Chuyện dạy con ở nhà có hai bộ trưởng

Theo dõi VGT trên

Những gia đình hiếm hoi mà cả cha và con đều có thời làm bộ trưởng, như gia đình ông Đoàn Mạnh Giao. Nhưng những người con cũng phải chịu nhiều áp lực trước cái bóng của người tiền nhiệm đồng thời là cha đẻ của mình.

Ở Việt Nam, chỉ có hai gia đình mà cả cha và con đều cùng giữ cương vị bộ trưởngở cùng một bộ: gia đình cố Bộ trưởngNgoại giao Nguyễn Cơ Thạch (con trai là Phạm Bình Minh – Bộ trưởng Ngoại giao đương nhiệm) và cố bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Văn phòng chính phủ) Đoàn Trọng Truyến.

Dưới đây là những câu chuyện rất riêng tư mà nguyên Bộ trưởng – chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Đoàn Mạnh Giao chia sẻ về người cha Đoàn Trọng Truyến của mình.

Những điều học được và không học được

Cha tôi vừa là một chính trị gia, vừa là một nhà khoa học. Con đường cách mạng mà ông chọn khiến ông trở thành một chính trị gia, nhưng chúng tôi, 7 người con của ông, đều biết rằng sâu thẳm trong ông luôn là trái tim của một nhà khoa học. Cha tôi có thói quen ham đọc sách và biết nhiều ngoại ngữ. Tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Trung… ông đều rất giỏi. Khi ông cần học tiếng Nga, ông dán đủ các hình vẽ kèm theo ghi chú bằng tiếng Nga trong nhà vệ sinh.

Đến năm 50 tuổi, khi làm việc với các chuyên gia Đức, ông lại đi học tiếng Đức. Không bao giờ ông rời tay khỏi cuốn sách. Kể cả khi ăn cơm, ông cũng kè kè cuốn sách bên cạnh, vừa ăn vừa đọc. Dù biết thói quen đó không tốt cho sức khỏe của ông, nhưng không ai có thể khuyên được ông. Thói quen này của ông sau này ảnh hưởng đến chúng tôi. Học tập cha, dù công việc có bận rộn đến mấy, tôi vẫn cố gắng duy trì thói quen đọc sách khi có thời gian rảnh.

Chuyện dạy con ở nhà có hai bộ trưởng - Hình 1

Ông Đoàn Mạnh Giao.

Khi còn sống, cha tôi rất say mê nghiên cứu lý luận. Ông đọc không ngừng những tác phẩm của Mác – Lênin. Khi về công tác tại HV Hành chính Quốc gia, sau một thời gian sang thăm HV Hành chính Quốc gia Pháp (ENA) – trường hành chính nổi tiếng ở Pháp. Tại đó, cha tôi đã tiếp thu nhiều cái mới và là một trong những người đầu tiên ủng hộ những khái niệm về “ Xã hội dân sự”, “Nhà nước pháp quyền”, “Tam quyền phân lập”.

Thời kỳ đó, chúng ta chưa dễ chấp nhận những khái niệm này, nên cha tôi đã phải hứng chịu không ít khó khăn, sự lên án và cả sự thiệt thòi do những người có quan điểm trái ngược ông gây ra. Nhưng ông luôn im lặng, không kêu ca, không bất mãn. Với ông, đại cục đất nước quan trọng hơn chuyện danh vọng cá nhân.

Gia đình tôi có 7 anh em. Sau khi sinh được 5 người con trai, cha mẹ tôi mới đẻ tiếp được hai cô con gái. Vì rất mong mỏi có con gái, nên hai cô em gái của tôi sau này rất được ông bà yêu thương, thậm chí có phần cưng chiều hơn các con trai. Nhờ sự giáo dục của ông bà, anh em chúng tôi không bao giờ có tư tưởng phân biệt con trai con gái, trưởng nam hay thứ nữ. Chúng tôi bình đẳng trong gia đình.

Tôi học được ở cha mẹ tôi sự nhân hậu, chia sẻ với những người xung quanh mình. Ngày cha tôi còn sống, ông rất quý mến hàng xóm láng giềng. Những năm sau hòa bình, những dịp Tết đến, ông thường đi chúc Tết những người láng giềng của mình, kể cả những công chức lưu dung mà khi đó nhiều người vẫn có tâm lý tránh né vì sợ liên lụy.

Video đang HOT

Mẹ tôi không giữ vị trí này nọ như cha, nhưng cách sống của bà cũng khiến rất nhiều người nể phục. Khi cha tôi làm bộ trưởng, tôi mới là một anh sĩ quan cấp trung úy. Tiêu chuẩn bộ trưởng được 3 tút thuốc lá, còn tiêu chuẩn sĩ quan như tôi được 3 bao. Thương chúng tôi, mỗi lần tôi về thăm nhà, mẹ tôi thường dành cho tôi một tút thuốc lá của cha để mang lên đơn vị chia cho anh em. Nhưng có một lần về, mẹ tôi thông báo đã đem hết phần tiêu chuẩn tháng đó của cha tôi gồm vài tút thuốc, ít kẹo bánh cho anh gác cổng ở bộ vì anh ta chuẩn bị làm đám cưới.

Lúc đó, trong lòng tôi có chút hậm hực vì thiếu thuốc hút. Nhưng càng sau này, tôi càng hiểu và cảm phục tấm lòng của mẹ. Không có tút thuốc lá đó, tôi chỉ thiếu thốn đi một chút trong 1 tháng. Nhưng có lẽ anh gác cổng sẽ có một đám cưới hạnh phúc hơn và một kỷ niệm đẹp hơn về ngày cưới của mình. Sau này tôi cũng học cách chia sẻ từ mẹ, và mỗi lần như vậy, tôi thấy lòng mình trở nên ấm áp.

Tôi vẫn hay bảo với bạn bè mình rằng có những điều từ cha mẹ, mình rất phục, rất ngưỡng mộ, nhưng không thể học được. Cha mẹ tôi đến lúc ngoài 80 tuổi, mẹ tôi đã ngồi xe lăn, vẫn dành cho nhau tình yêu rất ngọt ngào. Cha vẫn gọi mẹ bằng tên đầy âu yếm và tự tay đưa cho bà từng viên thuốc uống khi ốm đau, bệnh tật. Trước khi mẹ tôi mất, cha tôi rất khỏe mạnh, minh mẫn. Ông vẫn đọc sách, vẫn tham gia làm từ điển, vẫn nghiên cứu khoa học. Nhưng kể từ sau cái chết của mẹ tôi, cha tôi suy sụp nhanh chóng. Chỉ sau đó vài năm, cha tôi qua đời. Trước khi mất, nằm mê man trên giường bệnh, được nghe lại bản nhạc Serenade, bản nhạc kỷ niệm của cha mẹ tôi thời trẻ, ông vẫn rơi nước mắt.

Noi vào cha để tự dặn mình

Thời cha tôi làm Chủ nhiệm văn phòng rất khác với thời của tôi. Vì thời của ông, Văn phòng chính phủ rất gần thủ tướng, chủ yếu giúp việc cho thủ tướng. Nhưng sau này, khi hoàn cảnh xã hội thay đổi, yêu cầu đối với vị trí mà tôi đảm nhiệm cũng thay đổi: Nhiều việc lặt vặt hơn, áp lực về tài chính cũng nặng hơn…

Cha tôi vẫn luôn dặn tôi một điều: người làm văn phòng phải luôn tâm niệm mình là người “bưng, bê, kê, đặt”, nghĩa là giúp việc cho thủ tướng để công việc thuận lợi nhất có thể. Mỗi văn bản được trình lên thủ tướng đều được chủ nhiệm Văn phòng chính phủ xem xét kỹ trước và tham gia ý kiến đóng góp với thủ tướng, đòi hỏi chủ nhiệm Văn phòng chính phủ có thể không nhất thiết phải am hiểu sâu, nhưng phải am hiểu rộng nhiều vấn đề để phát hiện ngay ra “mùi” vấn đề và kịp thời đóng góp ý kiến.

Chuyện dạy con ở nhà có hai bộ trưởng - Hình 2

Ông Đoàn Trọng Truyến (đứng thứ 2 từ phải sang). Nguồn ảnh: Tiền Phong.

Tôi học được ở cha tôi tinh thần dân chủ. Với cấp dưới, tôi không ép họ buộc phải theo ý mình nếu như họ không phục. Anh chuyên viên của tôi có thể lên gặp tôi, trình văn bản và đưa ra ý kiến của anh ta. Đôi khi ý kiến của anh ta trùng với ý kiến của tôi, đôi khi chúng tôi suy nghĩ trái ngược nhau. Tôi sẽ nói với anh ta suy nghĩ của tôi. Nếu anh ta không đồng ý với ý kiến đó, tôi không bắt anh ta sửa ý kiến của mình, mà chỉ ghi thêm một dòng ý kiến riêng của tôi, để Thủ tướng có thể tham khảo hai ý kiến khác nhau. Tôi luôn tin sự dân chủ, cởi mở trong một cơ quan sẽ giúp cho công việc phát triển.

Thời bây giờ, một anh cán bộ dưới quyền có thể tuân lệnh bộ trưởng của anh ta, nhưng bảo anh ta yêu quý đến mức tôn thờ thì chưa chắc. Nhưng thời của những người như cha tôi chính là như thế. Cha tôi và nhiều trí thức khác đi theo cách mạng vì lòng ngưỡng mộ, tôn thờ với Bác Hồ và nhiều nhà lãnh đạo khác như Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng.

Còn nhớ những ngày cuối đời, cha tôi nằm liệt hôn mê trong bệnh viện Việt Xô, con cái vào thăm, ánh mắt ông hầu như chẳng có phản ứng gì. Nhưng khi bác Đỗ Mười – thủ trưởng cũ của ông – đến thăm, tôi thấy nước mắt chảy ra từ khóe mắt ông. Dù sức lực đã suy kiệt đến tận cùng, sự trung thành của cha tôi với lý tưởng, sự kính trọng của ông với các nhà lãnh đạo cấp trên của mình vẫn không có gì thay đổi.

Văn hóa phong bì đã trở thành phổ biến trong xã hội ta hiện nay. Người ta đưa phong bì cho nhau mỗi dịp hội thảo, mỗi khi đến thăm nhau, mỗi khi nhờ vả nhau điều gì đó, nhưng có lẽ cả người đưa và người nhận đều không thực sự chân thành, trân trọng nhau. Nhưng thời của cha tôi, mỗi món quà người ta dành tặng nhau đều là tấm lòng. Cha tôi quý từng quả táo mà bác Phạm Văn Đồng mang cho mỗi dịp đi công tác nước ngoài về. Hằng năm, ao cá trong Phủ Chủ tịch đều được đánh bắt những con lớn để thả thêm những con mới. Mỗi dịp như thế, mỗi gia đình lãnh đạo trung ương lại được mang biếu một, hai con cá. Gia đình tôi thường nhận món quà từ ao cá Bác Hồ với sự trân trọng và biết ơn thực sự. Đến bữa cơm, chúng tôi ăn con cá đó với sự biết ơn từ đáy lòng.

Ngày ấy, tôi đã từng chứng kiến có người từ dưới địa phương lên mang biếu cha tôi 10 cân gạo, nhưng cha tôi tìm mọi cách để trả lại món quà biếu đó. Với thế hệ của ông – thế hệ đã sống trong sáng, sống hết mình và giàu lòng tự trọng – nhận một cân gạo biếu với họ cũng là tội lỗi. Nó khác xa so với văn hóa phong bì bây giờ.

Cha tôi không chỉ tay cặn kẽ từng việc, dặn con thế này, dạy con thế kia. Khi tôi lên làm bộ trưởng, ông cũng chưa bao giờ bảo tôi phải làm việc này hay không được làm việc kia. Nhưng ông dạy con từ chính nhân cách của ông. Mỗi khi nhớ đến cha, tôi biết dặn mình phải tránh những việc xấu.

Theo Khám Phá

Cố GS Nguyễn Sinh Huy và dấu ấn công trình thoát lũ ra biển Tây

Tâm huyết cả đời với nghề dạy học và nghiên cứu, cố giáo sư Nguyễn Sinh Huy đã cống hiến cho xã hội nhiều đề tài khoa học có tính thực tiễn cao. Trong đó nổi bật nhất chính là công trình thoát lũ ra biển Tây.

Con người của những công trình nghiên cứu

Giáo sư, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Sinh Huy sinh ngày 17/10/1932 tại xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con trai trưởng trong gia đình có 7 anh, chị em đều tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1950, sau khi học xong trung học phổ thông, Nguyễn Sinh Huy gia nhập Đoàn Thanh niên Cứu quốc và chuyên trách công tác Đoàn tại địa phương.

Năm 1953 khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào giai đoạn quyết định, ông gia nhập lực lượng thanh niên xung phong phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm 1955, hòa bình lập lại, ông được lựa chọn sang Liên Xô (cũ) và được phân công học tập tại Trường Đại học Khí tượng - Thủy văn Ôđetxa thuộc nước Cộng hòa Ukraina. Khác với nhiều sinh viên cùng thời, khi đi học, ông đã là cán bộ trong biên chế Nhà nước, là Bí thư chi đoàn của nhóm thanh niên học tại Ôđetxa. Sau 5 năm mải miết học tập, ông giành được tấm bằng kỹ sư xuất sắc. Tháng 7/1962 về đến Hà Nội, ông được phân công giảng dạy tại Trường đại học Thủy lợi

Trong suốt 35 năm liên tục công tác tại Trường ĐH Thủy lợi, GS Nguyễn Sinh Huy đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn tốt nghiệp cho 31 khoá sinh viên các ngành thủy văn, thủy công, thủy nông và thi công công trình. Nhiều thế hệ sinh viên được GS Huy dạy bảo, dìu dắt nay đã trưởng thành, từng giữ những cương vị chủ chốt tại Trường ĐH Thủy lợi, ở trong và ngoài ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thành quả ấy đã ghi nhận công lao to lớn của ông đóng góp vào công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyên môn của Bộ môn Thủy văn công trình nói riêng và sự nghiệp đào tạo chung của Trường ĐH Thủy lợi.

Cố GS Nguyễn Sinh Huy và dấu ấn công trình thoát lũ ra biển Tây - Hình 1

GS Nguyễn Sinh Huy cùng các đồng nghiệp trong chuyến khảo sát hồ sinh thái Vĩnh Lộc (TPHCM).

Là một giảng viên có trình độ cao, rất có uy tín trong đồng nghiệp, được sự tín nhiệm của tổ chức, từ tháng 12/1984, ông được cử làm giám đốc kiêm Bí thư chi bộ Trung tâm ĐH1 (nay là cơ sở 2 của trường) cho đến khi nghỉ công tác quản lý tháng 11/1993. Giáo sư Huy đã được cử tham gia các chương trình nghiên cứu khoa học và làm chủ nhiệm nhiều đề tài cấp Nhà nước; trong đó có 11 đề tài thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), 3 đề tài ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, và tham gia nhiều đề tài khác. Ông cũng được giao chủ trì 31 đề tài do cấp Bộ, cấp Tỉnh và Thành phố quản lý. Có những công trình quan trọng về tính hiệu quả và tính xã hội sâu sắc đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực đông dân cư hay có diện tích lớn như khu vực TPHCM, ĐBSCL.

Ông cũng đã chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu quan trọng như: Luận chứng và Thiết kế các công trình thủy điện Trị An, Thác Mơ, Hàm Thuận - Đa Mi (1981 - 1993); Chủ trì lập kế hoạch vận hành lợi dụng tổng hợp kho nước Dầu Tiếng (1984); Hệ thống công trình thoát lũ ra biển Tây (1996 -1997); Kiểm soát lũ vùng Đồng Tháp Mười (1998 - 1999); các dự án phục vụ phát triển TPHCM như: Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Lấn biển Cần Giờ, khu du lịch sinh thái Vĩnh Lộc... Những vùng khác như Tây Nguyên, Đông Nam bộ, ven biển miền Trung... đều có các công trình nghiên cứu của ông.

Về nghỉ hưu, ông vẫn tiếp tục phối hợp với cơ sở 2 Trường ĐH Thủy lợi, Viện Địa lý Tài nguyên TPHCM, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu và nhiều dự án quy hoạch quan trọng, đóng góp to lớn cho sự phát triển thủy lợi và kinh tế xã hội ở ĐBSCL, TPHCM, miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải Miền Trung.

Dấu ấn công trình thoát lũ ra biển Tây

Ý tưởng thoát lũ ra biển Tây của cố GS Nguyễn Sinh Huy là một tư duy khoa học đầy sáng tạo, bằng cách: xây dựng thêm một số công trình mới, cải tạo các công trình đã có, kể cả kênh Vĩnh Tế, nhằm chuyển một phần nước của sông Hậu thoát về biển Tây, vừa giảm áp lực nước cho vùng tứ giác Long Xuyên, vừa đồng thời sử dụng nước ngọt trong mùa lũ để cải tạo đất phèn vùng Tứ giác Hà Tiên.

Theo số liệu của năm 1997, trong vùng có diện tích 489.935 hecta, nhưng có đến 253.186 hecta là đất bị nhiễm phèn, và 12.100 ha bị nhiễm mặn. Sau mùa lũ 1996, trước những khó khăn lớn của ĐBSCL do bị ngập lụt, ý tưởng kiểm soát lũ tràn qua biên giới được ông đưa ra nhưng không phải được sự đồng tình ngay từ ban đầu.

Khi đó ông đã nghỉ hưu và về làm việc tại Phân viện Địa Lý thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia (TTKHTN & CNQG, nay là Viện khoa học và công nghệ Việt Nam). May mà ý tưởng của ông được Giáo sư Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu khi đó đang là Giám đốc TTKHTN & CNQG biết đến và Viện sỹ đã mời ông trình bày với Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Thủ tướng vốn là người đang có nhiều trăn trở về phát triển kinh tế - xã hội của ĐBSCL và bằng sự nhạy cảm chính trị của mình, chỉ sau một buổi làm việc, tuy chưa kiểm tra các kết quả tính toán, nhưng ông đã hoàn toàn tin vào ý tưởng của GS Huy và quyết định cho phép đề án được tiếp tục nghiên cứu chi tiết để triển khai thực hiện.

Cố GS Nguyễn Sinh Huy và dấu ấn công trình thoát lũ ra biển Tây - Hình 2
GS Nguyễn Sinh Huy báo cáo đề tài kiểm soát lũ Đồng Tháp Mười năm 1997.(Ảnh gia đình cung cấp)

Đề án đã được đánh giá cao, được tặng giải thưởng của TTKHTN & CNQG và do tính cấp bách của yêu cầu thực tế, công trình đã được Chính phủ đồng ý cho cơ quan chức năng nghiên cứu chi tiết và thực hiện vào năm 1997. Năm 2000, một trận lũ lịch sử đã xảy ra, công trình Thoát lũ ra biển Tây đã đứng vững trước một thách thức lớn và phát huy hiệu quả. Vào năm này kênh Vĩnh Tế và hệ thống thoát lũ đã vận chuyển được 13 tỷ m3. Nước phù sa sông Hậu chảy sâu vào nội đồng vùng Tứ giác Long Xuyên từ 30 đến 40 km, đã có 8 tỷ m3 được sử dụng để thau chua, rửa phèn so với 2,5 tỷ m3 trước đây.

Ngay trong 5 năm đầu tiên đã khai hoang được 50.000 ha đất nông nghiệp, tạo nguồn nước ngọt cho 200.000 ha đất tự nhiên, 150.000 ha đất phèn được cải tạo, hơn 200.000 người dân thoát khỏi cảnh thiếu nước sinh hoạt hàng ngày, môi trường đã tốt hơn, cá Linh là biểu hiện của môi trường trong lành đã về đến Kiên Giang, chim đàn trở về nhiều hơn trước; riêng tỉnh Kiên Giang, năm 2002 đã thu hoạch được 2,5 triệu tấn lương thực so với 1,6 triệu tấn những năm chưa có công trình.

Đến nay, sau 10 năm vận hành, hệ thống thoát lũ biển Tây ngày càng phát huy hiệu quả toàn diện, các mục tiêu tổng hợp của công trình như ngăn lũ, thoát lũ, cải tạo môi trường, tạo nguồn, giữ nước và phối hợp thuỷ lợi - giao thông - dân cư được thực hiện đồng bộ.

GS Nguyễn Sinh Huy đã đi vào cõi vĩnh hằng ngày 22/9/2012. Những ngày cuối đời, ông vẫn luôn trăn trở tiếp tục đóng góp tâm huyết, trí tuệ và kinh nghiệm của mình nhằm tìm ra những giải pháp tổng hợp, hiệu quả để phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu - nước biển dâng. Ông đặc biệt quan tâm đến việc xem xét đánh giá toàn diện hệ thống công trình thoát lũ Tứ giác Long xuyên để kiph thời phát hiện, sửa chữa những sai sót. Đặc biệt là hoàn thiện công trình trong tình hình mới với những yêu cầu cao hơn về phát triển kinh tế - xã hội và sự tác động của biến đổi khí hậu - nước biển dâng. Tiếc thay, những dự định của ông đành phải để lại cho các thế hệ kế tiếp.

Nguyễn Hùng

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Xót xa hình ảnh cuối cùng của nghệ sĩ Lê Phương vừa qua đời do va chạm xe tải
06:58:39 05/11/2024
Mẹ tôi làm con dâu suýt sẩy thai, sinh con xong vợ tôi dứt khoát ly hôn
07:28:14 05/11/2024
"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024
Bức ảnh tiên tri số phận bi đát của Triệu Vy, Lâm Tâm Như và Phạm Băng Băng mấy chục năm trước khiến netizen "lạnh sống lưng"
07:52:09 05/11/2024
"Kỳ Duyên ém mọi cái đến lúc quan trọng mới bung, sẽ khiến mọi người sửng sốt!"
07:13:17 05/11/2024
Nhìn cách nuôi con của vợ chồng Lee Byung Hun: Người yêu chiều, người nghiêm khắc... nhưng luôn cùng nhau làm điều này cho con
06:47:22 05/11/2024
Mẹ đơn thân suy sụp vì chồng tương lai bất ngờ đưa ra điều kiện muốn cưới phải góp 2 tỷ
07:09:40 05/11/2024
Hà Hồ hạnh phúc khoe ảnh đón sinh nhật của Lisa và Leon, mới 4 tuổi đã được giáo dục cẩn thận thế này
08:00:45 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trang phục đẹp nhất trong ngày lạnh với váy midi và áo khoác

Thời trang

11:24:02 05/11/2024
Nguồn cảm hứng phong cách cho mùa đông 2024 đã chứng minh cách mặc váy midi cực hợp mắt không chỉ với áo khoác dài mà còn cả áo ngắn, áo khoác da và áo khoác bomber.

Khán giả chi hàng chục triệu đồng cho concert "Anh trai" tại Hà Nội

Nhạc việt

11:16:04 05/11/2024
Sự kiện âm nhạc Anh trai say hi và Anh trai vượt ngàn chông gai tạo sức hút mạnh mẽ tại Hà Nội. Người hâm mộ sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng để mua vé dù Ban tổ chức chưa chính thức mở bán.

Thân hình gầy gò, thiếu sức sống của Triệu Lộ Tư gây sốc

Hậu trường phim

11:08:39 05/11/2024
Tại buổi ra mắt phim Châu Liêm Ngọc Mạc , Triệu Lộ Tư không chỉ gây chú ý với mái tóc tóc bob khiến cô trông chững chạc hơn hình bình thường mà còn để lộ vóc dáng mỏng dính.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn bỏ bữa?

Sức khỏe

11:05:05 05/11/2024
Bỏ bữa nhiều lần dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin và khoáng chất, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các chức năng của cơ thể.

Nhan sắc nữ diễn viên gây "ức chế" trong phim "Hoa sữa về trong gió"

Sao việt

11:03:32 05/11/2024
Ngoài đời, HUyền Sâm không chỉ xinh đẹp, thành công, cô còn có tổ ấm hạnh phúc bên ông xã hơn 10 tuổi, là lãnh đạo Nhà hát Kịch nói Quân đội.

Tỷ lệ đặt cược ông Trump chiến thắng tăng mạnh ngay trước bầu cử

Thế giới

10:42:38 05/11/2024
Cơ hội chiến thắng của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng với Phó Tổng thống Kamala Harris hiện là 58%, theo nền tảng đặt cược trực tuyến Polymarket.

Thứ 3 ngày 5/11/2024: Bạch Dương ưu tiên sự nghiệp, Bảo Bình nên tôn trọng người khác

Trắc nghiệm

10:29:31 05/11/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo đầy đủ nhất ngày 5/11/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 cung hoàng đạo.

Hà Nội: Người dân kể phút chạm mặt "quái xế", thoát chết trong gang tấc

Pháp luật

10:24:17 05/11/2024
Nhiều người dân sống ở khu vực quận Hoàn Kiếm cho biết, thường xuyên gặp cảnh đoàn đua xe ngông cuồng nẹt pô, lạng lách đánh võng giữa phố.

Vợ giận bỏ về nhà mẹ đẻ, tôi mượn rượu giải sầu đến khuya, tỉnh dậy thì 'hồn vía lên mây' khi thấy người phụ nữ này đang nằm cạnh

Góc tâm tình

10:20:57 05/11/2024
Đúng lúc cô hàng xóm cũng tỉnh lại quay sang nhìn tôi. Tôi bình tĩnh lại nhìn rõ tình trạng cả tôi và cô ấy đều không mặc gì.

Khách Việt thất vọng sau bữa ăn phải chờ 5 tiếng tại quán trứ danh Thái Lan

Ẩm thực

10:16:08 05/11/2024
Xếp hàng từ 10h tới hơn 15h mới tới lượt vào quán để ăn món trứng chiên cua nổi tiếng ở Bangkok, anh Hiếu thấy thất vọng vì không ngon như tưởng tượng. Cuối cùng anh chỉ ấn tượng món rau xào.

6 loại nước ép tăng cường đốt cháy chất béo giúp giảm cân nhanh hơn

Làm đẹp

10:14:43 05/11/2024
Thêm mật ong vào thức uống này, uống khi đói vào buổi sáng, để hỗ trợ chương trình giảm cân, duy trì mức năng lượng. Không chỉ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nước ép này còn mang lại cho bạn làn da sáng mịn.