hiện giờ, học trực tuyến còn là một giải pháp thay thế khi học sinh không thể đến trường.
Tuy nhiên, sư phạm trực tuyến còn chưa được nghiên cứu và định hình, mọi việc gần như tự phát. Hiệu quả học tập dao động rất nhiều, phụ thuộc quá lớn vào sự hỗ trợ của bố mẹ và sự tự giác của học sinh.
Vì thế, trong thời gian tới, một trong những vấn đề ngành sư phạm phải xử lý là hoàn thiện phương pháp giảng dạy trực tuyến cho giáo viên và tạo ra kho tàng các học liệu phù hợp với môi trường giáo dục trực tuyến.
Dịch Covid-19 đã tạo ra thách thức về hướng giảng dạy online, qua đó yêu cầu người thầy nâng cấp kỹ năng, cần chuẩn bị điều kiện để ứng phó với tình huống bất ngờ, cập nhật công nghệ để có thể làm tốt vai trò “người thầy 4.0″ thế nào?
Hơn một năm nay, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, trong đó có ngành giáo dục.
Với người thầy, ảnh hưởng lớn nhất là khó đảm bảo chất lượng giáo dục trong một môi trường học tập mới, ở đó sự sát sao và tương tác trực tiếp thầy-trò đã suy giảm rất nhiều. Ngoài ra, kho học liệu phù hợp với giáo dục trực tuyến bằng tiếng Việt hiện cũng rất hạn chế.
Vậy làm thế nào để khắc phục? Tôi nghĩ cách tốt nhất là cải thiện kỹ năng sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến và học thêm ngoại ngữ để khai thác các học liệu bằng tiếng Anh. Ngoài ra, cũng cần quan sát và rút kinh nghiệm liên tục, ở từng chi tiết trong quá trình dạy học, để cải thiện không ngừng.
Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là phần kỹ thuật. Phần quan trọng hơn là người thầy phải yêu nghề và tận tâm với nghề. Hiểu được đây là nghề nghiệp của mình, định nghĩa mình là ai trong xã hội, để trau dồi và cải thiện, từ đó họ sẽ thích nghi và hoàn thành tốt công việc.
Giáo dục mùa Covid-19 sẽ gặp khó khăn nên bản thân người học lẫn phụ huynh phải thay đổi và thích nghi ra sao?
Theo tôi, chẳng còn cách nào khác là phải chủ động hơn, đặt ra các mục tiêu học tập rõ ràng hơn nữa. Lưu ý, mục tiêu học tập không chỉ đơn thuần là kiến thức và điểm số, quan trọng nhất là sự thuần thục trong các kỹ năng sống, rộng hơn là sự trưởng thành chung của trẻ. Vì lẽ đó, với mỗi lứa tuổi khác nhau, mục tiêu học tập này cũng sẽ khác nhau.
Về phía phụ huynh, hãy coi những ngày con học trực tuyến ở nhà là cơ hội để bố mẹ dạy con những điều mình muốn dạy khi bình thường cả con và mình đều không có thời gian. Chẳng hạn, kỹ năng làm việc nhà, phép tắc văn minh, văn hóa gia đình hoặc đơn giản đây là cơ hội để cả nhà kết nối tốt hơn với nhau qua các công việc chung.
Chỉ cần ý thức là phải chủ động thích nghi, có được một vài mục tiêu cụ thể, chắc chắn những ngày nghỉ dịch sẽ không trôi qua vô nghĩa.
Xin cảm ơn ông!
Phụ huynh đứng ngồi không yên, vừa chạy dịch, vừa ôn thi vào lớp 10 cùng con
Hầu hết các phụ huynh có con chuẩn bị thi vào lớp 10 năm học 2021 - 2022 đều chung tâm trạng lo lắng, áp lực khi trường học đóng cửa, việc ôn luyện bị gián đoạn.
Ba ngày sau khi Hà Nội thông báo tạm dừng việc học trực tiếp tại lớp để chuyển sang hình thức học trực tuyến tại nhà, chị Nguyễn Thương Nga (Ba Đình, Hà Nội) và cậu con trai lớp 9 luôn trong tình trạng vừa học, vừa nghe ngóng thông tin dịch bệnh và thi cử.
Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa kỳ thi tuyển vào lớp 10 THPT công lập Hà Nội năm học 2021 - 2022 sẽ diễn ra. Nếu dịch kéo dài, chị Thương lo kỳ thi sẽ khó diễn ra đúng kế hoạch. Việc học tập và ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 cũng không được đảm bảo.
"Kỳ thi chuyển cấp đang cận kề, trong khi một ngày các con chỉ học online được 3 tiết theo chương trình của nhà trường. Học trực tuyến, giáo viên không thể sát sườn huớng dẫn từng học sinh, chất lượng buổi học so với trực tiếp tại lớp bị giảm đi rất nhiều. Với những kiến thức như vậy không thể đủ để các con thi vào lớp 10, đặc biệt là môn Lịch sử", vị phụ huynh lo lắng.
Trường học đóng cửa, các lớp luyện thi phải tạm nghỉ, nhưng Hà Nội vẫn giữ nguyên việc thi 4 môn là thử thách lớn với học sinh cuối cấp năm nay. Đặc biệt là khi con chị Nga đang có ý định thi vào trường THPT Chu Văn An. Mọi thứ đang trở nên khó khăn và áp lực hơn ở chặng đua nước rút.
Tương tự, ngay từ đầu năm học, chị Trần Thị Hoa Mai (Hoàng Mai, Hà Nội) lên kế hoạch chi tiết cho con ôn luyện đặt mục tiêu vào trường THPT chuyên Nguyễn Huệ. Tuy nhiên, dịch bệnh bùng phát trở lại, phá vỡ kế hoạch ôn luyện của con.
Chị Hoa lo lắng khi con đang phải học online, mà phương pháp này không hiệu quả bằng đến lớp, thầy cô giảng dạy trực tiếp. Trong khi đó, con trai chị phải thực hiện 5 môn thi vào trường chuyên, áp lực và sức nóng của kỳ thi dường như đang nhân lên gấp bội.
Gia đình chị Hoa tính đến phương án thuê gia sư một thầy một trò để cho con ôn luyện. Mức chi phí cho hình thức học này là 300.000 đồng/buổi học kéo dài 2 tiếng.
"Cực chẳng đã, gia đình phải cắn răng đầu tư cho thuê gia sư riêng cho con ôn luyện. Hy vọng dịch sẽ sớm kết thúc, Hà Nội giữ ổn định phương án thi để học sinh yên tâm ôn luyện. Tôi cũng hy vọng đề thi năm nay vừa sức với học sinh trong điều kiện tình hình dịch COVID-19 phức tạp, không nên đánh đố hay đề quá khó khiến học sinh áp lực" , vị phụ huynh chia sẻ.
Phụ huynh đồng hành cùng con mùa thi. (Ảnh minh hoạ: N.A)
Ông Nguyễn Cao Cường, Hiệu trưởng trường THCS Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội cho rằng, việc dạy học trực tuyến không hề gây xáo trộn hay ảnh hưởng gì cho nhà trường.
Ông thừa nhận, thời điểm này việc học trực tuyến khiến học sinh lớp 9 khá hoang mang, lo lắng. Nhà trường đã có giải pháp ôn tập cũng như định hướng để học sinh, phụ huynh yên tâm. Đến nay các trường cơ bản hoàn thành kiến thức cho học sinh lớp 9 cũng như hoàn tất hồ sơ học sinh thi vào lớp 10.
Theo lịch, hôm nay nhà trường cho khối 6, 7, 8 thi học kỳ nhưng không kịp. Vì thế, từ hôm nay nhà trường duy trì học trực tuyến cho lớp 6, 7, 8 với số lượng phù hợp. Với môn Toán - Văn - Anh chỉ học 2 tiết/ tuần và các buổi học có 3 tiết/ buổi nhằm đảm bảo cho sức khỏe cho học sinh.
Đây là thời điểm học sinh ôn thi vào lớp 10, nên hiện nhà trường ưu tiên ôn tập 4 môn thi vào lớp 10 theo hình thức online cho học sinh tất cả các buổi sáng với 3 tiết học/buổi.
Phó giáo sư Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT khẳng định, theo khung kế hoạch thường niên, thời điểm kết thúc năm học vào ngày 31/5. Hiện mới là đầu tháng 5, các trường còn khoảng gần 4 tuần để vừa ôn tập, kiểm tra và đánh giá học sinh. Tạm thời chưa cần điều chỉnh thời gian kết thúc năm học.
Trước lo ngại về thời gian thi tốt nghiệp THPT và thi vào lớp 10 ở các địa phương bị ảnh hưởng do COVID-19 như năm 2020 từng xảy ra, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết, dù tạm nghỉ nhưng hoạt động dạy học trực tuyến vẫn được các trường học duy trì, thời gian kết thúc năm học tạm thời chưa cần điều chỉnh. Vì vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn thực hiện đúng theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Đối với các kỳ thi chuyển cấp như thi vào lớp 10, việc quy định về hình thức thi, địa điểm, thời gian thi,... sẽ do các địa phương chủ động kế hoạch, điều chỉnh căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương. Do đó, học sinh, phụ huynh hoàn toàn yên tâm, tập trung ôn tập thật tốt cho kỳ thi cuối cấp quan trọng sắp tới.
Vững tin Các cơ sở giáo dục ngày càng phản ứng nhanh và chủ động sau những đợt ứng phó với dịch bệnh Covid-19. Ảnh minh họa/INT Còn nhớ đầu năm 2020, khi lần đầu tiên thế giới biết đến bệnh dịch này, quyết định cho học sinh dừng đến trường, rồi tiếp tục mở cửa trường học trở lại làm đau đầu các nhà...