Chuyển đổi công nghệ lên đa đám mây: Nỗi lo khát nhân lực
Đầu tư vào đa đám mây, nhiều doanh nghiệp không có nhân lực vận hành các nền tảng công nghệ hiện đại; các nhân sự cần mất nhiều thời gian để học các kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm sử dụng thực tế…
Nỗi lo thiếu chuyên gia am hiểu Cloud
Xét trên góc độ tổng thể, hybrid hay Multi-Cloud dù ở mức độ ứng dụng chiến lược hay đang bắt đầu đều là lựa chọn đúng đắn của doanh nghiệp. Một khảo sát mới đây của Cybersecurity Insiders và công ty an ninh mạng Fortinet tiến hành với hơn 500 chuyên gia hàng đầu thế giới trong nhiều ngành kinh tế ghi nhận có tới 71% tổ chức đang theo đuổi chiến lược hybrid hoặc multi-cloud và 76% doanh nghiệp đang sử dụng từ hai hoặc nhiều nhà cung cấp đám mây (Cloud providers). Tuy nhiên, áp dụng nhiều giải pháp đám mây khác nhau cũng khiến việc vận hành trở nên khó khăn bởi mỗi nền tảng đám mây có các yêu cầu riêng biệt.
76% doanh nghiệp đang sử dụng từ hai hoặc nhiều nhà cung cấp đám mây theo khảo sát của Cybersecurity Insiders
Thực tế cho thấy, ngay cả khi có đủ nguồn lực để đầu tư vào Multi Cloud (đa đám mây), rất nhiều doanh nghiệp không có nhân lực để vận hành các nền tảng công nghệ hiện đại này. Theo như khảo sát, khoảng 86% những người ra quyết định về CNTT trong doanh nghiệp cho rằng việc thiếu hụt nhân lực có trình độ là nguyên nhân khiến các dự án đám mây bị chậm lại.
Một dự án đám mây yêu cầu các nhân sự không chỉ là kỹ năng bảo mật và tuân thủ mà còn có cả kỹ năng DevOps – sử dụng các công cụ giúp tăng khả năng phân phối ứng dụng và dịch vụ của doanh nghiệp ở tốc độ cao, phát triển và cải tiến sản phẩm ở nhịp độ nhanh hơn các tổ chức sử dụng cơ sở hạ tầng vật lý (On Premise) và phát triển phần mềm truyền thống. Tốc độ này sẽ cho phép các doanh nghiệp phục vụ khách hàng tốt hơn và cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường.
Một thách thức khác là nhân sự của doanh nghiệp cần mất nhiều thời gian để có thể học được các kỹ năng vận hành cũng như cần có đủ lâu kinh nghiệm sử dụng thực tế. Ngay cả sau khi học được tất cả các kỹ năng đó, các nhân sự này vẫn phải thường xuyên được cập nhật với kiến trúc đám mây, bảo mật và tuân thủ mới từ các hãng Cloud. Bởi vậy, để “lên mây” nhanh chóng và hiệu quả, lộ trình này của doanh nghiệp cần được đặt vào tay những “kiến trúc sư trưởng” có kinh nghiệm dày dạn.
Bắt tay với chuyên gia – bước đi chiến lược của doanh nghiệp Việt
Video đang HOT
“Là nhà cung cấp Cloud hàng đầu tại Việt Nam và là đối tác cao cấp của các Cloud Providers quốc tế như AWS, Google, Microsoft…, CMC Telecom thấu hiểu sự phức tạp của việc quản lý môi trường đa đám mây. Chúng tôi đặc biệt quan tâm và liên tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phân cấp và chuyên môn hóa theo từng hãng để hỗ trợ doanh nghiệp”, ông Đặng Tuấn Thành – Giám đốc Trung tâm Vận hành Dịch vụ Đa đám mây của CMC Telecom chia sẻ.
Đại diện CMC Telecom cho biết, với vai trò là đối tác cấp cao của AWS, Google, Microsoft cùng kinh nghiệm tích lũy nhiều năm triển khai dịch vụ Multi-Cloud cho các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, đội ngũ chuyên gia của CMC Telecom sẽ xây dựng quy trình tối ưu kiến trúc “đặc thù” cho từng doanh nghiệp với 4 lợi ích:
Làm việc với đội ngũ chuyên gia được chứng nhận bởi hãng: CMC Telecom có đội ngũ vận hành hệ thống Cloud hơn 300 nhân sự, phân tầng chặt chẽ, chuyên biệt: Cloud Team, Network Team, Security Team,…100% kỹ thuật, kiến trúc sư giải pháp của Cloud Team… có các chứng chỉ được cấp bởi các hãng như AWS Certified Solutions Architect – Professional, AWS Certified DevOps Engineer – Professional, AWS Certified Security – Specialty, AWS Certified Database – Specialty,… hay của Google như Google Professional Cloud Architect, Google Professional Cloud Developer, Google Associate Cloud Engineer… Các nhân sự sẽ liên tục cập nhật, đào tạo kiến thức về các tính năng sản phẩm mới nhất và trực tiếp từ hãng.
Đội ngũ vận hành hệ thống Cloud của CMC Telecom
Tiết kiệm thời gian: Hợp tác với CMC Telecom không chỉ giúp các doanh nghiệp có được sự cam kết đồng hành của CMC Telecom và các Public Cloud như AWS, Google, Microsoft trong suốt quá trình vận hành mà còn nhận được những tư vấn chuyên sâu từ các chuyên gia hàng đầu về dịch vụ Cloud. Mỗi doanh nghiệp sẽ được xây dựng kiến trúc đặc thù nhằm tiết kiệm nguồn lực, thời gian vận hành và tối ưu hiệu suất.
An toàn và bảo mật: Trung tâm giám sát trực vận hành của CMC Telecom giúp khách hàng chuyển đổi hệ thống CNTT lên nền tảng công nghệ điện toán đám mây của các public Cloud với độ bảo mật cao, nhanh chóng và luôn được giám sát 24/7 để đảm bảo tốc độ xử lý ổn định.
Tiết kiệm chi phí: Với những chính sách ưu đãi tốt nhất cùng với hiểu biết chuyên sâu về các dịch vụ của từng Public Cloud, CMC Telecom cam kết giúp doanh nghiệp tối đa hóa khoản đầu tư của mình và cung cấp cấu hình dịch vụ tối ưu để có thể giảm thiểu tối đa tổng chi phí.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sẽ được tham gia vào các buổi đào tạo, hội thảo chuyên sâu về dịch vụ, giải pháp của AWS tùy theo lĩnh vực phù hợp thông qua chương trình APN Immersion Day do CMC Telecom tổ chức cho nhân sự của khách hàng. Các nội dung đào tạo, tài liệu, thực hành (labs) sẽ được biên soạn và cung cấp bởi đội ngũ chuyên gia của AWS và CMC Telecom. Với phương pháp tiếp cận chuyên sâu, CMC Telecom giúp các chuyên gia, các nhà quản lý IT nâng cao kiến thức về cách sử dụng nền tảng điện toán đám mây AWS một cách hiệu quả, mở ra các tiềm năng kinh doanh và đáp ứng được các mục tiêu của doanh nghiệp…
"Chuyển đổi số luôn thiếu nhân lực và thời gian"
Chuyển đổi số hay ứng dụng công nghệ như một hành trình và hành trình này không bao giờ có điểm kết thúc.
Đây là chia sẻ của bà Agnes Heftberger, Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc khối Công nghệ của IBM tại khu vực ASEANZK (Úc, Đông Nam Á, New Zealand và Hàn Quốc) nhân dịp Lễ Khai trương Văn phòng mới của IBM Việt Nam tại Hà Nội.
Nói về xu hướng chuyển đổi số hiện nay, bà Agnes Heftberger nhấn mạnh, đây là một quá trình đòi hỏi sự bắt đầu ngay và không nên chậm trễ.
Bà Agnes Heftberger, Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc khối Công nghệ của IBM tại khu vực ASEANZK
"Chuyển đổi số hay ứng dụng công nghệ như một hành trình và hành trình này không bao giờ có điểm kết thúc bởi lúc nào cũng xuất hiện những cơ hội mới. Công nghệ cũng không ngừng thay đổi. Điều này đòi hỏi chúng ta phải liên tục, liên tục theo đuổi hành trình này.
Trong hành trình chuyển đổi số, có hai thành tố quan trọng mà lúc nào chúng ta cũng thiếu. Thứ nhất là nguồn nhân lực có trình độ. Thứ hai là thời gian. Các doanh nghiệp muốn chuyển đổi số, muốn đổi mới sáng tạo, muốn ứng dụng công nghệ thì luôn thiếu thời gian. Đây cũng là lý do vì sao tôi kêu gọi, hiện tại chính là thời điểm để ứng dụng những công nghệ mới, mang tính chất đột phá. Chúng ta không nên chờ đợi nữa", bà Agnes Heftberger.
Nói thêm về nguồn nhân lực, bà Agnes Heftberger chia sẻ thêm, IBM đã hợp tác với Đại học Quản lý và Công nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh (UMT) và ĐH Bách Khoa Hà Nội để hỗ trợ nâng cao chất lượng cho lượng lao động trẻ.
Theo đó, sinh viên của UMT sẽ được tiếp cận các với công nghệ mới nhất của IBM, thông qua việc học trực tuyến và làm việc từ xa trên nền tảng của IBM SkillsBuild.
"Chúng tôi cung cấp cho cho các trường đại học khung chương trình, tài liệu, nội dung cập nhật với công nghệ mới nhất hiện nay. Việc tiếp cận với những công nghệ mới sẽ hỗ trợ rất tốt cho công tác nghiên cứu và giảng dạy", bà Agnes Heftberger nói.
IBM cho biết, việc khai trương văn phòng mở ra một chặng đường phát triển mới của công ty này tại Việt Nam.
Trả lời câu hỏi của phóng viên những công nghệ mới được IBM tập trung phát triển, Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc khối Công nghệ của IBM tại khu vực ASEANZK cho biết, Hybird Cloud (đám mây lai) và AI (trí tuệ nhân tạo) chính là hai công nghệ có thể đem lại sự đột phá và thay đổi trong tương lai.
"Có 2 công nghệ đột phá. Thứ nhất là Hybird cloud, nền tảng cho chúng ta một hệ sinh thái mở, từ hệ sinh thái mở này cho phép chúng ta mở rộng nhanh chóng hoạt động kinh doanh và tốc độ ứng dụng công nghệ, một cách an toàn và trải nghiệm mượt mà.
Công nghệ thứ 2 là AI. Theo góc nhìn của chúng tôi đây là công nghệ tối quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Như các bạn đã biết, mỗi ngày thế giới tạo ra 2,5 tỷ tỷ dữ liệu (tức là 2,5 và 18 số 0 ở đằng sau). Đây là lượng dữ liệu khổng lồ và điều quan trọng là từ khối lượng dữ liệu thô đó, chúng ta phải phân tích được, hiểu dữ liệu thì mới có thể ứng dụng được vào hoạt động kinh doanh của mình. Đó là lý do vì sao AI đóng vai trò vô cùng quan trọng".
Theo bà Agnes Heftberger, hai công nghệ này thay đổi mọi mặt hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp, tổ chức. Tại Việt Nam, đây cũng là hai lĩnh vực phát triển hết sức nhanh chóng. Việt Nam là quốc gia ứng dụng công nghệ đám mây nhanh hàng đầu khu vực ASEAN.
"Nhiều năm trước, thông thường các quản lý doanh nghiệp hay cho rằng, đầu tư vào công nghệ hay chuyển đổi số nó là chi phí, mà đã là chi phí thì cần cắt giảm hay quản lý chặt chẽ nhưng ngày nay, giới lãnh đạo đã thay đổi quan điểm này. Họ không coi đó là chi phí nữa mà là yếu tố tạo nên sự cạnh tranh, tạo nên sự khác biệt, giữa DN của mình với các đối thủ cạnh tranh, tạo nên những trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng. Sự thay đổi này khiến việc chuyển đổi số đang diễn ra rất nhanh ở Việt Nam cũng như trên thế giới", bà Agnes Heftberger nhấn mạnh.
Thị trường ô tô toàn cầu khát nhân tài công nghệ Trong bối cảnh những chiếc xe tự hành được trang bị công nghệ tối tân đang dần được hiện thực hóa, nhu cầu nhân lực cho thị trường công nghệ cho ô tô (automotive) theo đó không ngừng tăng cao. Cơn khát nhân sự trong thời kỳ chuyển mình Ước tính công nghệ sẽ chiếm đến 60% giá trị xe hơi trong tương...