Chuyên gia giáo dục: Trẻ mặc cảm, tự ti thường hay nói 4 câu này
Chỉ cần quan sát cẩn thận, bố mẹ sẽ phát hiện ra con mình liệu có phải là một đứa trẻ hay mặc cảm và tự ti không.
Là bố mẹ, ai cũng mong con mình lanh lợi, hoạt bát, tự tin. Thế nên khi thấy trẻ có một số dấu hiệu như rụt rè, kém tự tin, hay mặc cảm, họ thắc mắc rằng tại sao một đứa trẻ được bố mẹ tạo mọi điều kiện tốt nhất lại có tính cách như vậy?
Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia giáo dục và là một nhà tâm lý nổi tiếng ở Trung Quốc, bà Lý Mỹ Kim chỉ ra rằng: ” Tỷ lệ mặc cảm, tự ti ở trẻ em không hề thấp nhưng phần lớn bị giấu kín. Nếu bố mẹ không thường xuyên quan sát con mình, họ sẽ không thể phát hiện ra được vấn đề “.
Khi trẻ có những biểu hiện mặc cảm và tự ti nhưng không được giải tỏa cảm xúc, chúng dễ sống nội tâm, có xu hướng trầm cảm trong tương lai. Vì vậy, bố mẹ cần quan sát con mình nhiều hơn, đặc biệt chú ý nếu thấy trẻ thường hay nói 4 câu này.
1. “Con giỏi nhất mà!”
Khi một đứa trẻ cố tình che giấu khuyết điểm, luôn nhấn mạnh bản thân mình rất giỏi, thường phản bác lại một cách quyết liệt nếu bị ai đó khiển trách. Trong trường hợp này, bố mẹ không nên đánh giá con mình tự tin, bởi đây có thể do trẻ cố tình tự nhận mình như vậy. “Con giỏi nhất mà!” có thể là câu nói mang tính phòng thủ khi trẻ có cảm giác tự ti.
“Con giỏi nhất mà!” có thể là câu nói mang tính phòng thủ khi trẻ có cảm giác tự ti. (Ảnh minh họa)
Nếu trẻ tiếp tục ngày càng tự, hay chán nản và nghi ngờ bản thân, theo thời gian sẽ hình thành tính cách hèn nhát.
2. “Con chẳng là gì cả”
Video đang HOT
Sau khi bị phê bình và chỉ trích, tâm hồn của trẻ liên tục bị tổn thương, nếu không khôi phục lại sự tự tin sẽ khiến trẻ dễ có lòng tự trọng thấp. Khi trẻ nghĩ mình không là gì cả, sự lo lắng và đau khổ tích tụ dần trong lòng, lâu dần sinh ra những mặc cảm không thể xóa nhòa.
3. “Con không thể thắng người ta”
Có một số đứa trẻ ngay từ nhỏ đã theo đuổi sự hoàn hảo quá mức, môi trường sống bị hạn chế, thường phủ nhận mọi thứ. Mỗi khi chúng không đạt được những mục tiêu đã đề ra hay gặp những vấn đề không mấy dễ chịu, thường sẽ tỏ ra hoang mang, lo lắng về tương lai của mình. Chúng cảm thấy bản thân kém cỏi hơn người khác, nghĩ rằng mình không thể hơn họ được.
Mỗi khi trẻ không đạt được những mục tiêu đã đề ra sẽ thất vọng tràn trề. (Ảnh minh họa)
Loại cảm giác này theo thời gian sẽ khiến trẻ tự ti, không đủ bản lĩnh để đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống sau này.
4. “Con xin lỗi”
Một số đứa trẻ thường hay xấu hổ về bản thân mình và thích nói lời xin lỗi. Chúng luôn cảm thấy sự tồn tại của mình đang gây phiền phức, trở thành gánh nặng cho bố mẹ hoặc không giúp ích được gì cho người khác. Khi trẻ luôn nói “con xin lỗi”, chúng có thể nghĩ bố mẹ không thương mình, bản thân không có giá trị gì trong mắt bố mẹ, giống như “đồ thừa” trong nhà.
Một khi trẻ có những suy nghĩ này, cảm giác tự ti và mặc cảm sẽ bủa vây chúng, kèm theo đó hàng loạt những hành động tiêu cực xảy ra như trẻ không thích nghe giảng bài, kết quả học tập giảm sút, thích ở một mình, không muốn có bạn bè…
Bố mẹ cần làm gì nếu nhận thấy con mình hay mặc cảm và tự ti?
- Thể hiện tình yêu thương với con cái nhiều hơn
Trẻ tự ti luôn cảm thấy cô đơn, không có ai hiểu mình, không giỏi bằng người khác, không được mọi người công nhận… Nếu nhận ra con mình có biểu hiện như vậy, bố mẹ nên bày tỏ tình yêu thương nhiều hơn và nói cho trẻ biết ưu điểm của bản thân là gì.
Khi trẻ nhận ra bản thân hoàn toàn không vô dụng như mình nghĩ, cũng có những ưu điểm nổi bật, kèm theo cảm nhận được tình yêu của bố mẹ, chúng sẽ dần dần trở nên tự tin, vui vẻ và cởi mở hơn.
- Lắng nghe trẻ nói và khuyến khích trẻ dám thử những điều chúng thích
Khi trẻ có tâm lý tự ti, bố mẹ nên khuyến khích trẻ nhiều hơn và động viên “con có thể làm được mà”, thay vì buộc tội, chỉ trích và nhắc đi nhắc lại sai lầm. Sự thiếu thấu hiểu của bố mẹ có thể đẩy trẻ vào cảnh ngày càng mặc cảm, không muốn giao tiếp với mọi người, trở nên chán nản cuộc sống hơn.
Việc bố mẹ thường xuyên trò chuyện, trở thành một người bạn tốt, cho phép trẻ dám làm những thứ chúng thích, động viên mỗi khi gặp thất bại sẽ mang lại sự tự tin cho trẻ nhanh chóng.
Xúc động nam sinh nhiều năm dậy sớm cõng bạn tới trường
Suốt 2 năm qua, nhờ có Tú mà Tùng dù đôi chân không lành lặn nhưng vẫn tới lớp đều đặn, câu chuyện cổ tích giữa đời thường về tình bạn đẹp khiến ai biết đến cũng đều xúc động và cảm phục.
Tú thường dậy thật sớm để kịp giờ đưa đón bạn tới trường.
Em Nguyễn Thanh Tùng có hoàn cảnh rất đặc biệt, sống trong Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Thái Nguyên, chân tùng bị dị tật bẩm sinh nên việc đi lại vô cùng khó khăn, không thể tự đến trường. Nhưng bù lại, em đã có một tình bạn đẹp trong suốt những năm học dưới mái trường THCS Quang Trung - TP Thái Nguyên.
Người cùng Tùng viết lên câu chuyện đẹp đó là em Trịnh Tuấn Tú học sinh lớp 7A3 trường THCS Quang Trung, bố mất sớm mẹ bỏ đi, Tú sống cùng với người cô ruột. Dù đã rất thiệt thòi và thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần tuy nhiên Tú nhận thấy bạn Tùng còn gặp nhiều khó khăn hơn mình, thiếu thốn tình thương yêu và quan tâm của gia đình hơn em. Bên cạnh đó, bạn còn bị tật nguyền , không thể tự tới lớp khiến em lại càng muốn giúp bạn nhiều hơn.
Ban đầu, khi chưa có xe đạp hàng ngày Tú cố gắng dậy thật sớm đi bộ đến Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Thái Nguyên để cõng bạn. Dù con đường đến trường có nhiều trở ngại ngày nắng cũng như ngày mưa không làm cho đôi chân ấy chùn bước. Sau này, được BGH và Liên đội trường THCS Quang Trung quan tâm Tú đã được tặng một chiếc xe đạp để đưa đón bạn Tùng tới trường đỡ vất vả hơn.
Bộc bạch về người bạn đã gắn bó với mình suốt 2 năm qua, Tú cho biết: Thấy hoàn cảnh của bạn như vậy, dù bị khuyết tật ở chân nhưng khát khao được học tập, được tới trường khiến bản thân em rất khâm phục, cảm thông. Trên lớp, Tùng là một người hiền lành, ít giao tiếp với bạn bè, hay mặc cảm, tự ti và đôi khi bị các bạn trêu ghẹo. Cảm thương trước số phận của Tùng, em tự nhận thấy bản thân mình ngoài trách nhiệm đưa đón bạn tới trường an toàn em còn phải bảo vệ bạn, giúp đỡ bạn trong học tập.
Quãng đường đưa đón Tùng dù ngược đường nhưng để thu hẹp lại khoảng cách chúng em thường xuyên trò chuyện, động viên nhau cùng cố gắng. Đồng thời, em luôn dặn lòng phải quyết tâm cùng bạn nỗ lực trên hành trình chinh phục ước mơ.
Để quãng đường tới trường thu hẹp lại khoảng cách hai bạn thường xuyên trò chuyện và động viên nhau
Nói về mơ ước sau này, đôi mắt của Tú sáng lên, em cười và nói rằng: Em sẽ dành cả đời để làm thiện nguyện, bởi đó là một công việc rất ý nghĩa và nhân văn. Em cũng hy vọng và mong muốn sẽ có nhiều nhà hảo tâm có tấm lòng nhân ái sẻ chia giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt, giúp họ vơi đi khó khăn trong cuộc sống.
Nói về hành động đẹp của Tú, Cô Đào Thị Sinh - Giáo viên chủ nhiệm lớp 7A3, Trường THCS Quang Trung chia sẻ: Ở lớp Tú là một học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi, thiếu thốn hơn cả các bạn khác cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, em Tú là một người rất năng động, trách nhiệm có nhiều cố gắng phấn đấu thay đổi bản thân trong học tập lẫn các hoạt động của trường của lớp.
Dù đoạn đường tới trường không thuận lợi, nhưng Tú vẫn nhiệt tình không quản ngại về đường xá, bao bọc, bảo vệ bạn. Tú và Tùng là tấm gương sáng giàu nghị lực trong cuộc sống, các em là minh chứng về tình yêu thương, lòng nhân ái và nghị lực vươn lên số phận.
Để động viên và khích lệ tinh thần nhân ái của em Tú, BGH cũng như Hội Cha, mẹ học sinh nhà trường đã thống nhất tạo điều kiện, hỗ trợ miễn giảm một số khoản thu cho em.
Sáng suốt trong điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển "Kết quả thi tốt nghiệp THPT không như mong đợi, các em hãy bình tĩnh, sáng suốt tìm hiểu để điều chỉnh nguyện vọng phù hợp", cô Vũ Thanh Thủy, GV Trường THPT Kiến An, quận Kiến An, Hải Phòng chia sẻ. Cô Thủy cùng học trò trong một buổi sinh hoạt chuyên đề. Không có chuyện "học tài thi phận" Trước mỗi...