Chuyện gì sẽ xảy ra nếu con người rơi vào hố đen?
Hố đen vẫn luôn là một điều bí ẩn có sức hút lớn với nhân loại và từ lâu chúng ta đã băn khoăn với câu hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu một người rơi vào hố đen.
Video mô phỏng tác động sẽ xảy ra nếu con người rơi vào hố đen.
Các cơ quan vũ trụ lớn của thế giới như Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) từ lâu đã đặt những lỗ đen vào hàng “các vật thể ngoài không gian bí ẩn nhất” mà chúng ta chưa hiểu biết hết.
Về cơ bản, hố đen là một khoảng không gian cực kỳ ‘dày đặc’. Xung quanh nó là một bề mặt gọi là ‘chân trời sự kiện’, nơi trường hấp dẫn mạnh đến mức không một thứ gì kể cả ánh sáng có thể thoát ra, một khi đã lọt vào.
Chân trời sự kiện này không giống như bề mặt của Trái đất hay Mặt trời. Nó là một ranh giới chứa đựng tất cả các vật chất cấu thành nên hố đen. Nhưng còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết về những hố đen này, ví dụ như liệu các vật chất bên trong chúng sẽ trông như thế nào.
Dù kiến thức về hố đen của chúng ta là chưa đủ, trên thế giới vẫn có những chuyên gia muốn lý giải thật sâu các tác động mà hố đen có thể gây ra. Đây chính là lúc một YouTuber có kênh ZackDFilms thể hiện.
Được biết anh này là một nhà sáng tạo nội dung chuyên dựng các mô phỏng 3D về những câu hỏi kỳ quặc, chưa có lời đáp của con người. Ví dụ như việc uống nhiều nước có thể giết chúng ta như thế nào, hay điều gì sẽ xảy ra với bộ não của con người khi họ chết đi.
Trong một video YouTube Short mới đây, anh đã dựng một mô phỏng dựa vào suy nghĩ của bản thân về những trường hợp sẽ xảy ra nếu ta rơi vào hố đen. Mở đầu video, anh cho biết: “Nếu bạn rơi vào một hố đen, trường trọng lực trong nó sẽ kéo dãn cơ thể bạn ra thành một sợi mì ống. Quá trình này được gọi là mì ống hóa. Càng tiến gần tới hố đen, trọng lực ở chân càng lớn và mạnh hơn nhiều so với vùng đầu, từ đó kéo dãn người chúng ta, khiến nó mỏng và dài hơn”.
Dần dần, cơ thể của chúng ta sẽ bị kéo dãn tới mức đủ ‘thon’ để lọt qua chân trời sự kiện. Vào thời điểm này, nhìn từ bên ngoài thời gian có thể trông như đang trôi chậm lại. Nhưng với bản thân người bị hút vào hố đen, thời gian có thể đang tăng tốc. Cuối cùng, người bị hút vào hố đen sẽ bị ngiền nhỏ bởi tác động của một lực hấp dẫn khổng lồ. Các mảnh thân xác họ sẽ hợp nhất với điểm kỳ dị nằm ở trung tâm hố đen và vĩnh viễn biến mất trong chiều sâu không gian của nó.
Đã có những ý kiến trái chiều về mô phỏng trên của Zack. Một người xem viết bình luận sau: “Tôi nghĩ phần đáng sợ nhất ở đây là ta có thể sẽ phải chết một mình, khiến cho cái chết này quá cô đơn, không lường trước được và đáng sợ”.
Tuy nhiên vẫn có những bình luận hài hước như: “Không biết điều gì đáng sợ hơn, bị ngiền nát bởi lực hấp dẫn hay bị kéo dãn và trở thành như một sợi mì ống.”
Có thể nói rằng hố đen là một trong những hiện tượng vũ trụ kỳ bí và thú vị nhất mà con người từng ngiên cứu. Đây là vùng không-thời gian có lực hấp dẫn mạnh mẽ đến mức không gì, kể cả ánh sáng, có thể thoát ra.
Hố đen thường được hình thành từ sự sụp đổ của các ngôi sao lớn sau khi chúng cạn kiệt nhiên liệu, tạo ra một vật thể có mật độ vô cùng cao.
Về cấu trúc, hố đen bao gồm ba phần chính: chân trời sự kiện – ranh giới mà tại đó mọi vật chất bị hút vào không thể thoát ra; điểm kỳ dị – nơi mật độ vật chất trở nên vô hạn và các định luật vật lý hiện tại không còn áp dụng; và đĩa bồi tụ – lớp vật chất bên ngoài gồm khí và bụi đang bị hút vào.
Hố đen sở hữu nhiều đặc điểm độc đáo, chẳng hạn như khả năng làm thời gian chậm lại khi quan sát từ bên ngoài gần nơi chân trời sự kiện, hoặc hiện tượng bẻ cong ánh sáng tạo nên “thấu kính hấp dẫn”.
Dù không phát sáng, hố đen có thể được phát hiện thông qua bức xạ từ đĩa bồi tụ hoặc sóng hấp dẫn từ các sự kiện va chạm. Một số giả thuyết còn cho rằng hố đen có thể liên kết với hố trắng, tạo thành “hố sâu” (wormhole), một dạng lối tắt trong không-thời gian.
Trong những năm gần đây, nhiều khám phá quan trọng về hố đen đã được thực hiện, như việc chụp được hình ảnh trực tiếp đầu tiên của một hố đen ở thiên hà M87 vào năm 2019 nhờ Kính thiên văn là Chân trời Sự kiện (EHT), hoặc phát hiện sóng hấp dẫn từ sự hợp nhất của các hố đen nhờ Đài quan sát Sóng hấp dẫn Bằng Giao thoa kế laser (LIGO).
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp, như nghịch lý thông tin khi vật chất rơi vào hố đen hoặc mâu thuẫn giữa thuyết tương đối và vật lý lượng tử ở điểm kỳ dị. Hố đen không chỉ là một chủ đề khoa học mà còn là nguồn cảm hứng lớn cho khoa học viễn tưởng và triết học về bản chất của vũ trụ.
Lần đầu phát hiện hệ ba hố đen
Các nhà vật lý học lần đầu tiên phát hiện một hệ ba hố đen, và sự tồn tại của chúng thách thức giả thuyết về sự hình thành hố đen đã được biết đến lâu nay.
Kết xuất đồ họa về khái niệm hệ ba hố đen. ẢNH: MIT
Từ trước đến nay, nhiều hố đen được tìm thấy trong tình trạng thuộc hệ nhị phân. Hệ này bao gồm một hố đen và thiên thể thứ cấp, chẳng hạn như một ngôi sao, hoặc hố đen khác, theo trang Interesting Engineering hôm 25.10.
Trong báo cáo mới đăng trên chuyên san Nature, các nhà vật lý của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Viện Công nghệ California (Caltech) mô tả sự tồn tại của một hệ ba hố đen cách trái đất khoảng 8.000 năm ánh sáng.
Hệ mới bao gồm một hố đen ở trung tâm, đang "ngốn ngấu" một ngôi sao nhỏ ở khoảng cách cực gần. Ngôi sao này mất khoảng 6 ngày rưỡi để hoàn thành vòng xoay quanh hố đen.
Đáng ngạc nhiên hơn là các chuyên gia đồng thời quan sát được một ngôi sao thứ hai đang xoay quanh hố đen ở khoảng cách xa hơn. Các nhà vật lý học ước tính thành viên thứ ba phải mất đến 70.000 năm mới hoàn thành chu kỳ xoay quanh hố đen trung tâm.
Việc lực hấp dẫn của hố đen có thể khống chế một thiên thể ở khoảng cách xa đến thế làm dấy lên nhiều câu hỏi về nguồn gốc của nó.
Hố đen được cho hình thành sau một vụ nổ của một ngôi sao giẫy chết, trong quá trình phóng thích một khối lượng năng lượng và ánh sáng khổng lồ trước khi sụp đổ thành hố đen vô hình, gọi là vụ nổ tân tinh.
Tuy nhiên, phát hiện của MIT và Caltech cho thấy nếu hố đen được khai sinh sau một vụ nổ tân tinh, lẽ ra ngôi sao thứ hai không thể nào hiện diện như nó vốn có.
Để giải thích hệ ba hố đen, đội ngũ nghiên cứu nghi ngờ hố đen hình thành theo một quá trình nhẹ nhàng hơn, theo đó một ngôi sao sụp đổ trực tiếp nhưng không phóng thích năng lượng khổng lồ.
Hệ ba hố đen có thể là chứng cứ đầu tiên cho thấy một hố đen có thể hình thành từ một quy trình ít bạo lực hơn.
Lộ chân dung hố đen "gã khổng lồ hiền lành" trong dải ngân hà
Phát hiện bí ẩn về hố đen tại trung tâm các thiên hà Lần đầu tiên một nghiên cứu do Trung Quốc dẫn đầu đã chỉ ra bằng chứng trực tiếp về ảnh hưởng to lớn của một hố đen siêu lớn với sự sống và cái chết của thiên hà nơi nó cư trú. Bằng cách kiểm tra 69 thiên hà gần đó, các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc và Pháp phát hiện ra...