Chuyện cô giáo tự xây dựng phần mềm
Với kinh nghiệm của một giáo viên có gần 20 năm dạy trẻ khó hòa nhập, cô giáo Nguyễn Thị Bích Diệp ( Trường Tiểu học Tân Mai, quận Hoàng Mai) đã tự nghiên cứu và xây dựng nên phần mềm chuyên hỗ trợ trẻ tăng động, giảm tập trung, trẻ tự kỷ nâng cao nhận thức, hòa nhập với cộng đồng
Trăn trở với việc giáo dục trẻ khó hòa nhập
Cô giáo Nguyễn Thị Bích Diệp cho biết: Từ ngày còn là sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học (Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2), tôi đã làm gia sư dạy kèm cho một trẻ tự kỷ. Rồi như một cơ duyên, ra trường, tôi lại được nhận dạy một trẻ tự kỷ khác tại Hà Nội. Hằng ngày, nhiệm vụ của tôi chỉ là giữ cho em ngồi yên, luyện viết và không để ảnh hưởng đến lớp học. Sau đó, tôi vào dạy ở Trường Tiểu học Vĩnh Hưng rồi biên chế tại Trường Tiểu học Tân Mai.
Cô Diệp đón nhận tình cảm của học sinh trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Trong quá trình dạy học, những học sinh tự kỷ luôn làm tôi thấy day dứt. Hiện nay, ngoài công việc giảng dạy, hết giờ ở trường, tôi vẫn miệt mài đi dạy cho những em mắc chứng tự kỷ nặng. Đã không ít lần tôi cảm thấy mệt mỏi, nhưng rồi đam mê, lòng yêu trẻ lại thôi thúc tôi tiếp tục cố gắng.
Càng ngày, cô Diệp càng nhận ra xung quanh có nhiều trẻ khó hòa nhập (bao gồm: Trẻ tự kỷ, trẻ phổ tự kỷ và trẻ tăng động giảm tập trung) chưa được can thiệp sớm dẫn đến tình trạng các em ngày càng nặng thêm. Từ đó, cô Diệp quyết tâm phải tìm ra được phương pháp hiệu quả để giúp các em phát triển bình thường và hòa nhập với cuộc sống. Tất cả những phương pháp giáo dục trẻ khó hòa nhập như dạy học bằng tranh ảnh, bằng thẻ chữ, bằng trực quan sinh động… cô Diệp đều đã thực hiện nhưng nhận thức của học sinh khó hòa nhập vẫn chưa được cải thiện nhiều.
Nhận thấy có tới 90% học sinh khó hòa nhập mà cô dạy có niềm đam mê sâu sắc với máy tính nhưng trên mạng Internet hiện nay chỉ có các phần mềm học tập dành cho học sinh bình thường và học sinh giỏi xuất sắc, bằng kinh nghiệm của một giáo viên tiểu học gần 20 năm dạy trẻ tự kỷ, cô Diệp quyết định sẽ tự thiết kế một phần mềm dạy học cho trẻ khó hòa nhập.
Trước khi xây dựng phần mềm này, cô Diệp đã dành một thời gian dài tìm hiểu về tâm sinh lý và nhận thức của trẻ khó hòa nhập. Cô tham gia Câu lạc bộ Hội Cha mẹ có con tự kỷ tại Hà Nội. Ngoài thời gian giảng dạy tại trường, cô đến các trung tâm hỗ trợ Trẻ tự kỷ của các Tổ chức Phi Chính phủ để giao tiếp, trò chuyện với các em. Cô cũng tham gia đầy đủ các khóa học về trẻ tự kỷ của Mỹ, Úc và Trung Quốc tập huấn tại Việt Nam để có thêm kiến thức về giáo dục trẻ đặc biệt. Đến năm học 2018 – 2019, sau nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu, cô Diệp đã tổng hợp kiến thức thu nhận được thành phần mềm Hỗ trợ trẻ khó hòa nhập, tập trung dạy môn Toán và môn Tự nhiên xã hội ở trình độ lớp 1, lớp 2 và lớp 3.
Video đang HOT
Theo cô Diệp, phần mềm dành cho trẻ khó hòa nhập khác hẳn phần mềm cho học sinh bình thường rất nhiều. Bởi phần mềm dạy học sinh bình thường thiên về truyền tải kiến thức bằng chữ viết và tập trung vào hệ thống bài tập nâng cao. Còn đối với học sinh khó hòa nhập, phần mềm cần phải được chú trọng nhiều hơn về mặt hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ tư duy để các em dễ tiếp thu hơn. “Khi sáng tạo phần mềm này, tôi đã nghĩ rất nhiều đến sự khác biệt về nhận thức và tâm sinh lý của học sinh khó hòa nhập so với học sinh bình thường.
Các em khó hòa nhập ham thích dùng máy tính, ham thích được làm những bài toán dễ và khi được khen, dù chỉ là rất ít, các em cũng vô cùng sung sướng. Mỗi lời khen của cô, mỗi tiếng vỗ tay của các bạn khiến cho các em say mê hơn với việc học. Dần dần, những kiến thức mà các em học được sẽ là bước tiến nhỏ để các em tập trung hơn trong giờ học” – cô Diệp chia sẻ.
Đặc biệt, qua phần mềm, cô Diệp đã khéo léo nhờ phụ huynh hỗ trợ cùng với mình để giúp các em hoàn thành nhiệm vụ trên lớp. Phụ huynh giám sát con làm, sao lưu kết quả và tương tác được với giáo viên trên lớp. Phần mềm có hướng dẫn cụ thể từng bước mà không cần internet học sinh vẫn có thể sử dụng được. Trải qua cả quá trình gian nan, giờ đây, những học sinh đặc biệt trong lớp cô giáo Nguyễn Thị Bích Diệp làm chủ nhiệm đã có rất nhiều tiến bộ. Trong mỗi hoạt động ngoại khóa, các em đã mạnh dạn tự tin hơn rất nhiều.
“Phải có sự nỗ lực và tâm huyết thực sự với sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là công việc giảng dạy cho trẻ em khó hòa nhập mới có thể nghiên cứu và tạo nên một phần mềm độc đáo và nhân văn như vậy” – ông Nguyễn Ngọc Ân (Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam) chia sẻ sau khi nghe cô giáo Nguyễn Thị Bích Diệp trình bày về phần mềm trước Hội đồng xét duyệt Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo lần thứ 3
Dành tình thương cho trẻ khó hòa nhập
Dạy học chưa bao giờ là việc dễ dàng và việc dạy những trẻ khó hòa nhập lại càng thách thức hơn rất nhiều. Đã không ít lần, cô Diệp phải bật khóc vì bất lực khi cô dạy mãi cả năm trời, học sinh vẫn không biết cách làm một việc đơn giản nhất là nắm tay. Nhưng cô Diệp chưa bao giờ bỏ cuộc bởi cô luôn tâm niệm: “Tôi đến với trẻ khó hòa nhập không chỉ bằng tình thương mà còn như một niềm đam mê. Càng gắn bó với các em, tôi càng thêm nhận ra ý nghĩa và hạnh phúc từ cuộc sống”. Theo cô Diệp, điều quan trọng nhất để gắn bó với nghề bên cạnh kiến thức chuyên môn là tình yêu trẻ, yêu nghề. Khi có đủ những điều đó, thì khó đến mấy cũng sẽ vượt qua.
Trong những học sinh khó hòa nhập mà cô Diệp từng dạy, học sinh để lại cho cô nhiều ấn tượng nhất là em Trương Thăng. Thăng ít nói từ bé, âm điệu lại không rõ. Khi đến trường, lúc nào em cũng mơ màng, vô cảm, không học, không chơi và không tiếp xúc với bất cứ ai. Cô Diệp đã tìm mọi cách để trò chuyện với em và hướng dẫn em phát âm. Sau mỗi giờ học, cô lại cần mẫn qua nhà để dạy riêng cho em những kỹ năng cơ bản của một đứa trẻ bình thường. Ngày ngày, cô ở bên cạnh em, cùng em chơi, cùng em luyện tập. Lần đầu tiên được Thăng nắm tay, cô Diệp đã bật khóc vì vui mừng và xúc động. Từ đó, Thăng để cô nắm tay em bước dần ra thế giới bên ngoài và đưa em vào nề nếp học tập.
Cô Diệp cùng học sinh hỗ trợ các bạn mắc chứng tăng động vào giờ ra chơi.
Không phụ công cô, từ một học sinh tự kỷ nặng, Thăng đã thay đổi rõ rệt. Sau 5 năm Tiểu học, em đã biết đọc, biết viết, biết làm toán, thậm chí cả những bài toán khó với phân số, số thập phân em đều làm thành thạo. Em cũng đã biết cách viết một bài văn để thể hiện cảm xúc chân thực của mình. Trong bài văn đầu tiên, em viết: “Cô Diệp có đôi mắt rất to. Cái miệng hơi rộng. Cô hay cười để lộ hàm răng trắng bóng như kem Tràng Tiền”. Những dòng chữ chân thật, ngây thơ ấy, đối với mẹ em và cô Diệp, giống như là những kì tích. Đến nay, Thăng đã là một thanh niên 18 tuổi. Em đã biết làm việc nhà giúp mẹ nhưng hằng ngày vẫn dành 45 phút để làm bài cô Diệp giao.
May mắn đối với cô Diệp là trong suốt nhiều năm dạy học cho trẻ khó hòa nhập, cô luôn được gia đình ủng hộ. “Tôi còn nhớ, cách đây 16 năm, con gái của tôi khi đó mới chỉ 4 tháng tuổi. Hàng ngày, ông bà trông con hộ tôi đến 9 giờ tối. Khi tôi trở về nhà, lúc nào ông bà cũng khen “bé ngoan” để tôi yên tâm làm việc. Phụ huynh của tôi còn nhiều lần ôm mẹ chồng tôi mà khóc: “Ông bà giúp đỡ gia đình con. Nếu cô Diệp không giúp, sẽ không ai giúp con được”. Thực sự, tôi biết rằng, những việc tôi đã làm khiến cho bố mẹ tôi cũng phải cảm động và sẵn sàng làm tất cả việc nhà cho tôi say mê với con đường mà mình đã chọn” – cô Diệp bồi hồi chia sẻ.
Con gái Phùng Khánh Huyền của cô Diệp, ngày nào sau giờ tan học cũng cùng mẹ đến nhà các anh chị học sinh tự kỷ. Khi mẹ dạy các anh chị học, Huyền cũng ngồi riêng một góc tự học bài. Chứng kiến trọn vẹn tâm huyết của mẹ, Huyền có ý tưởng sẽ kêu gọi nhiều cá nhân, tổ chức chung tay vì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam. Em cũng mơ ước sau này sẽ trở thành một nhà báo để góp phần lan tỏa những việc làm tốt đẹp như việc mà mẹ em đang làm đến nhiều người hơn nữa.
Phạm Thảo
Theo laodongthudo
Giáo dục hòa nhập: Thiếu cơ chế đào tạo và tuyển dụng giáo viên
Theo thống kê mới nhất của Khoa Giáo dục đặc biệt (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), hiện nay ngành giáo dục có khoảng trên 1,3 triệu học sinh khuyết tật đang theo học các trung tâm và chương trình giáo dục hòa nhập. Tuy nhiên, giáo viên dạy trẻ khuyết tật đang thiếu trầm trọng do chỉ tiêu giao đào tạo quá ít.
Thiếu giáo viên dạy giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật.
Tại Hội thảo quốc tế "Phát triển bền vững giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật ở Việt Nam", do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội phối hợp cùng tổ chức UNICEF Việt Nam vừa tổ chức, PGS.TS Nguyễn Văn Hải - Trưởng khoa Giáo dục đặc biệt cho rằng, chỉ tiêu đào tạo giáo viên dạy hòa nhập hiện nay còn quá ít, chưa đủ đáp ứng nhu cầu xã hội cần. Đơn cử như Khoa Giáo dục đặc biệt, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội được giao chỉ tiêu đào tạo 35 sinh viên/năm học.
Trong khi, thực tiễn ở bậc tiểu học quy định 1 cô giáo phụ trách 2 trẻ khuyết tật. Như vậy, nếu so với con số 1,3 triệu trẻ khuyết tật sẽ tính ra số giáo viên cần và đang thiếu hiện nay.
Ông Hải cũng cho biết thêm, hiện nay trong các văn bản danh mục vị trí việc làm vẫn chưa có vị trí của giáo viên Giáo dục đặc biệt trong hệ thống các trường công lập. Điều này dẫn tới tình trạng nhiều trường công lập ở địa phương không thể tuyển dụng được vì không có chỉ tiêu trong danh mục công chức hàng năm. Điều này khiến cho công tác giáo dục hòa nhập còn vướng nhiều cái khó.
Th.S Nguyễn Minh Phương-Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhận định, hiện nay đa số trẻ khuyết tật vẫn bị coi là đối tượng cần được bảo trợ và ít được tiếp cận tới các dịch vụ hỗ trợ khác. Do đó, việc đảm bảo tính hiệu quả trong thực thi chính sách và cải thiện khả năng giáo dục hội nhập còn thấp, gặp nhiều khó khăn. Mặc dù hằng năm Bộ GDĐT đều có văn bản xác định nhiệm vụ các trường, trong đó có giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật là một trong những nội dung quan trọng. Tuy nhiên do điều kiện về chuyên môn và cơ sở vật chất các địa phương khác nhau nên còn nhiều hạn chế và chênh lệch hiệu quả giữa các đơn vị.
Hơn nữa, có một điều đáng lưu ý là liên quan đến trẻ tự kỷ hiện nay, trong khi Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định, người mắc chứng tự kỷ được công nhận là một dạng khuyết tật được hưởng chính sách trợ giúp của Nhà nước, thì Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đề nghị coi tự kỷ là một loại bệnh. Như thế, có nghĩa vẫn còn những quan điểm trái chiều để tiến tới một chính sách quốc gia cho trẻ tự kỷ, nhưng mong muốn lớn nhất của các bậc cha mẹ có con tự kỷ là có được trợ cấp cho gia đình họ để có thể giảm bớt chi phí chi trả cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ.
PGS.TS Nguyễn Văn Hải cho biết, thực tế đến gần 90% sinh viên chuyên ngành giáo dục đặc biệt chưa tốt nghiệp đã được các trung tâm, trường ngoài công lập đặt hàng tuyển dụng. Ông bày tỏ hi vọng tới đây Bộ GDĐT sẽ có những chính sách hỗ trợ thêm trong việc đào tạo ngành học đặc thù này, đáp ứng đủ nhu cầu các đơn vị địa phương.
Tại Hội thảo nói trên, Ban Tổ chức đã nhận được 65 bài viết tập trung vào cách tiếp cận, các nghiên cứu, thực trạng, bài học kinh nghiệm, chính sách... trong phát triển bền vững giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật ở Việt Nam. Tại đây các đại biểu đã trao đổi về phát triển bền vững giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật, đưa ra những đề xuất, kiến nghị với Bộ GDĐT trong định hướng xây dựng chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật tại Việt Nam.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Hải có 4 điểm khó khăn nhất gây cản trở phát triển bền vững môi trường giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Thứ nhất, nhận thức của xã hội và chính các gia đình có trẻ khuyết tật vẫn còn nhiều hạn chế. Thứ hai, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực giáo viên dạy hòa nhập chưa đủ đáp ứng được thực tế cuộc sống, mới chỉ dừng lại ở bồi dưỡng bổ sung giáo viên cũ hàng năm nên khó đảm bảo chất lượng cho vấn đề này. Thứ ba, nhiều địa phương hiện nay chưa thực hiện tốt và triệt để các vấn đề giáo dục cho trẻ khuyết tật. Thứ tư, cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ trẻ khuyết tật còn quá nghèo nàn.
Minh Quang
Theo daidoanket
Trẻ tự kỷ sẽ thiệt thòi nếu theo học hòa nhập Số lượng trẻ tự kỷ theo học tại các trường tiểu học tăng lên trong những năm gần đây, nhưng nhiều bậc phụ huynh có con mắc chứng tự kỷ vẫn chưa sẵn sàng thừa nhận. Điều này khiến cho trẻ chịu nhiều thiệt thòi và càng khó phát triển bình thường vì không được can thiệp đúng cách. Trẻ tự kỷ ở...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Thanh Thảo hé lộ cuộc sống ở Mỹ cùng góc khuất hôn nhân, 1 chi tiết gây bất ngờ
Sao việt
13:30:15 22/02/2025
Hành trình lật tẩy tội ác của kẻ sát hại vợ rồi phân xác phi tang xuống biển
Pháp luật
13:26:44 22/02/2025
Xem lại ảnh thời thơ ấu của chồng, người vợ nhận ra sự thật bất ngờ từ nhiều năm trước
Netizen
13:06:22 22/02/2025
Nên duyên vợ chồng sau tai nạn ô tô
Lạ vui
13:05:45 22/02/2025
Khán giả thực sự nói gì về Nữ Tu Bóng Tối: Một cái tên diễn hay hơn cả Song Hye Kyo?
Hậu trường phim
12:54:00 22/02/2025
Nóng: Thành viên Wonder Girls bị tố lừa đảo
Sao châu á
12:50:44 22/02/2025
Nữ rapper vừa "phá đảo" cùng Jennie: Quá khứ thất nghiệp, nghiện chất cấm nay là chủ nhân Grammy ở tuổi 27
Nhạc quốc tế
12:43:55 22/02/2025
Binz bị "bóc trần" điểm yếu theo cách không ngờ tới
Nhạc việt
12:05:22 22/02/2025
Sử dụng alpha arbutin làm trắng da như thế nào cho đúng?
Làm đẹp
11:48:38 22/02/2025
Cubarsi muốn học theo phong cách chơi của Van Dijk
Sao thể thao
11:28:43 22/02/2025