Chuyển đổi số của ngành giáo dục cần làm sớm hơn
Ngày 23-11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn chủ trì phiên họp của Ủy ban Về giáo dục và phát triển nhân lực thuộc Hội đồng Quốc gia phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đây là cuộc họp đầu tiên sau khi Ủy ban Về giáo dục và phát triển nhân lực được kiện toàn theo quyết định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Tại phiên họp đầu tiên này, các thành viên ủy ban thảo luận, cho ý kiến về dự thảo đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025″ do Bộ GD-ĐT chủ trì xây dựng.
Theo Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Sơn Hải, mục tiêu chính của đề án là thúc đẩy đổi mới mạnh mẽ phương thức dạy và học, quản lý nhà nước về giáo dục và quản trị nhà trường. Đồng thời, góp phần tạo chuyển biến về chất lượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục quốc dân, hình thành nền tảng số cho xã hội học tập, tạo cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng tốt với chi phí thấp cho người dân. Trong giai đoạn 2021-2025, đề án tập trung vào hoàn thiện cơ chế, chính sách, đổi mới quản trị, quản lý nhà nước về giáo dục, phát triển hệ sinh thái chuyển đổi số hoạt động dạy và học cũng như phát triển nhân lực số. Trong đó, sẽ triển khai nền tảng quản trị tạo môi trường làm việc và tương tác trực tuyến cho cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên và người học, triển khai các mô hình dạy học tiên tiến trên nền tảng số. Cùng lúc, phát triển kho học liệu số, học liệu mở dùng chung, bài giảng điện tử, học liệu đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, triển khai mô hình giáo dục STEM/STEAM, phát triển tư duy lập trình, triển khai các chương trình về khoa học máy tính phù hợp, nâng cao năng lực số cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, người học…
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phiên họp Ảnh: MINH THU
Góp ý cho dự thảo đề án, ông Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội (Viettel), đưa ra 3 việc lớn cần làm, đó là xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành, cơ sở dữ liệu này phải đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia. Trên cơ sở dữ liệu đó, xây dựng các trung tâm điều hành, quản lý ngành. Cuối cùng là xây dựng các nhà trường thông minh.
Video đang HOT
Giám đốc ĐHQG TP HCM Vũ Hải Quân lưu ý việc cần làm rõ nội hàm của việc dạy học trực tuyến để đưa ra các mục tiêu phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, cần hình thành các kho học liệu trực tuyến, trong đó quan tâm tới các kho học liệu mở của thế giới và có chính sách thúc đẩy sử dụng các kho học liệu này. Cần hình thành một số nền tảng dạy và học trực tuyến phù hợp, tiết kiệm chi phí.
Giám đốc ĐH Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Vũ cho rằng chuyển đổi số là việc hết sức cần thiết trong trước mắt cũng như lâu dài. Rút kinh nghiệm từ thực tiễn, ông đặc biệt nhấn mạnh ngay từ đầu cần có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, có tổng chỉ huy, có phân cấp, phân quyền. Có như vậy mới thuận lợi trong triển khai đồng bộ và kết nối thuận lợi.
“Ngành giáo dục xác định ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số là một trong những khâu có tính đột phá, hướng đến tạo ra những thay đổi quan trọng trong giáo dục. Đây là công việc không phải một sớm một chiều có thể thực hiện được, song cần phải bắt đầu ngay và phải được làm thường xuyên, với hy vọng 5-10 năm sau, công cuộc chuyển đổi số của ngành sẽ đạt kết quả” – Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, Chủ tịch Ủy ban Về giáo dục và phát triển nhân lực, nói.
Nhà giáo trong kỷ nguyên số: Nhiều khó khăn cần được tháo gỡ
Chuyển đổi số (CĐS) trong giáo dục không ngoài mục tiêu thay thế dần những phương pháp dạy học truyền thống, lạc hậu bằng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) với phương pháp dạy tích cực, giúp người học và người dạy phát huy hết năng lực tư duy, sáng tạo...
từ đó có được kết quả đào tạo tốt nhất. Tuy nhiên, với nhiều trường học (chủ yếu ở các huyện miền núi), ngoài khó khăn về hạ tầng thiết bị CNTT, trình độ ứng dụng của đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế.
Các thiết bị CNTT ở Trường THCS Phùng Minh (Ngọc Lặc) không được đầu tư, do điều kiện vật chất của nhà trường còn khó khăn.
"Vùng trắng" thiết bị, đường truyền
Cô giáo Nguyễn Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường THCS Đồng Lương, xã Đồng Lương (Lang Chánh) cho biết: Trường có 230 học sinh học ở 4 khối lớp với 20 giáo viên, trong đó có 16 giáo viên đạt chuẩn. Để thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy và học, đối với nhà trường là vô cùng khó khăn. Hiện tại nhà trường không có phòng máy vi tính nên không thể triển khai học môn Tin học. Trường có 1 tivi và 1 máy chiếu được mua lại cách đây hơn 10 năm nên không còn đạt chất lượng. Những thiết bị này phục vụ chủ yếu cho các đợt tập huấn, hoặc hội họp trực tuyến được kết nối giữa Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Phòng GD&ĐT và nhà trường. Do thiết bị mua lại và có thời gian sử dụng quá lâu, cộng với đường truyền của nhà mạng không đảm bảo nên nhiều lúc cuộc họp bị gián đoạn do âm thanh, hình ảnh. Vì vậy, đảm bảo không bị gián đoạn, nhà trường đã khắc phục bằng cách kích loa để lấy tiếng từ điện thoại, lấy hình từ máy chiếu qua máy tính nhưng cũng không ổn lắm vì nhiều lúc màn hình bị trắng.
Trao đổi về việc dạy học trực tuyến cho các em nếu trong trường hợp dịch diễn biến phức tạp phải thực hiện giãn cách xã hội, cô Lan chia sẻ: Nhà trường chưa thể triển khai dạy học bằng hình thức này, bởi phần lớn học sinh thuộc diện gia đình khó khăn nên không được trang bị máy tính hay điện thoại thông minh Smartphone. Đồng nghĩa, những hộ gia đình này cũng chưa lắp mạng. Số còn lại, có máy tính, hay điện thoại thông minh, sóng rất yếu. Đợt đầu năm học 2021-2022, nhà trường đã thực nghiệm bằng cách tổ chức cho các em học nhóm gồm những em chưa có điện thoại, máy tính và mạng internet đến nhà em đảm bảo các điều kiện này nhưng qua nắm bắt từ các em và phụ huynh... sóng yếu và chập chờn.
Trường THCS Phúc Thịnh, xã Phúc Thịnh và liên Trường THCS Phùng Minh, xã Phùng Minh (Ngọc Lặc), hạ tầng, thiết bị CNTT phục vụ CĐS đang vấp phải những trở ngại. Cô giáo Quách Thị Quyển, Hiệu trưởng Trường THCS Phúc Thịnh và thầy giáo Đinh Viết Lợi, Hiệu trưởng Trường THCS Phùng Minh cho biết: Hiện tại, nhà trường có 1 máy chiếu từ chương trình "Chia khó vùng cao" và 1 tivi nhưng máy chiếu chỉ sử dụng khi có giờ thao giảng của giáo viên. Còn tivi được sử dụng khi nhà trường có buổi tập huấn và họp trực tuyến do Phòng và Sở GD&ĐT kết hợp tổ chức. Tuy nhiên, do địa phương nằm cách xa trung tâm nên đường mạng rất yếu, nhiều lúc bị ngắt quãng do trắng màn hình và âm thanh không nghe được.
Trao đổi về việc dạy học trực tuyến cho các em nếu trong trường hợp dịch diễn biến phức tạp, địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, cả thầy Lợi và cô Quyển đều cho rằng rất khó thực hiện. Bởi, phần lớn học sinh thuộc diện gia đình khó khăn nên không được trang bị máy tính hay điện thoại thông minh. Hơn nữa, mạng cũng không có, hoặc nếu có sóng rất yếu. Vì vậy, nhà trường có phương án in bài, rồi gửi qua hệ thống bưu điện, đảm bảo việc học cho các em.
Năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên còn nhiều hạn chế
Để thực hiện thành công CĐS trong giáo dục, bên cạnh yếu tố về hạ tầng, thiết bị CNTT, con người là chủ thể đóng vai trò quyết định trong việc ứng dụng các thiết bị công nghệ phục vụ việc giảng dạy. Vì vậy, để nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho những người làm công tác quản lý, đội ngũ giáo viên, ngoài những buổi tập huấn của sở và phòng GD&ĐT tổ chức, các nhà trường tổ chức bồi dưỡng nâng cao khả năng tiếp cận, ứng dụng CNTT cho giáo viên bằng cách học hỏi lẫn nhau: Người biết rồi, dạy cho người chưa biết theo hình thức "cầm tay chỉ việc". Đến nay, phần lớn cán bộ, giáo viên trong ngành đã có ý thức trong việc cập nhật các kiến thức CNTT, nghiên cứu ứng dụng các phần mềm, ứng dụng trên các thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy trực tiếp hoặc trực tuyến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều giáo viên khả năng ứng dụng CNTT còn hạn chế.
Do máy tính hư hỏng, phòng Tin học ở Trường THCS Phúc Thịnh đã bị bỏ không nhiều năm.
Trao đổi về vấn đề nhân lực trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học, các thầy, cô: Nguyễn Ngọc Lan, Quách Thị Quyển, Đinh Viết Lợi, đều cho rằng, còn rất hạn chế. Nhiều thầy, cô (chủ yếu tập trung ở các thầy, cô lớn tuổi), ngại thực hiện việc số hóa các loại hồ sơ, sổ sách và ứng dụng CNTT trong dạy học. Vì vậy, còn tình trạng có thầy cô thực hiện thao tác chuyển giáo án vào hộp thư nhà trường) đang lúng túng, phải nhờ đồng nghiệp hỗ trợ.
Trong bối cảnh ngành giáo dục triển khai Chương trình giáo dục Phổ thông năm 2018 và đại dịch COVID-19 hoành hành, đẩy mạnh CĐS trong dạy và học là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, với thực tế hiện nay còn nhiều trường học (chủ yếu ở các huyện miền núi) những khó khăn về hạ tầng thiết bị CNTT, về khả năng ứng dụng CNTT còn nhiều hạn chế thì CĐS vẫn là một thách thức đòi hỏi sự chung tay, tháo gỡ từ nhiều phía.
Tiên phong trong chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục ở TP.HCM Chuyển đổi số trong giáo dục đã được nhiều cơ sở giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh từng bước thực hiện với những mức độ khác nhau trong bối cảnh thành phố chủ trương xây dựng đô thị thông minh. Học sinh Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Gia Thiều điểm danh bằng thẻ học đường thông minh. (Nguồn: doimoisangtao.vn) Trong...