Chuyên gia dinh dưỡng giải oan cho các nhóm thực phẩm, bác bỏ chế độ ăn “độc tài”
Khi nghĩ đến sức khỏe, ai cũng nghĩ đến thức ăn đầu tiên. Cũng phải thôi, ngày nào chúng ta cũng phải ăn, mà đâu chỉ một bữa!
Cùng với sự trỗi dậy của rất nhiều xu hướng ăn kiêng thì cũng nhiều loại thức ăn bị coi là “xấu”, là “có hại”. Nhưng gọi như vậy có đúng không?
Nhiều bác sĩ dinh dưỡng cho rằng, việc gọi thực phẩm là “xấu” thì đúng là… vu khống! Có những thực phẩm kém lành mạnh hơn, hoặc ít dinh dưỡng hơn, hoặc ít năng lượng hơn. Nhưng một người bình thường thì nên ăn uống cân bằng, thay vì theo một chế độ ăn kiểu “độc tài” – chỉ ăn những thứ nhất định và loại bỏ hoàn toàn một nhóm thức ăn nào đó. Những kiểu ăn kiêng này rất dễ khiến bạn bị thiếu chất và còn có suy nghĩ lệch lạc nữa.
Những kiểu ăn kiêng “độc tài” có thể khiến bạn suy nghĩ lệch lạc về thức ăn.
Thực tế, có các nhóm thực phẩm nhất định thường bị gọi là “xấu”, nhưng bạn hãy đọc tiếp xem, mọi thứ không “xấu” như chúng ta vẫn tưởng đâu:
1. Chất béo
Chất béo có rất nhiều loại, với nhiều kiểu tác động đối với cơ thể. Ví dụ, Omega-3 trong cá hồi tự nhiên hoàn toàn khác với chất béo chuyển hóa. Hay mỡ động vật được nuôi thả tự nhiên rất khác với mỡ của động vật được nuôi nhốt công nghiệp. Hay cùng là dầu ăn, nhưng dầu ô-liu ép lạnh rất khác với dầu hạt cải.
Có những chất béo tốt và rất cần thiết cho cơ thể.
Kể cả khi muốn giảm cân, bạn vẫn không cần tránh mọi chất béo, mà chỉ cần chọn loại phù hợp thôi (dầu ô-liu, quả bơ, cá có mỡ… vẫn là tốt!). Chất béo có nhiều ca-lo hơn các nhóm thực phẩm khác, tạo ra nguồn năng lượng giá trị cho cơ thể, đừng ghét bỏ nó mà tội nghiệp nha!
Video đang HOT
2. Đường
Đường có trong bánh kẹo, nhưng cũng có sẵn trong trái cây. Đường trong trái cây vẫn là đường, nhưng khi ăn cùng chất xơ trong trái cây thì nó lại là lựa chọn lành mạnh hơn. Cũng chính vì lý do này mà bạn nên ăn trái cây chứ đừng chỉ uống nước ép.
Bạn nên ăn trái cây thay vì chỉ uống nước ép.
Đường trong thực phẩm chế biến sẵn hoặc đường tinh luyện được cho thêm vào thức ăn thì bạn nên tránh hoặc ăn rất ít. Nhưng nó cũng không “xấu xa” gì cả, nó chỉ không nhiều dinh dưỡng thôi.
3. Carb
Trong những năm gần đây, carb bị “đổ oan” và mang rất nhiều điều tiếng, dù chẳng có đủ bằng chứng khoa học. Thực tế cũng có nhiều loại carb. Carb đơn giản đã được tinh chế thì về cơ bản là đường, nên bạn cũng ăn ít thôi. Còn carb phức hợp như ngũ cốc nguyên cám thì tốt, bạn có thể ăn hằng ngày được, do chúng có nhiều chất xơ hòa tan và các chất dinh dưỡng quan trọng.
Ngũ cốc nguyên cám có nhiều chất xơ hòa tan và vitamin.
Vậy bạn có nên “nghỉ chơi” hoàn toàn một nhóm thực phẩm không?
Hẳn là không, trừ phi bạn bị dị ứng. Những chế độ ăn kiêng theo kiểu “loại bỏ” có thể là thích hợp nếu bạn bị những triệu chứng dị ứng thực phẩm không thể giải thích, hoặc những phản ứng tiêu cực như đau đầu, đau bụng, buồn nôn… Trong các trường hợp này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng; bởi nếu bạn tự ăn kiêng mà không có đủ kiến thức thì nguy hiểm lắm!
Cuối cùng, đây là lời khuyên mà một bác sĩ dinh dưỡng tặng tất cả chúng ta: “Khi ăn bất kỳ món gì, hãy ăn từ từ, tận hưởng món ăn đó, cảm nhận hương thơm và vị ngon của nó, và nếu có thể, hãy ăn cùng (những) người mà bạn yêu quý. Đây chính là ‘chế độ ăn hạnh phúc’ mà mọi người bình thường (không có vấn đề gì nghiêm trọng về sức khỏe) đều nên theo”.
Thay thế bơ bằng thứ gì để có lợi cho sức khỏe nhất?
Khi phải ở nhà để tránh dịch Covid-19, mọi người có thể vào bếp để trổ tài nấu nướng.
Có một số thực phẩm khác giúp bạn hạn chế dùng bơ theo cách có lợi cho sức khỏe nhất - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Làm bánh là một trong những hoạt động mà bạn có thể nghĩ đến. Sau đây là một số cách giúp bạn hạn chế dùng bơ theo cách có lợi cho sức khỏe nhất, theo Health Line.
1. Táo
Sốt táo làm giảm đáng kể hàm lượng calorie và chất béo của các món bánh nướng. Tuy nhiên, nó bổ sung vị ngọt, vì vậy bạn có thể muốn giảm lượng đường trong công thức chế biến.
2. Quả bơ
Quả bơ bổ sung chất dinh dưỡng và chất béo lành mạnh vào công thức làm bánh của bạn. Sử dụng các thành phần tối màu như sô cô la để che đi tông màu xanh có thể xuất hiện từ việc sử dụng quả bơ, theo Health Line.
3. Chuối nghiền
Sử dụng chuối nghiền cung cấp thêm chất dinh dưỡng, đồng thời làm giảm hàm lượng calorie và chất béo. Thêm chuối vào bột nhão từ từ cho đến khi đạt được độ đặc quánh mong muốn.
4. Sữa chua Hy Lạp
Nếu sản phẩm sữa không phải là một vấn đề cho bạn, việc sử dụng sữa chua Hy Lạp sẽ thêm protein vào công thức nướng bánh của bạn và thay thế vị ngọt bằng hương vị thơm nồng. Sữa chua nguyên béo là cách tốt nhất để giữ cho bánh nướng mịn và mềm, theo Health Line.
5. Bơ hạt
Các loại bơ hạt cung cấp hương vị hạt cho bánh nướng của bạn, và có xu hướng làm cho bánh chắc hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng họ rất giàu chất béo và calorie.
6. Bí ngô nghiền
Đây là một lựa chọn thay thế bơ giàu chất dinh dưỡng. Nó cũng giúp làm cho món bánh nướng của bạn thêm phần thơm ngon. Bạn có thể thay 3/4 lượng bơ cần dùng cho món bánh của bạn bằng bí ngô nghiền, theo Health Line.
7. Mận nghiền
Nếu bạn không ưa bí ngô, thì mận nghiền là thứ mà bạn có thể nghĩ đến. Mận chứa ít calorie và chất béo, và bạn có thể dùng mận nghiền làm sự thay thế hoàn toàn cho bơ trong chiếc bánh của bạn, theo The Times of India.
8. Dầu hạt cải
Nếu công thức làm bánh của bạn đòi hỏi dùng bơ tan chảy, dầu là sự thay thế tốt nhất. Mặc dù dầu hạt cải có hàm lượng calorie cao, bù lại loại dầu này chứa ít chất béo bão hòa, cholesterol và natri hơn, theo Health Line.
Quyên Quân
Những điều lưu ý khi uống thuốc chữa gan nhiễm mỡ Thuốc được chuyển hóa tại gan, nên các loại thuốc chữa gan nhiễm mỡ có thể giúp ích cho gan nhưng cũng có thể gây hại cho gan nếu không sử dụng đúng cách. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi uống thuốc gan nhiễm mỡ để bảo vệ gan và tăng hiệu quả chữa trị. 1. Lưu ý khi...