Chuyên gia cảnh báo biến thể Omicron thống trị thế giới sau 3-6 tháng nữa
Bác sĩ chuyên khoa bệnh truyền nhiễm ở Singapore cảnh báo biến thể Omicron có thể sẽ thống trị toàn thế giới trong những tháng tới.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại trung tâm y tế ở Apple Valley, bang California (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh CNBC, Tiến sĩ Leong Hoe Nam tại bệnh viện Mount Elizabeth Novena nói mặc dù vaccine chống biến thể Omicron có thể được phát triển nhanh nhưng chúng cần được thử nghiệm trong 3-6 tháng để chứng minh có thể tạo miễn dịch. Ông nói: “Nhưng nói thẳng, biến thể Omicron sẽ thống trị và lan tràn toàn thế giới trong 3-6 tháng tới”.
Hiện nay, biến thể Delta chiếm 99% ca lây nhiễm COVID-19. Ban đầu, nó chỉ phổ biến ở bang Maharashtra ở Ấn Độ hồi tháng 3/2021 và thống lĩnh toàn cầu vào tháng 7.
Video đang HOT
Trong khi đó, Moderna cho biết sẽ mất vài tháng để phát triển và tạo ra một loại vaccine dành riêng cho biến thể Omicron. Pfizer thì cho biết có thể có vaccine chống Omicron trong chưa đầy 100 ngày hoặc hơn 3 tháng một chút.
Tiến sĩ Leong nói: “Đó là ý tưởng tốt nhưng nói thật, không thực tiễn. Chúng ta sẽ không thể có vaccine kịp thời và tới lúc có vaccine thì lúc đó mọi người đều đã nhiễm Omicron nếu tốc độ lây lan cao như hiện nay”.
Các chuyên gia vẫn không biết chính xác Omicron lây lan với tốc độ ra sao nhưng protein gai của virus có đột biến liên quan tới khả năng lây lan hơn và giảm khả năng bảo vệ của kháng thể.
Tiến sĩ Leong cho rằng ba mũi vaccine sẽ có thể bảo vệ con người trước nguy cơ nhiễm bệnh nặng, nhưng nhiều quốc gia vẫn có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Theo ông, Omicron đang đe dọa toàn thế giới khi làm tăng vọt số ca mắc và các hệ thống y tế có thể bị quá tải, cho dù chỉ 1 tới 2% trong số đó phải nhập viện.
Trước đó, ngày 2/12, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho hay biến thể Omicron có thể chiếm hơn một nửa số ca mắc COVID-19 ở các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) và Khu vực kinh tế châu Âu (EEA). ECDC cho rằng dựa trên mô hình toán học do cơ quan này thực hiện, có nhiều dấu hiệu cho thấy biến thể Omicron có thể chiếm hơn 50% số ca mắc tại EU và EEA trong vài tháng tới.
Ngày 1/12, Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) cảnh báo biến thể Omicron có khả năng sẽ sớm lây lan sang các quốc gia Bắc Mỹ và Nam Mỹ sau khi Canada và Brazil vừa xác nhận đã phát hiện các ca đầu tiên nhiễm biến thể mới này.
Giới khoa học Anh: Tiêm mũi tăng cường bằng vaccine mRNA đạt hiệu quả cao
Vaccine ngừa COVID-19 của các hãng Pfizer và Moderna sử dụng công nghệ mRNA giúp thúc đẩy kháng thể mạnh mẽ nhất nếu được dùng làm liều tiêm bổ sung sau 10 đến 12 tuần kể từ khi hoàn thành mũi tiêm thứ 2.
Đây là kết luận của một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh về khả năng thúc đẩy kháng thể của các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện có.
Mục đích của nghiên cứu này là xác định loại vaccine nào làm mũi tăng cường để đảm bảo đạt hiệu quả bảo vệ con người cao nhất trước sự tấn công của COVID-19.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 tại London, Anh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Nghiên cứu "COV-Boost" được giới chức Anh công bố ngày 2/12 đánh giá hiệu quả của 7 loại vaccine gồm vaccine của AstraZeneca, Novavax, Johnson & Johnson, Curevac, Valneva, Pfizer và Moderna.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 6 trong số 7 loại vaccine kể trên đều tăng cường khả năng miễn dịch ở những người ban đầu tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech, trong khi cả 7 loại vaccine này đều tăng cường khả năng miễn dịch ở người đã tiêm 2 mũi vaccine của AstraZeneca. Cụ thể, một liều hay nửa liều vaccine của Pfizer hoặc một liều vaccine của Moderna tăng cường đều làm tăng kháng thể ngừa COVID-19 và mật độ tế bào T ở người tiêm bất kể trước đó người tiêm sử dụng vaccine của Pfizer hay AstraZeneca. Với vaccine của AstraZeneca, Novavax, Johnson & Johnson và Curevac khi được sử dụng làm mũi tăng cường, các loại vaccine này cũng làm tăng kháng thể ở người trước đó đã tiêm chủng bất kỳ loại vaccine nào, song với mức độ nhỏ hơn. Chỉ duy nhất vaccine của Valneva không làm tăng kháng thể ở người trước đó đã tiêm vaccine của Pfizer.
Chia sẻ với phóng viên, Giáo sư Saul Faust - nhà miễn dịch học tại Đại học Southampton đứng đầu nghiên cứu trên, khẳng định hiệu quả của việc tiêm mũi tăng cường, dù sử dụng vaccine của hãng nào, giống hay khác với vaccine tiêm ban đầu. Nghiên cứu cho thấy các mũi tiêm tăng cường cũng giúp tạo ra một phản ứng rộng rãi của tế bào T chống lại các biến thể Beta và Delta - yếu tố có thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người tiêm trong thời gian dài.
Trước đó, giới khoa học thông qua các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu quả bảo vệ của các loại vaccine ngừa COVID-19 đều giảm dần theo thời gian, do đó khuyến nghị Chính phủ các nước cần tiêm mũi tăng cường, thậm chí tiêm vaccine ngừa COVID-19 hằng năm như vaccine cúm để phòng chống dịch bệnh dai dẳng này.
Giá dầu châu Á hướng tới tuần giảm thứ sáu liên tiếp Giá dầu tại thị trường châu Á đi lên trong phiên giao dịch cuối tuần 3/12, nối dài đà tăng sau khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng mình, còn gọi là OPEC cho biết họ sẽ xem xét việc bổ sung nguồn cung trước cuộc họp sắp tới nếu biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 làm...