Chuyên gia giải đáp tất cả thắc mắc về bệnh viêm phổi do corona
Dịch bệnh viêm phổi do corona đang diễn biến ngày càng phức tạp. Độc giả có băn khoăn, lo lắng cần tư vấn có thể gửi câu hỏi và sẽ nhận được giải đáp của chuyên gia tại đây.
Câu hỏi 1: Tôi có thể đến đâu khám, xét nghiệm nếu nghi ngờ bệnh viêm phổi do virus corona chủng mới? (Nguyễn Văn Nam (54 tuổi, Thái Bình).
Trả lời:
Theo Bộ Y tế, khi nghi ngờ nhiễm viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới của virus corona (nCoV), người bệnh sẽ được tiếp nhận khám, theo dõi, cách ly triệt để tại địa phương (tại Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh).
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đến khám tại 21 bệnh viện có cơ sở theo dõi, điều trị cách ly bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm nCoV được Bộ Y tế công bố, bao gồm:
- Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương
- Bệnh viện Nhi trung ương
- Bệnh viện Phổi trung ương
- Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí
- Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên
- Bệnh viện Trung ương Huế
- Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ
Video đang HOT
- Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội
- Bệnh viện Vinmec Hà Nội
- Bệnh viện Đà Nẵng
- Bệnh viện Nhi đồng 1
- Bệnh viện Nhi đồng 2
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai
- Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa
- Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa
- Bệnh viện tỉnh Thái Bình
- Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn
Mẫu bệnh phẩm của các trường hợp nghi ngờ nhiễm nCoV sẽ được chuyển đi xét nghiệm tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đối với các tỉnh khu vực phía Bắc; Viện Pasteur Nha Trang đối với các tỉnh khu vực Miền Trung; Viện Pasteur TP HCM đối với các tỉnh khu vực phía Nam.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, nơi tiếp nhận, cách ly các trường hợp nghi nhiễm virus corona khu vực Hải Phòng
Khi có diễn biến nặng hoặc được xác định dương tính với chủng virus corona mới, bệnh nhân sẽ được điều trị tại bệnh viện tuyến cuối theo phân tuyến.
Tại miền Bắc, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở Kim Chung) là bệnh viện tuyến cuối, sẽ tiếp nhận người bệnh từ Hà Tĩnh trở ra. Trường hợp hết cơ số giường bệnh dự phòng, người bệnh sẽ được chuyển đến: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận người bệnh khu vực các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (từ Quảng Bình đến Phú Yên).
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM tiếp nhận người bệnh thuộc các tỉnh từ Khánh Hòa trở vào. Trường hợp hết cơ số giường bệnh dự phòng, người bệnh sẽ được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bênh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh.
Với một số địa phương ở xa các bệnh viện tuyến cuối, để ngăn khả năng lây lan dịch bệnh dọc đường, bệnh nhân dương tính nCoV có thể được điều trị cách ly ngay tại Khoa Nhiệt đới (Khoa Truyền nhiễm) của Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Tất cả phác đồ điều trị đều theo đúng chuẩn của Bộ Y tế.
Câu hỏi: Nếu phát hiện người thân nghi ngờ mắc virus corona tôi có thể phản ánh đến ai?(Trần Thị Lụa – 42 tuổi, Quận 2, TP.HCM)
Trả lời:
Hiện nay, Bộ Y tế có 2 đường dây nóng miễn phí 1900 3228 và 1900 9095 tiếp nhận các thông tin về tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus corona mới (nCoV) trên toàn quốc cũng như tư vấn cách phòng chống dịch.
Ngoài ra, 21 bệnh viện có cơ sở theo dõi, điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm nCoV cũng đã có đường dây nóng riêng như sau:
Theo vietnamnet
Cô giáo Hà Nội tuyệt vọng chia tay người yêu vì không có âm đạo
Ở tuổi 26, Thương tuyệt vọng chia tay bàn trai khi biết mình không có âm đạo, không thể quan hệ hay mang thai tự nhiên.
Ngày 5/1, ThS.BS Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, BV cho biết, khoa vừa thực hiện phẫu thuật thành công ca tạo hình âm đạo cho nữ bệnh nhân Nguyễn Thị Thương, 29 tuổi, giáo viên tại Hà Nội.
Trước đó, khi học hết lớp 12, không thấy có kinh nguyệt, Thương đã đi khám tại y tế địa phương nhưng không phát hiện ra bệnh.
Cách đây 3 năm, chị tiếp tục đi khám tại BV phụ sản TƯ, phát hiện ra bị hội chứng Mayer-Rokintansky (không âm đạo bẩm sinh).
Bàng hoàng khi phát hiện dị tật bẩm sinh này, chị T. đã chia tay người yêu trong sự tuyệt vọng.
Qua đọc báo, chị tìm đến khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, BV E khám, mong muốn cải thiện dị tật của mình để sống hạnh phúc và tự tin hơn.
Ekip bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân
Các kết quả chiếu chụp cho thấy bệnh nhân có âm đạo rất ngắn (khoảng 2cm). Trên xét nghiệm bệnh nhân có 2 buồng trứng bình thường, các hormone của nữ trong giới hạn bình thường, nhiễm sắc thể giới là XX, đặc trưng của nữ.
Để phẫu thuật, bác sĩ phải tạo khoang âm đạo mới với sự hỗ trợ của nội soi ổ bụng và thăm dò buồng trứng, tử cung.
Đầu tiên, bác sĩ tạo khoang âm đạo mới có vị trí và kích thước tương đương âm đạo thật. Sau đó lấy niêm mạc miệng và niêm mạc môi bé để ghép vào.
Đây là kỹ thuật tiên tiến, có độ an toàn và kết quả tạo hình rất tốt do niêm mạc ở 2 vị trí này tương đồng với niêm mạc âm đạo.
Đặc biệt, các các bác sĩ tại khoa đã sáng tạo ra khuôn nong và cố định mảnh ghép bằng silicon y học.
Ca mổ diễn ra trong 90 phút, sau mổ bệnh nhân ổn định, được nuôi dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch trong 7 ngày để không cần đi ngoài, ảnh hưởng vết mổ.
Theo BS Minh, tại Việt Nam, GS Trần Thiết Sơn là người đầu tiên ứng dụng khuôn nong nhựa trong tạo hình âm đạo. Kế thừa và phát triển những ý tưởng đó, các bác sĩ khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt đã tự tạo dụng cụ này bằng vật liệu silicon y học, đảm bảo về chất lượng và an toàn cho sức khỏe người bệnh, giúp niêm mạc ghép bám tốt vào ống đường hầm âm đạo.
BS Minh thông tin thêm, tại Việt Nam, GS Trần Thiết Sơn là người đầu tiên ứng dụng khuôn nong nhựa trong tạo hình âm đạo. Kế thừa và phát triển những ý tưởng đó, các bác sĩ khoa Việc sử dụng khuôn nong tự tạo sẽ giảm chi phí rất nhiều cho người bệnh vì họ phải dùng dụng cụ này trong vòng 3-6 tháng.
BS Minh cho biết, dị tật không có âm đạo là bệnh bẩm sinh của đường sinh dục nữ nguyên nhân chưa rõ ràng. Bệnh thường phát hiện ở độ tuổi sơ sinh hoặc dậy thì. Những phụ nữ không may mắc hội chứng này, sẽ không thể quan hệ tình dục.
Sau phẫu thuật, do các bệnh nhân vẫn có buồng trứng bình thường nên vẫn có thể lấy trứng thụ tinh nhân tạo và nhờ mang thai hộ.
Do đó, những trường hợp nghi ngờ hoặc phát hiện bất thường ở cơ quan sinh sản, như không có kinh nguyệt, không quan hệ tình dục được... cần được khám và điều trị sớm.
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet
Trả lại bầu ngực căng đầy cho cô gái 36 tuổi Nữ bệnh nhân phát hiện mắc ung thư vú thì đã ở giai đoạn muộn, bác sĩ buộc phải cắt toàn bộ một bên ngực, nạo vét hạch. Điều này khiến chị rơi vào mặc cảm vì bên xẹp lép, bên vẫn căng tròn. Ảnh minh họa Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ, Bệnh viện E (Hà Nội)...