Chuyện anh chàng quyết tâm thành thầy giáo mầm non
Nữ làm được thì nam cũng làm được, chỉ cần yêu nghề, yêu trẻ thì mọi việc sẽ không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ”. Đó là chia sẻ của nam giáo viên mầm non – thầy Lê Quốc Trí.
Chuẩn men 100%
Sinh năm 1988, thầy Trí là một nam giáo viên duy nhất của trường mầm non Họa Mi (thị trấn Giồng Riềng, Kiên Giang). Thầy là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và là một trong số ít giáo viên mầm non của tỉnh vinh dự được tham dự Liên hoan giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non toàn quốc năm 2014 do Bộ GD – ĐT tổ chức vào tháng 5.
Trong số hàng trăm gương mặt tiêu biểu, tôi tình cờ bắt gặp thầy Trí khi thầy đang trao đổi chuyên môn nghiệp vụ với các đồng nghiệp ở tỉnh khác. Câu chuyện giữa tôi và thầy Trí khá sôi nổi và thân mật.
- Đã có ai nghi ngờ về giới tính của thầy chưa? – Tôi tếu táo hỏi thầy.
- Nhiều lắm! Nhưng em khẳng định là mình chuẩn men 100% đấy nhé. Hiện em đã có người yêu, bạn em là một cô gái tốt bụng và rất hiểu cho công việc của em. Chúng em dự tính sẽ kết hôn trong năm nay! – Thầy Trí dí dỏm cho biết.
Thầy Trí nhớ lại: “Lúc em chọn thi vào Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang – Khoa Sư phạm mầm non, ai cũng ngạc nhiên và bày tỏ sự hoài nghi về giới tính. Hồi đó cả hội đồng thi có mỗi em là thí sinh nam duy nhất dự thi khoa Sư phạm mầm non nên ai nấy đều hiếu kỳ muốn đến xem em là người như thế nào. Sau khi đỗ vào trường, em cũng là sinh viên đặc biệt nhất trường, bởi cả khoa duy nhất có mỗi em là nam giới. Lúc này, cũng có nhiều người khuyên em nên chọn ngành nghề khác. Song em đã nói là làm và quyết tâm theo đuổi nghề này cho đến cùng”.
Thầy Lê Quốc Trí tại Liên hoan giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non toàn quốc năm 2014.
Vượt qua định kiến
Ngừng lời một chút vì có điện thoại của một phụ huynh. Trong câu chuyện, tôi biết đó là thắc mắc của một phụ huynh về việc tại sao hôm nay thầy không đi dạy và các con đang đòi thầy Trí dạy hát, dạy vẽ. Tiếp xong vị phụ huynh, thầy Trí quay sang tiếp tục câu chuyện với tôi.
“Kỷ niệm đáng nhớ nhất là khi ra trường, mang hồ sơ đi xin việc đã bị nhiều nơi từ chối vì lí do em là nam giới. Có lần em mang hồ sơ đến phòng GD – ĐT huyện Tân Hiệp để xin việc, ông trưởng phòng tưởng em đùa nên bị ông ấy mắng cho một trận lên bờ xuống ruộng vì từ trước tới nay cả tỉnh Kiên Giang không có giáo viên mầm non nào là nam.
Buổi xin việc hôm đó thất bại, mang hồ sơ ra về mà trong lòng ấm ức và tự nhủ bản thân: “Không có gì mà nam giới không thể làm được. Nữ dạy mầm non được thì tại sao nam lại không?”.
Sau nhiều lần kiên trì xin việc, cuối cùng thầy Trí cũng đã được thử sức ở ngôi trường hiện tại và được chính thức trở thành giáo viên của trường mầm non Họa Mi.
Thời gian thoi đưa, thấm thoát chàng sinh viên “mì chính cánh” của khoa Sư phạm mầm non (CĐ Sư phạm Kiên Giang) Lê Quốc Trí ngày nào, đã có hơn 6 năm gắn bó với các em thơ ở ngôi trường này.
Video đang HOT
Được biết, ngày mới vào giảng dạy tại trường, nhiều phụ huynh cũng lo lắng, có người xin chuyển lớp cho con, có người thì nán lại lớp để xem thầy Trí dạy.
Nhưng xuất phát từ tình yêu thương trẻ, thầy Trí luôn cố gắng, tận tâm chăm sóc, yêu thương các cháu. Đến giờ, phụ huynh rất quý mến, học sinh rất thích được thầy dạy múa, tập hát…
Trở thành “chú ong nâu” của các bé
“Còn nhớ cách đây không lâu, em tổ chức cho các bé mùa bài Chị ong nâu. Để cùng các em tham gia, em đã nhập vai nhân vật chính. Cả thầy và trò đang múa dở thì có một em học sinh hỏi thầy: “Thầy ơi, sao “chị ong” không mặc váy. Tôi phải nói với các con là: Hôm nay chị ong bận việc nhà nên chú ong nâu sẽ múa cùng với các con nhé”.
Vậy là, cả lớp đã có một tiết học khá vui vẻ và đầy ấn tượng. Kể từ hôm đó, nhiều đồng nghiệp, các bậc phụ huynh và học sinh thi thoảng lại gọi em bằng “chú ong nâu”. Và em thấy vui vì điều đó”- thầy Trí tâm sự.
Nhiều người cứ nghĩ, dạy trẻ mầm non chỉ có các nữ giáo viên mới làm được. Nhưng theo thầy Trí, điều đó không chính xác, các cô dạy mầm non được thì các thầy cũng có thể làm được.
Thầy Trí quan niệm: “Điều quan trọng là, dù nam hay nữ đều phải yêu nghề, yêu trẻ thực sự. Đôi khi chỉ là những hành động rất đỗi đơn giản như chơi cùng các em, hát múa cùng các em, hay chải tóc cho các em, thế nhưng thầy (cô) lại đón nhận những tình cảm rất đỗi thiêng liêng, trong sáng, ngây từ các thiên thần là bé thơ”.
Theo Danviet
Trường mầm non 5.000 m2 phủ đầy cây xanh giữa Hà Nội
Nằm trong khu đô thị Văn Quán, trường mầm non Thần Đồng không chỉ rộng mà còn được bao phủ bởi vườn cây xanh, do kiến trúc sư thiết kế vườn cho ca sĩ Mỹ Linh sáng tạo.
Nằm trong khu đô thị Văn Quán, mầm non Thần Đồng (Bright School) là trường thứ 13 trong số hơn 100 trường và hàng nghìn cơ sở mầm non ngoài công lập của Hà Nội được công nhận danh hiệu trường chuẩn quốc gia chỉ sau gần 3 năm đi vào hoạt động.
Đây là một trong những trường mầm non lớn nhất Hà Nội được xây dựng trên khuôn viên hơn 5.000 m2, trong đó điểm nhấn là không gian xanh hơn 3.000 m2 sân cỏ, đồi, vườn hoa, bể bơi.
Thiết kế cho khuôn viên vườn của Bright School Văn Quán chính là ông Nguyễn Đức Nhiệm, người chăm sóc vườn cho nhiều nhân vật nổi tiếng như ca sĩ Mỹ Linh...
Để tạo dựng nên một khu rừng nhỏ cho trường mầm non, ông Nhiệm phải nghiên cứu các loài cây hợp hướng nắng, hướng gió, ra hoa bốn mùa.
Vườn cây của trường được quy hoạch theo các loài cây leo, câu mọc theo bụi, đảm bảo nhiều tầng, nhiều màu sắc, có cây chống muỗi và tăng lượng oxi cho trẻ mầm non. Diện tích rộng, lại nằm trong những khu đất đang nổi của thủ đô, nên trị giá trường mầm non này lên tới hàng triệu USD.
Bể bơi nằm ngay trong khuôn viên của trường, được xây kín đảm bảo an toàn cho trẻ.
Đối diện bể bơi là khoảng không gian rộng, giúp hai khu lớp học đều đón được ánh sáng tự nhiên.
Phòng học thiết kế thành từng góc nhỏ với các chủ đề khác nhau giúp trẻ vừa học vừa chơi.
Mỗi lớp học chỉ dưới 20 học sinh, đảm bảo các bé được chăm sóc chu đáo.
Mỗi buổi sáng sớm trước khi vào lớp, các bé sẽ được cô giáo đưa ra vườn tắm nắng, sau đó học bài theo chủ đề.
Dạy trẻ theo phương pháp Montessori, các cô giáo luôn tạo điều kiện để học sinh tự lập. Trong ảnh: Bé lớp 4-5 tuổi tập làm bác sĩ.
Mỗi bạn nhỏ sẽ có một ô riêng để sắp xếp giầy, dép, túi xách, quần áo của mình.
Phòng thư viện.
Ngoài ra, trường còn vừa xây dựng cơ sở 2 nằm trên phố Trần Hưng Đạo. Mặc dù là địa điểm trung tâm thành phố, nhưng trường vẫn đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất theo chuẩn quốc gia với diện tích sử dụng đất bình quân tối thiểu 8m2 cho một trẻ. Trong ảnh: Khu vui chơi trong nhà nằm ở tầng một.
Phòng tập vận động.
Phòng múa có một mặt hướng ra ban công để lấy ánh sáng tự nhiên.
Khu nhà vệ sinh cũng được chú trọng đầu tư để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Theo Zing
Chuyện hậu trường của hot boy giữ trẻ Ngươi xưa co câu "phong lưu la đưa đi hoc, kho nhoc la đưa giư em", Toàn la đàn ông, "chuẩn men" 100%, lại làm "ngươi giư em". Thầy giáo "ba trong một" Đên công trương mâm non Be Ngoan, hoi thây giao Nguyên Hưu Toan (25 tuổi, giao viên lơp la, đương Nguyên Đinh Chiêu, quân 1, TP.HCM) môt phu huynh hoc...