Chuyện ai cũng được giấy khen và nhận định học giỏi chỉ làm thuê
Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM, nêu quan điểm học giỏi chỉ làm thuê là góc nhìn phiến diện.
Liên quan bức ảnh “cả lớp nhận giấy khen, chỉ mình em lẻ loi” được chia sử trên mạng, nhiều bình luận, quan điểm bày tỏ về câu chuyện thành tích trong giáo dục.
Những ý kiến như “học giỏi làm thuê”, “ngày xưa học sinh giỏi thực chất, ngày nay học sinh giỏi hình thức” gây nhiều tranh luận.
Cô Nguyễn Huyền Thảo – giáo viên trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM. Ảnh: NVCC.
“Học sinh ngày xưa mới giỏi thực chất” liệu có đúng?
Đầu tiên, chúng ta phải thừa nhận trẻ em và giới trẻ bây giờ giỏi hơn xưa là điều tất nhiên. Người lớn đừng giữ quan điểm ngày xưa ít giấy khen nên giỏi thực chất, bây giờ giấy khen quá nhiều do bệnh thành tích trong giáo dục.
Xã hội hiện nay đầy đủ và thuận lợi hơn nhiều so với thế hệ trước. Khi đất nước gặp chiến tranh, chúng ta không có điều kiện hoà nhập thế giới, học hành và thể hiện hết khả năng vốn có.
Học sinh bấy giờ chỉ có con đường duy nhất thể hiện năng lực là “học giỏi sẽ có tất cả”. Hoạt động chủ yếu của nhà trường xoay quanh học hành, thi cử. Chúng ta ít có sân chơi, cuộc thi nhiều như bây giờ. Học sinh không có điều kiện nhận bằng khen khi chưa có quyển vở trắng thơm in màu mực mới.
Xã hội hiện đại đã có điều kiện sống tốt, đầy đủ và tiện nghi hơn. Thế hệ học sinh, sinh viên hội nhập, tham gia các cuộc thi, trao đổi, giao lưu văn hóa trong khu vực, thế giới. Mỗi một cuộc thi có tiêu chí riêng, hướng đến năng lực khác nhau. Học sinh có cơ hội thể hiện năng lực bản thân, được công nhận thông qua giải thưởng và giấy khen.
Mặt khác, chương trình học tập ngày nay nhiều và nặng hơn so với trước đây. Điều kiện học tập của các em cũng tốt hơn nhờ sự quan tâm, đầu tư từ Nhà nước, xã hội hóa giáo dục. Học sinh được chăm lo tốt, trải nghiệm với nhiều môi trường, thử thách khác nhau, hình thành năng lực, phẩm chất riêng.
Video đang HOT
Chúng ta phải thừa nhận học sinh ngày nay rất giỏi, đa tài, đa năng hơn so với thế hệ trước, nhất là lĩnh vực ngoại ngữ và tin học. Các em năng động nên đạt thành tích chứ không phải “căn bệnh” này đang trầm trọng tới mức đi học là được giấy khen.
Người lớn cần nhìn nhận, đánh giá các vấn đề giáo dục một cách khách quan, công tâm, trách việc làm tổn thương con trẻ, khiến thầy cô chạnh lòng. Chúng ta cần nhìn nhận rõ ràng điều này để những tờ giấy khen không bị mang tội.
Cô Huyền Thảo cho rằng nhiều em học giỏi nhưng hạn chế về kỹ năng mềm, giao tiếp xã hội, khả năng ứng biến nhanh nhạy. Ảnh: Như Ý.
Giấy khen không phải thước đo của thành công
Giấy khen để biểu dương học sinh đạt kết quả tốt trong học tập và rèn luyện, ghi nhận nỗ lực của các em trong quá trình khám phá bản thân, định hình nhân cách. Giấy khen không phải kết quả sau cùng để đánh giá sự thành, bại của con người.
Nhiều ý kiến bình luận cho rằng học giỏi chỉ là nhân viên, làm thuê. Điều này cần hiểu rõ, học giỏi về tri thức còn kỹ năng quản lý bao gồm nhiều yếu tố khác. Thực tế, nhiều em học giỏi nhưng hạn chế về kỹ năng mềm, giao tiếp xã hội, khả năng ứng biến nhanh nhạy.
Những bạn điểm số không cao vì nhiều lý do, nhưng có khả năng giao tiếp, mối quan hệ xã hội tốt, uy tín, thường dễ thành công hơn so với bạn tập trung cho tri thức.
Tuy nhiên, điều này không thể đánh đồng với suy nghĩ học giỏi chỉ làm thuê. Bởi, nhiều học sinh ngày nay không chỉ học tốt, mà còn tham gia hoạt động xã hội, kỹ năng mềm tốt.
Nhiều năm dạy học, chứng kiến mỗi học sinh có tố chất đặc biệt khác nhau, tôi thấy hạn chế lớn nhất của các em là kỹ năng giao tiếp. Đôi lúc, các em trình bày, diễn đạt bằng ngôn ngữ nói không tốt bằng viết.
Vì vậy, người lớn cần thay đổi suy nghĩ và quan điểm phiến diện về việc học không tốt thì làm quản lý. Nhận định không đúng này khiến xã hội nghĩ sai, hiểu sai, vô tình khiến các em tổn thương, tác động đến hành động, suy nghĩ trong việc học.
Dù thế nào, việc học, rèn luyện kỹ năng phù hợp học sinh là điều trường học cần làm, giúp các em khám phá bản thân, lựa chọn con đường nghề nghiệp riêng. Đã đến lúc xã hội cần thay đổi quan điểm về việc học, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục đang diễn ra.
Bài viết của cô Nguyễn Thị Huyền Thảo thể hiện góc nhìn và quan điểm riêng về những trăn trở giáo dục, sau những tranh luận trên mạng xã hội về bức ảnh trong lớp chỉ một học sinh không nhận giấy khen.
Bạn có ý kiến gì về chủ đề “ai cũng được giấy khen” mỗi khi kết thúc năm học? Hãy chia sẻ quan điểm của mình bằng cách gửi bài viết về địa chỉ toasoan@zing.vn hoặc để lại bình luận dưới bài viết.
"Trẻ học không giỏi lớn lên sẽ lãnh đạo bạn học giỏi: Ít lắm!"
Bỗng dưng nhà nhà sợ nhận học giỏi và học kém lại có chuyện để kể. Hiện tượng rộ lên trong những ngày gần đây, khi thời điểm kết thúc năm học cận kề, gợi ra nhiều suy nghĩ trái ngược nhau.
Những hình ảnh cả lớp được nhận giấy khen, chỉ chơ vơ một vài học sinh không có, dù chưa rõ ràng về nguồn gốc nhưng đang thu hút sự bàn tán của các phụ huynh và những người quan tâm tới giáo dục. Bày tỏ ý kiến về vấn đề này, anh Nguyễn Đức Sơn cho rằng không nên có cái nhìn khiên cưỡng. Dưới đây là ý kiến của anh Sơn.
Có giấy khen không đồng nghĩa học giỏi và chẳng liên quan gì sau này ra đời sẽ thành công. Nhất là nền giáo dục mắc bệnh nan y về cuồng thành tích. Nhưng đừng vì thế mà kết luận tất cả các em có giấy khen đều gà công nghiệp.
Học giỏi không có nghĩa làm giỏi. Nhưng học giỏi thật sự không dễ đâu. Đầy doanh nhân xuất sắc mình biết hồi học sinh học rất giỏi. Không có giấy khen không có nghĩa khi nào cũng kém. Nhưng đừng vì bệnh thành tích của những giấy khen mà bỗng dưng gán đủ thứ hay ho cho người ngồi tay không. Khiên cưỡng hết sức.
Sau này em học kém sẽ làm chủ và đi thuê mấy em học giỏi? Cũng có đầy.
Nhưng mặc nhiên kết luận em không giấy khen sau này sẽ làm chủ nghe buồn cười quá!
Với cá nhân nào đó thì vẫn đúng đấy nhưng tôi không tin số đông học kém ra đời sẽ thành công hơn học giỏi.
Quan điểm cá nhân của một người cấp 1 và cấp 2 học dốt đến trung bình. Chưa bao giờ được bằng khen.
Nhớ lại hồi đó, tôi chẳng bị kỳ thị gì cả. Chỉ có điều vì kém nên tôi luôn có cảm giác tự ti và không vui khi đến lớp.
Tôi ước giá như hồi đó mình đừng học dốt như vậy.
Bỏ qua những chiếc giấy khen. Tôi thích những người học giỏi thật sự. Giỏi thật sự rõ ràng họ thông minh hơn tôi.
Cho dù vào đời có người thành công, có người không.
Phản đối bệnh thành tích tệ hại là đúng rồi. Nhưng vô tình cổ vũ cho những em lười học cũng chẳng hay gì.
Nguy hiểm hơn là các bạn non nớt nghĩ rằng chả cần học đâu lớn lên giỏi là làm ông chủ thôi.
Vĩ nhân thì đúng là không phụ thuộc mấy vào trường học. Nhưng 99.99% nhân loại là người thường mà.
Học giỏi thật sự - nên tự hào. Nhưng đừng mặc định học giỏi sẽ thành công. Học không giỏi, cũng bình thường.
Nhưng đừng mặc định cho trẻ học không giỏi lớn lên sẽ lãnh đạo bọn học giỏi. Ít lắm, trừ khi có tài đặc biệt nào đấy.
Giấy khen như huy chương, chỉ nên tặng vài cháu giỏi nhất lớp "Giấy khen chỉ trở nên vô giá trị nếu được phát đại trà, vì thế không nên bỏ mà nên hạn chế, chỉ tặng thưởng cho vài ba học sinh xuất sắc nhất lớp". Đó là ý kiến của độc giả tên Hiếu khi bình luận dưới bài viết "Giấy khen cho học sinh là phần thưởng lỗi thời, nên bỏ". Trong gần...