“Chuyển động” mạnh mẽ trong kiểm tra, đánh giá
Để đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT mới, đội ngũ nhà giáo đã được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên.
Trường THPT Thuận Hưng, quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) đổi mới đánh giá học sinh dưới hình thức “Sân khấu hóa Văn học”. Ảnh tư liệu
Nhiều thầy cô áp dụng vào quá trình thực tiễn dạy học, từ đổi mới phương pháp và giáo dục đến kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Không còn áp lực
Theo chia sẻ của cô Nguyễn Thị Tuyết Lan – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thuận Hưng, quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ), thông qua hoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá, học sinh cảm thấy nhẹ nhàng, không áp lực trong việc thực hiện các bài kiểm tra, nhất là áp lực điểm số. Đồng thời, giúp các em thể hiện được bản thân ở nhiều vai trò khác nhau. Ngoài ra, đổi mới đánh giá đòi hỏi mỗi giáo viên phải tích cực hơn trong việc đầu tư, soạn giảng để đáp ứng yêu cầu trong phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Giáo viên nhờ đó hiểu được tâm tư, nguyện vọng của các em nhiều hơn…
Tại Trường THPT Thuận Hưng, bộ môn Giáo dục công dân là “điểm sáng” trong việc đổi mới kiểm tra, đánh giá. Giờ kiểm tra, đánh giá thay vì hình thức cũ khiến thầy, trò đều… ngán nay được linh động tổ chức bằng nhiều cách.
Cô Lương Thị Thanh Thảo, giáo viên Ngữ văn, Trường THCS Đoàn Thị Điểm, quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) cho hay: Bộ môn Ngữ văn khối 9 có 175 tiết dạy, công tác đánh giá thường xuyên được thực hiện. Bên cạnh đó, nhà trường sử dụng linh hoạt các phương pháp đánh giá như hỏi đáp, viết trên máy tính… để đánh giá học sinh. Qua khâu đánh giá, giáo viên hiểu rõ hơn về mức độ tiếp thu, tình hình học tập của học sinh.
Video đang HOT
Đặc biệt là “phiên tòa giả định” về lĩnh vực hôn nhân, gia đình, bình đẳng giới, bạo lực gia đình, phòng chống ma túy, an toàn giao thông… đã trở nên quen thuộc với thầy trò. Hình thức này giúp phát triển năng lực tự học, sáng tạo của học sinh. Tạo điều kiện cho các em giao lưu, học hỏi và phát huy khả năng diễn xuất. Giáo viên và học sinh chủ động đánh giá, khuyến khích các em tự đánh giá và đánh giá chéo nhau.
Thực hiện Chương trình GDPT mới, đặc biệt là quy chế đánh giá, xếp loại học sinh được nhà trường, giáo viên tích cực triển khai. Đây là cơ sở quan trọng giúp giáo viên kiểm tra, đánh giá theo hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực người học. Tại các trường học ở TP Cần Thơ, nhiều môn học được đánh giá kết hợp giữa nhận xét và điểm số (thay vì chỉ bằng điểm số như trước). Học sinh được đánh giá nhiều lần, bằng hình thức khác nhau và có cơ hội để thể hiện bản thân.
Một buổi kiểm tra đánh giá bằng hình thức trực tuyến giữa Sở GD&ĐT TP Cần Thơ và các trường học. – Ảnh tư liệu
Chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực HS
Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa – Phó trưởng Phòng Giáo dục Trung học (Sở GD&ĐT TP Cần Thơ), trong nhiệm vụ trong năm học, các trường phải đa dạng hoá hình thức đánh giá học sinh. Công tác đánh giá thường xuyên tại trường được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, khuyến khích các thầy cô giáo linh hoạt, chủ động trong việc đổi mới phương pháp đánh giá. Chú trọng phát triển phẩm chất năng lực, giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực, công bằng và khách quan…
Cùng với bộ môn khác, thầy cô giáo dạy Âm nhạc tại Trường THPT Đoàn Thị Điểm, quận Ninh Kiều có nhiều sáng tạo trong việc tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh. Thay vì tổ chức tiết kiểm tra căng thẳng, các em phải học bài thì giáo viên tổ chức kiểm tra bằng hình thức tổ chức Cuộc thi “The Voice Kids” tại lớp học…
Chia sẻ hình thức đánh giá, thầy Trương Vĩnh Khoa, Hiệu trưởng nhà trường nói: “Học sinh sẽ đóng vai Ban Giám khảo và các thí sinh dự thi. Giáo viên là người hướng dẫn, giúp các em tự đánh giá và đánh giá chéo nhau. Chính vì vậy đã khuyến khích học sinh tích cực tham gia và tăng năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn”.
Giáo viên bộ môn Ngữ văn, Trường THPT Thuận Hưng, quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) đã tổ chức hoạt động đánh giá học sinh bằng hình thức “Sân khấu hóa Văn học”. Theo đó, các lớp sẽ tổ chức diễn kịch, ngâm thơ, hóa trang theo các tác phẩm, nhân vật văn học trong và ngoài chương trình Ngữ văn THPT, bao gồm tác phẩm văn học dân gian, văn học trung đại và văn học hiện đại. Qua đó, giúp các em ôn tập kiến thức, nâng cao kỹ năng, chất lượng giảng dạy, phát huy tính tích cực, hứng thú học tập. Đồng thời, tạo cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giữa các thành viên trong Tổ Ngữ văn và học sinh nhà trường.
Theo chia sẻ của các thầy cô giáo, trước đây việc đánh giá đều do giáo viên chủ động, đánh giá chỉ tập trung vào kiến thức, chú trọng điểm số… Nhưng ở phương pháp đánh giá mới, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực, đánh giá toàn diện phẩm chất của học sinh. Chú trọng đến năng lực cá nhân, khuyến khích các em thể hiện cá tính và năng lực của mình.
Đồng thời, quan tâm đến phương pháp học tập và rèn luyện của các em, tập trung vào năng lực thực tế và sáng tạo. “Nhà trường, giáo viên cần tích cực thay đổi để đáp ứng yêu cầu đổi mới. Trước đây chỉ tập trung kiểm tra viết, định kỳ, giờ đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh trong quá trình học tập”, ông Nguyễn Hữu Nghĩa nhấn mạnh.
Em Lê Như Ngọc, học sinh lớp 11, Trường THPT Thuận Hưng, quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) chia sẻ: Mỗi giờ học môn Giáo dục công dân em và các bạn rất vui vì được học tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế. Giờ học không chỉ giáo viên dạy, học sinh ghi chép, mà có cả tình huống, cách giải quyết, thảo luận và tranh luận… Nhờ đó, em và các bạn nhớ kiến thức đã học và rất có ích cho cuộc sống hàng ngày.
Giáo viên cần quan tâm đánh giá thường xuyên học sinh khi dạy học trực tuyến
Việc đánh giá học sinh là sự kết hợp giữa kiểm tra, đánh giá thường xuyên và kiểm tra, đánh giá định kỳ học sinh.
Trong đó, giáo viên cần quan tâm việc đánh giá thường xuyên, vì sự tiến bộ và giúp học sinh phát huy khả năng, năng lực của mình. Cả người dạy, người học và phụ huynh không nên quá áp lực về kết quả bài thi kiểm tra, đánh giá định kỳ của học sinh.
Trên đây là nhận định của các chuyên gia tại hội thảo trực tuyến "Thách thức và cơ hội của việc dạy học, đánh giá trên môi trường internet", do Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thành phố, Công viên phần mềm Quang Trung phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức ngày 2/10.
Học sinh trong giờ học trực tuyến môn Tiếng Việt tại TP Hồ Chí Minh.
Theo quy định, việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học trực tuyến được thực hiện kết hợp giữa kiểm tra, đánh giá thường xuyên và kiểm tra, đánh giá định kỳ. Trong đó, kiểm tra, đánh giá thường xuyên được giáo viên thực hiện trong quá trình dạy học trực tuyến; kiểm tra, đánh giá định kỳ được thực hiện trực tiếp tại cơ sở giáo dục, trường hợp học sinh không thể đến cơ sở giáo dục vì lý do bất khả kháng, việc kiểm tra, đánh giá định kỳ được thực hiện bằng hình thức trực tuyến.
Nhiều phụ huynh băn khoăn việc đảm bảo công bằng trong tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trực tuyến. Ông Nguyễn Minh Thiên Hoàng cho rằng, đánh giá học sinh hiện nay được thực hiện kết hợp bằng cả hình thức đánh giá thường xuyên và kiểm tra định kỳ. Trong đó, giáo viên cần quan tâm đánh giá thường xuyên, vì sự tiến bộ và giúp học sinh phát huy khả năng, năng lực của mình.
Giáo viên thực hiện đánh giá thường xuyên thông qua quan sát học sinh, vấn đáp, đánh giá hồ sơ học tập, sản phẩm học tập của học sinh, tổ chức cho học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau... Việc đánh giá thường xuyên là trọng tâm để đánh giá sự tiến bộ của học sinh chứ không phải dựa vào điểm của một, hai bài thi đánh giá định kỳ. Vì thế, cả người dạy, người học và phụ huynh không nên quá áp lực về kết quả kiểm tra định kỳ.
Ông Nguyễn Minh Thiên Hoàng, Phó trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho biết, việc tổ chức dạy và học trên internet tại các trường học trong thời gian đầu năm học gặp không ít khó khăn về môi trường dạy học, chất lượng đường truyền, thiết bị và kỹ thuật dạy học của giáo viên.
Cụ thể, môi trường dạy học bị ảnh hưởng khi học sinh không có không gian học tập phù hợp tại nhà; kỹ thuật dạy học và năng lực sử dụng công nghệ trong dạy học của giáo viên chưa đồng đều, nhiều giáo viên còn chậm ứng dụng công nghệ trong tổ chức dạy học.
Trong khi đó, còn có học sinh chưa chuẩn bị tâm lý tốt cho việc học, có phụ huynh chưa phối hợp chặt chẽ với giáo viên để đồng hành với con trong việc học. Bên cạnh đó, việc đánh giá học sinh của giáo viên cũng gặp khó khăn, khó đánh giá chính xác tuyệt đối, bao quát toàn diện quá trình học tập, phẩm chất, năng lực học sinh.
Dù có những hạn chế nhất định, nhưng xác định việc dạy và học trên internet là giải pháp tình thế phù hợp trong tình hình hiện nay, cả nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh phải từng bước khắc phục khó khăn, thích ứng với hình thức học tập này. Để giáo viên có đủ kỹ năng dạy học trực tuyến, Tiến sĩ Lê Chi Lan, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn cho rằng, các cơ sở giáo dục cần xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ lưỡng và tập huấn đầy đủ cho giáo viên. Cùng với đó, xây dựng đội ngũ chuyên trách hỗ trợ kịp thời việc dạy học, đánh giá online cho giáo viên; có chính sách học tập phù hợp cho các đối tượng học sinh.
Bên cạnh sự chủ động của cơ sở giáo dục, về mặt tổng thể cần có kế hoạch triển khai đồng bộ các giải pháp dài hạn như xây dựng hạ tầng công nghệ đáp ứng yêu cầu dạy và học trực tuyến; cung cấp đầy đủ trang thiết bị cho cả giáo viên, học sinh; trang bị kiến thức, kỹ năng, công cụ cho đội ngũ quản lý, giáo viên để không bị lung túng khi triển khai hình thức dạy học trực tuyến. Đặc biệt, sự đồng thuận, tương tác, kết nối chặt chẽ giữa nhà trường, phụ huynh là rất quan trọng trong quá trình học tập của học sinh.
Từ thực tế, theo các chuyên gia khi dạy học trực tuyến, giáo viên cần quan tâm nhiều hơn tới tâm lý học sinh, liên hệ chặt chẽ với phụ huynh để nắm bắt hỗ trợ học sinh kịp thời. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn sử dụng internet khi học sinh tham gia học trực tuyến cũng cần được quan tâm. Đây là trách nhiệm chung của cả gia đình và nhà trường chứ không phải của riêng của học sinh và giáo viên. Ngoài việc sử dụng công cụ để quản lý, kiểm soát việc truy cập internet của học sinh, phụ huynh cần định hướng các em sử dụng internet một cách phù hợp cho việc học.
Làm sao để đảm bảo công bằng khi đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hình thức trực tuyến? Nếu bài kiểm tra định kỳ chỉ đóng vai trò là một trong những hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh, kết hợp đánh giá học sinh trong nhiều thời điểm thì cả người dạy lẫn người học sẽ được cởi bỏ áp lực kiểm tra định kỳ, khi đó yêu cầu chống gian lận sẽ được gỡ bỏ. Sáng 2-10, gần...