Chuyên gia dự báo ngành quản trị khách sạn sẽ “bùng nổ” sau đại dịch
Hai năm qua, ngành du lịch đình trệ kéo theo dịch vụ lưu trú, ăn uống bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, ngành quản trị khách sạn vẫn là ngành học “hot” trong năm 2021.
Sau dịch Covid-19 không lo thiếu việc làm
Dịch vụ lưu trú, ăn uống là một trong những ngành phát triển nhanh ở nước ta trong 10 năm gần đây. Hàng loạt khách sạn cao cấp từ 3 – 5 sao được xây dựng trên khắp cả nước.
Tuy nhiên, trong 2 năm vừa qua, ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề vì Covid-19 khiến ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm sút nghiêm trọng. Riêng quý III/2021, 20 tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, ngành này giảm đến 54,8%.
Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM, tình trạng này chỉ là tạm thời, khi Covid-19 qua đi, ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống sẽ đón đợt phát triển “bùng nổ”, kéo theo đó nhu cầu nhân sự cao.
Ông Tuấn dẫn chứng, trong mùa tuyển sinh năm nay, dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng khối ngành du lịch, khách sạn, dịch vụ vẫn có rất đông thí sinh lựa chọn. Cụ thể, số liệu đăng ký xét tuyển ĐH-CĐ năm 2021 cho thấy, gần 200.000 em đăng ký nhóm ngành này, trong khi chỉ tiêu có hơn 24.000.
Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM cho biết: “Về mức độ cạnh tranh, khối ngành du lịch – dịch vụ đang đứng thứ 4 trên tổng số 24 nhóm ngành”.
Khối ngành du lịch, khách sạn vẫn có rất đông thí sinh lựa chọn.
Theo ông Trần Anh Tuấn, hiện ngành này đình trệ vì yêu cầu phòng dịch chứ không phải do giảm nhu cầu nên không lo thiếu việc làm.
Video đang HOT
Thạc sĩ Phạm Đình Sửu, Trưởng khoa Du lịch trường Cao đẳng Bách Khoa Sài Gòn (BKC), cũng cho rằng, hoạt động du lịch, lưu trú, ăn uống sẽ phát triển mạnh mẽ sau khi dịch bệnh được ổn định. Đây cũng là nguyên nhân khiến ngành nghề này vẫn giữ được sức hút đối với nhiều bạn trẻ.
Ông Trần Anh Tuấn nhấn mạnh: “Những ngành gắn với nhu cầu thực tế luôn phát triển rất mạnh, chỉ cần tháo bỏ hạn chế do phòng chống dịch nó sẽ bung ra”.
Bí quyết thành công cho sinh viên quản trị khách sạn
Theo thạc sĩ Phạm Đình Sửu, sinh viên ngành quản trị khách sạn hệ cao đẳng được đào tạo nhiều kỹ năng nghề như nghiệp vụ lễ tân, tổ chức sự kiện, quy trình phục vụ trong nhà hàng – khách sạn; xây dựng chiến lược marketing trong kinh doanh khách sạn, resort…
Đặc biệt, hệ cao đẳng chú trọng nhiều đến các chương trình thực hành cùng giảng viên để nâng cao tay nghề, đưa sinh viên đi kiến tập thực tế tại các doanh nghiệp… nên kỹ năng của các em rất thành thạo.
Khi ra trường, các em có thể đảm nhận nhiều vị trí việc làm như: Nhân viên lễ tân, chăm sóc khách hàng; Giám sát và quản lý các hoạt động của nhà hàng – khách sạn; Nhân viên tổ chức sự kiện; Nhân viên kinh doanh – marketing…
Theo Trưởng khoa Du lịch BKC, sinh viên mới ra trường có thể hưởng mức lương từ 8 – 10 triệu đồng trở lên với vị trí nhân viên. Còn khi các em phấn đấu lên vị trí quản lý thì mức lương sẽ vượt ngưỡng 15 triệu đến vài chục triệu đồng.
Thạc sĩ Hoàng Tuấn Lang, Giám đốc điều hành khách sạn Orchids Saigon chia sẻ với sinh viên quản trị khách sạn bí quyết để thành công trong nghề này là: kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Trong nhóm kỹ năng, ông đánh giá đặc biệt cao ở kỹ năng giao tiếp, ứng xử, bởi quản trị khách sạn là ngành phải giao tiếp nhiều với khách hàng, đồng nghiệp.
Thái độ tôn trọng, kính trên nhường dưới khi làm việc chung với đồng nghiệp và thái độ chuẩn mực, phục vụ tốt khách hàng là yếu tố quyết định để trở thành nhân viên quản trị khách sạn thành công.
Ngoài ra, kỹ năng vượt khó cũng rất quan trọng, bởi trong công việc quản trị khách sạn lúc nào cũng có thể xuất hiện khó khăn chưa lường được, phải có tâm thế sẵn sàng mới có thể vượt qua.
Ông lấy ví dụ về giai đoạn ảnh hưởng do Covid-19 hiện nay, nhiều khách sạn đóng cửa nhưng cũng có nơi chuyển hướng phục vụ khách cách ly, y bác sĩ… Những nhân viên có kỹ năng vượt khó sẽ học kiến thức phòng dịch, 5K, vượt qua nỗi sợ lây nhiễm… để trụ lại với công việc.
“Những bạn sợ hãi, hoang mang sẽ đánh mất cơ hội, các bạn ở lại có cơ hội vươn lên vị trí cao hơn. Chúng ta sống trong giai đoạn khác thường phải có giải pháp khác thường để thành công, phải vượt khó!”, ông Hoàng Tuấn Lang nhấn mạnh.
Nhiều quán xá ở Thủ Đức bán tại chỗ bất chấp, chủ quán khẳng định 'cứ thoải mái, đừng lo'
Mặc dù TP.HCM chưa cho dịch vụ ăn uống bán tại chỗ nhưng ngày 11-10, nhiều hàng quán ở TP Thủ Đức vẫn thản nhiên nhận khách ngồi lại, khách thì không đeo khẩu trang, nói chuyện rôm rả như 'không có chuyện gì'.
Quán cà phê P.X. trên đường Phạm Văn Đồng, phường Linh Đông, TP Thủ Đức nhận hàng chục khách và phục vụ tại chỗ sáng 11-10 - Ảnh: MINH HÒA
Trước đó ngày 9-10, UBND TP Thủ Đức (TP.HCM) có công văn gửi thủ trưởng các phòng ban, đơn vị; trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch 34 phường về triển khai các nội dung liên quan đánh giá mức độ dịch trên địa bàn TP Thủ Đức, trong đó nêu rõ dịch vụ ăn uống tại chỗ phải dừng hoạt động ở mọi cấp độ (có 4 cấp độ tương ứng vùng xanh, vàng, cam, đỏ).
Tuy nhiên theo ghi nhận thực tế của Tuổi Trẻ Online sáng 11-10, nhiều quán ăn, quán cà phê khuất sâu trong các con hẻm nhỏ vẫn mở cửa phục vụ khách tại chỗ. Một số quán cà phê ngoài mặt tiền đường lớn cũng mở cửa bán tại chỗ cho khách, tuy nhiên không thấy lực lượng chức năng đến kiểm tra, nhắc nhở hoặc xử lý.
Khoảng 8h cùng ngày, quán cà phê tên P.X. trên đường Phạm Văn Đồng, phường Linh Đông, TP Thủ Đức đón khoảng 20 khách vào uống nước tại chỗ. Theo quan sát, nhiều khách không đeo khẩu trang, ngồi tụ lại nói chuyện rôm rả như "chưa hề có dịch".
"Hỏi nhỏ" thì nam nhân viên phục vụ quán trấn an: "Ngồi uống thoải mái đi, đừng lo". Nam nhân viên cho biết do dịch bệnh nên quán chỉ bán buổi sáng, còn ngày bình thường bán tới khuya.
Còn quán cà phê tên Đ. trên đường số 2, phường Trường Thọ, TP Thủ Đức, đón khách "kín đáo" hơn khi bố trí tấm tôn chắn phía trước để che khuất tầm nhìn bên ngoài, nhưng bên trong khách "tấp nập", ngồi "chém gió", xe của khách cũng được đẩy sâu vào bên trong để tránh sự chú ý.
Tại phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức, trong sáng 11-10, một quán cà phê đón hàng chục khách đến uống nước, không đeo khẩu trang nói chuyện "ì xèo", không màng tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp.
Khách thắc mắc ngồi uống tại chỗ có bị sao không thì chủ quán nhanh nhảu: "Cứ ngồi uống, không sao cả, không cần lo. Quán đã cho khách ngồi uống được mấy hôm nay rồi".
Nhiều quán nước, quán cà phê, quán ăn trong các con hẻm nhỏ ở TP Thủ Đức cũng mở cửa bán cho khách ngồi tại chỗ nếu có nhu cầu...
Một quán cà phê ở phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức bán cho khách ngồi lại, bất chấp quy định - Ảnh: MINH HÒA
Quán cà phê P.X. trên đường Phạm Văn Đồng mở bán phục vụ tại chỗ - Ảnh: MINH HÒA
Theo ghi nhận, mỗi buổi sáng có hàng chục khách đến quán P.X. ngồi lại "tám chuyện" rôm rả, không đeo khẩu trang - Ảnh: MINH HÒA
Quán cà phê tên Đ. trên đường số 2, phường Trường Thọ, TP Thủ Đức lấy tấm tôn che phía trước lại, còn bên trong nhận khách như "không có chuyện gì" - Ảnh: MINH HÒA
Vì sao ngành Thương mại điện tử trường nghề luôn "hot"? Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ và được nhận định sẽ tăng tốc trong những năm tới. Do đó, ngành thương mại điện tử trở nên "hot" tại các trường nghề. Nhiều cơ hội nên thu hút người học Năm 2021 là một năm cực kỳ khó khăn trong công tác tuyển sinh của các trường nghề vì bị ảnh...