Chuyên gia chỉ sai lầm nghiêm trọng ở sách Cánh Diều giới thiệu về nghề làm việc
Nhóm tác giả không có hiểu biết về hệ thống phân loại của nhà nước cũng như sự khác nhau về bản chất của ngành/ nghề đào tạo với nghề làm việc.
Cuốn Trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 10 của bộ sách Cánh Diều bắt đầu được sử dụng từ năm học này.
Trong chủ đề 7 Thông tin nghề nghiệp các tác giả đã dẫn Thông tư 26/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, cao đẳng để giúp học sinh tìm hiểu về các nhóm nghề làm việc trong xã hội. Nhìn từ góc độ hướng nghiệp cho học sinh trung học, nhiều chuyên gia nhận định đây là một sai lầm nghiêm trọng.
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Đông Phương (cán bộ nghiên cứu của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) có những chia sẻ xoay quanh vấn đề này.
Cần rõ ràng ngành học/ngành đào tạo – nghề làm việc – ngành/lĩnh vực kinh tế
Theo Tiến sĩ Lê Đông Phương, khi thực hiện các hoạt động tư vấn về hướng nghiệp, chọn nghề và phát triển sự nghiệp, những người biên soạn sách giáo khoa luôn cần phân biệt cho học sinh 3 khái niệm có liên quan nhưng lại rất khác nhau, đó là: ngành học/ngành đào tạo – nghề làm việc và ngành/lĩnh vực kinh tế.
“Cả ba lĩnh vực trên đều có các văn bản pháp lý về phân loại, phản ánh bản chất khác biệt của chúng. Về danh mục ngành đào tạo có Quyết định 01/2017/QĐ-TTg Ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân với các Mã ngành cấp I, II và III.
Trên cơ sở Quyết định này Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có Thông tư 26/2020/TT-BLĐTBXH Ban hành Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và Bộ Giáo dục và Đào tạo có 09/2022/TT-BGDĐT Quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học (mã ngành cấp IV).
Trong cuốn Trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 10 của bộ sách Cánh Diều nêu về nhóm nghề được trích tại Thông tư 26/2020 của Bộ Thương binh – Lao động và Xã hội.
Đối với hệ thống thống kê về lao động việc làm, các khái niệm và phân loại tuân thủ theo Quyết định 34/2020/QĐ-TTg ngày 26/11/2020 ban hành Danh mục nghề nghiệp Việt Nam. Mặc dù các văn bản pháp lý này có rất nhiều khái niệm tương tự nhau nhưng lại có ý nghĩa khác nhau trong các bối cảnh.
Theo Tiến sĩ Lê Đông Phương, Thông tư 26 của Bộ Lao động chỉ quy định phân loại các ngành nghề đào tạo thuộc các trình độ trung cấp và cao đẳng của giáo dục nghề nghiệp, chứ không phải phân loại nghề làm việc.
Có thể nói, việc đưa phân loại ngành nghề đào tạo theo Thông tư 26 của Bộ LĐTB&CH vào làm căn cứ cho học sinh tìm hiểu thế giới nghề nghiệp là sai lầm lớn nhất của nhóm biên soạn sách giáo khoa, bởi nó chứng tỏ nhóm tác giả không có hiểu biết về hệ thống phân loại của nhà nước cũng như sự khác nhau về bản chất của ngành/nghề đào tạo với nghề làm việc.
Bên cạnh đó, những người biên soạn sách trải nghiệm và hướng nghiệp còn thiếu các kiến thức về công tác hướng nghiệp để hình dung về thế giới việc làm cần giới thiệu cho học sinh.
Video đang HOT
“Nhóm biên soạn liệt kê ra những danh mục nghề như nghề đào tạo giáo viên, nghề an ninh – quốc phòng… nhưng đây không phải là nghề làm việc, mà là cụm ngành học, ngành đào tạo, không phải là khái niệm về nghề làm việc”, Tiến sĩ Phương cho hay.
Nghề học và ngành học khác nhau như nào?
Theo Tiến sĩ Phương, chúng ta phải phân biệt rành rọt ngành đào tạo với nghề làm việc vì có những khái niệm được sử trong cả hai hệ khái niệm.
Ví như các trường đại học có đào tạo ngành kế toán, bên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng đào tạo nghề kế toán, tuy nhiên nghề kế toán (nghề làm việc) lại không giống như ngành kế toán.
Theo đó, trong ngành kế toán, người học sẽ học những kiến thức cơ sở ngành như nguyên lý kế toán, kế toán quản trị, kế toán chi phí, kiểm toán,… đến các kiến thức chuyên sâu của ngành như Kế toán ngân hàng, Kế toán tài chính, Thuế, Kế toán công công ty chứng khoán, phân tích báo cáo tài chính, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối.
Tuy nhiên khi học xong ngành kế toán người ta có thể đi làm Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính; Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ; Thanh tra kinh tế, nghiên cứu tài chính hay giảng dạy về kế toán. Còn bản thân nghề kế toán có thể tuyển dụng người có bằng cấp về kế toán hay toán, thống kê, kinh tế…
Dùng sai khái niệm, người học dễ ảo tưởng
Theo Tiến sĩ Lê Đông Phương, nếu sử dụng danh mục ngành nghề đào tạo của Bộ Lao động để coi đó như sự giới thiệu về thế giới việc làm, người học sẽ hiểu sai khái niệm, dễ dẫn đến ảo tưởng cho người học là học xong nghề đó là có việc làm. Đồng thời, ngành nghề đào tạo của Bộ Lao động chỉ phân loại trình độ đào tạo sơ cấp, trung cấp và cao đẳng, còn thiếu các ngành đào tạo trình độ đại học, sau đại học.
“Nhóm biên soạn đã thể hiện sự nhầm lẫn rất sơ đẳng, bởi ngành đào tạo và nghề làm việc là hai câu chuyện khác nhau”, Tiến sĩ Phương chia sẻ.
Trước câu hỏi về những sai sót trên của nhóm biên soạn sách giáo khoa, vậy cách sửa chữa lỗi này ra sao, Tiến sĩ Lê Đông Phương cho hay:
“Nếu nhóm biên soạn vẫn đi tiếp mạch định hướng này ở những cuốn sách giáo khoa các lớp tiếp theo, việc hướng nghiệp sẽ bị lệch hướng hoàn toàn. Họ đã sai khi sử dụng Thông tư mã ngành đào tạo của Bộ Lao động để giới thiệu việc làm cho học sinh, đáng ra phải sử dụng Quyết định 34 của Thủ tướng thì mới đúng mục về việc làm.”
Để sửa những lỗi trên, nhóm biên soạn phải thay toàn bộ các nội dung hướng nghiệp để phán ánh đúng bản chất của công tác hướng nghiệp cho học sinh trung học”.
Mở rộng vấn đề, tiến sĩ Phương cho rằng, qua tham khảo bộ sách Cánh diều, ông nhận thấy việc hướng nghiệp chỉ là phần nhỏ trong chương trình biên soạn. Bên cạnh đó, học sinh có rất ít cơ hội để tiếp xúc nghề nghiệp thực tế, bởi việc chương trình hướng nghiệp chủ yếu là sinh hoạt dưới cờ và chủ nhiệm lớp. Từ thực tế đó, chúng ta có thể nhìn thấy dù đưa hướng nghiệp vào nhà trường nhưng tương lai giáo dục hướng nghiệp với cách thức triển khai như này thì hiệu quả cũng sẽ khó khá hơn bây giờ.
“Tôi sợ rằng, chương trình hướng nghiệp sẽ biến hóa thành hoạt động thi đua, kiểm điểm trên lớp. Học sinh học xong hệ khái niệm này sẽ không có được sự hình dung đúng đắn thế giới nghề nghiệp, từ đó các em không chọn được nghề đúng bản chất”, Tiến sĩ Phương chia sẻ.
Điểm chuẩn tăng vọt, ngành sư phạm có lên ngôi?
Nhiều ngành mức điểm trên 28, có ngàn hsát 30, nhưng chuyên gia cho rằng, điểm chuẩn cao không có nghĩa thí sinh đăng ký vào sư phạm nhiều hơn.
Năm nay, điểm chuẩn cao nhất của Đại học Sư phạm Hà Nội là Sư phạm Lịch sử và Sư phạm Ngữ văn (khối C) với 28,5 điểm. Nhiều ngành Sư phạm khác của trường này cũng có điểm chuẩn cao như Sư phạm Hoá 26 điểm, Sư phạm Toán 27,5 và 27,7...
Tại Đại học Sư phạm Hà Nội 2, theo thang điểm 40, ngành Sư phạm Lịch sử điểm chuẩn cao nhất với 38,67. Sư phạm Ngữ văn có mức điểm chuẩn 37,17.
Đáng chú ý, tại Đại học Hồng Đức, ngành Sư phạm Ngữ văn chất lượng cao và Sư phạm Lịch sử chất lượng cao có điểm chuẩn 39,92 điểm (thang 40). Nếu không có điểm ưu tiên, trung bình thí sinh phải được 9,98 điểm mỗi môn mới trúng tuyển.
Theo thang điểm 30, ngành Sư phạm Lịch sử của Đại học Hồng Đức cũng có điểm chuẩn là 29,75 điểm - trung bình mỗi môn thí sinh phải đạt gần 9,92 điểm mới trúng tuyển.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT. (Ảnh minh hoạ: N.N)
Ở phương thức xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT của Đại học Sư phạm TP.HCM, ngành Sư phạm Toán học và Sư phạm Hóa học đều có mức điểm trúng tuyển là 29,75, Sư phạm Ngữ văn 28,93, Sư phạm Lịch sử 28,08, Sư phạm Địa lý 27,92, Sư phạm Sinh học 28,70...
Năm 2022, điểm chuẩn các ngành đào tạo sư phạm tại Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đa phần đều tăng so với năm ngoái. Đáng chú ý nhóm ngành giáo dục 2 (Sư phạm Ngữ Văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Lịch sử và Địa Lý) có điểm chuẩn 28 - tăng 1.45 điểm; ngành Giáo dục tiểu học có điểm chuẩn cao nhất 28.55 - tăng 0,95 điểm so với năm 2021.
Nhiều ngành sư phạm có mức điểm trên 28, có ngành đến sát 30
Vì sao điểm chuẩn sư phạm tăng?
GS. Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội đánh giá, về cơ bản sự chênh lệch điểm chuẩn năm nay không quá lớn so với năm 2021. "Năm ngoái điểm chuẩn nhóm ngành Sư phạm tiếng Anh, Sư phạm Toán bằng tiếng anh, Sư phạm Toán, Sư phạm Văn giữ ở mức cao - trên 27 điểm. Đặc biệt điểm chuẩn Sư phạm tiếng Anh gần 28,5 điểm. Do đó, năm nay dịch chuyển trên dưới 0,5 điểm là không nhiều".
Theo GS Minh, phổ điểm thi tốt nghiệp năm nay và năm ngoái không chênh lệch quá lớn, chỉ có dung sai ở điểm môn Lịch sử năm nay cao hơn năm trước, cho thấy tác động từ việc dạy và học, đặc biệt các khâu ra đề có thay đổi tích cực hơn.
"Trường sư phạm Hà Nội là nơi đào tạo sư phạm lớn nhất của cả nước. Vì vậy rất nhiều thí sinh mong muốn trở thành thầy cô giáo thường có nguyện vọng vào học".
Một nguyên nhân nữa khiến điểm chuẩn sư phạm tăng, theo GS Nguyễn Văn Minh đó là theo Nghị định 116, các trường sư phạm phải xác định chỉ tiêu được Bộ GD&ĐT duyệt và phân bổ. Các trường sư phạm bắt buộc phải lấy đúng chỉ tiêu, không được lấy nhiều hơn cho nên "chỉ tiêu có hạn mà số lượng mong muốn vào sư phạm lớn đã dẫn đến điểm chuẩn luôn cao không chỉ trong năm nay".
Lý giải nguyên nhân điểm chuẩn sư phạm tăng, bên cạnh điểm thi tốt nghiệp THPT cao, đặc biệt ở môn Lịch sử, PGS.TS Nguyễn Chí Thành, Trưởng khoa Sư phạm - Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, năm nay áp dụng Nghị định 116 các địa phương phải đăng ký chỉ tiêu đào tạo với Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên có một số bất cập trong việc triển khai nên nhiều địa phương chưa đăng ký chỉ tiêu, do đó Bộ tổng hợp chỉ tiêu ít hơn năm trước nên khi phân chỉ tiêu về các trường đào tạo giáo viên ít đi, khiến tỷ lệ chọi cao hơn.
Năm nay, tổng chỉ tiêu đào tạo các ngành sư phạm tại Đại học Giáo dục là 436, giảm mạnh so với năm 2021 (khoảng 700 chỉ tiêu).
Thêm nữa, việc các trường đa dạng phương thức tuyển sinh nên một bộ phận thí sinh đã trúng tuyển theo phương thức khác như đánh giá năng lực, xét chứng chỉ tiếng anh quốc tế... nên chỉ tiêu còn lại cho phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT ít hơn. "Đặc biệt một số trường khi Bộ GD&ĐT phân chỉ tiêu, có những ngành chỉ có 10-15 em thì chắc chắn điểm chuẩn sẽ cao hơn", PGS.TS Nguyễn Chí Thành nhận định.
Một nguyên nhân nữa được ông Thành đưa ra là một số trường không thể mở những ngành số lượng ít thí sinh đăng ký nên đôi khi phải đặt chỉ tiêu cao vì không muốn có thí sinh trúng tuyển vào ngành của mình. "Đây là câu chuyện đã xảy ra ở những mùa tuyển sinh trước".
Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT.
Theo Th.S Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng đào tạo, Đại học Sư phạm TP.HCM, điểm chuẩn sư phạm tăng do nhiều nguyên nhân. Một trong số đó liên quan đến quy trình xét tuyển có sự thay đổi.
"Khác với mọi năm, xét tuyển các phương thức riêng được thực hiện trước, xác nhận nhập học trước, những em chưa biết điểm thì lo không biết có đậu sư phạm không nên có thể xác nhận nhập học ở các ngành khác. Còn năm nay khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh mới đăng ký nguyện vọng nên cơ hội để tập trung nhiều thí sinh đăng ký ở phân khúc điểm cao".
Ông Quốc cho biết, năm nay một số ngành đào tạo sư phạm giảm chỉ tiêu dẫn tới điểm chuẩn tăng. Tuy nhiên, một số ngành tăng chỉ tiêu như Giáo dục tiểu học mà điểm vẫn tăng. "Đây có thể là tác động của truyền thông, thí sinh biết được cơ hội việc làm để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới, sự thiếu hụt giáo viên, đặc biệt các thành phố lớn như TP.HCM nhu cầu giáo viên tiểu học cao. Có thể các em nhận thấy nếu học tốt mà vào được đúng ngành xã hội cần thì cơ hội tìm việc làm sau khi ra trường sẽ thuận lợi hơn".
Một nguyên nhân khác theo ông Quốc là do những tác động từ chính sách, cụ thể là Nghị định 116. "Thí sinh điều kiện khó khăn chọn ngành đào tạo giáo viên thuận lợi vì được miễn học phí vừa được hỗ trợ sinh hoạt phí".
Sư phạm có sức hút trở lại?
Điểm chuẩn sư phạm tăng cao trong mùa tuyển sinh 2022 nhưng nhiều chuyên gia đánh giá chưa thể khẳng định sư phạm có sức hút trở lại, cần phải đánh giá tổng thể trên nhiều phương diện.
Không phủ nhận những năm gần đây Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên cho đào tạo giáo viên, thu hút thí sinh tốt nhất cho ngành sư phạm, nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục, nhất là trong bối cảnh triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Ví dụ chính sách tuyển thẳng, ưu tiên chính sách học phí theo nghị định 116, sinh viên sư phạm được hỗ trợ học phí, nếu tìm công việc trong lĩnh vực giáo dục thì sẽ không phải trả học phí. Đồng thời, có nhiều chính sách ưu đãi ưu đãi cho giáo viên.
Tuy nhiên, theo GS. Nguyễn Chí Thành, trưởng khoa sư phạm Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, một số ngành điểm chuẩn cao không có nghĩa thí sinh đăng ký vào sư phạm nhiều hơn.
Tuyển sinh ngành sư phạm: Mừng đầu vào cao, lo đầu ra khó? Theo nhiều chuyên gia, mức điểm chuẩn các ngành sư phạm tăng cao phần nào cho thấy sự quan tâm trở lại của thí sinh. Đầu vào cao cũng là một dấu hiệu đáng mừng, song quan trọng nhất vẫn là giải quyết việc làm trong tương lai cho sinh viên sau khi ra trường. Năm 2022 điểm chuẩn đại học có nhiều...