Chuột chù voi cực hiếm bất ngờ xuất hiện trở lại sau nửa thế kỷ biến mất
Hơn 50 năm không được nhìn thấy, loài chuột chù voi từng được các nhà khoa học cho rằng đã tuyệt chủng mới đây đã bất ngờ xuất hiện trở lại.
Khu vực các nhà khoa học bắt gặp chuột chù voi là ở vùng Sừng châu Phi, đây là một bán đảo thuộc Đông Phi lấn ra biển Ả Rập vài trăm cây số và nằm dọc theo bờ phía nam của Vịnh Aden.
Chuột chù voi hay Somali sengi, là một loài chuột chù nhỏ với chiếc mũi dài linh hoạt trước đó đã không được phát hiện kể từ năm 1973. Mọi thứ được biết về loài động vật có vú mini ít người biết đến đều đến từ 39 mẫu vật riêng lẻ được thu thập cách đây rất lâu, hiện được lưu trữ trong các bảo tàng.
Vào năm 2019, một nhóm các nhà khoa học từ Mỹ và Cộng hòa Djibouti đã bắt đầu tìm kiếm chuột chù voi sau khi nhận được thông tin những sinh vật này có thể đang ẩn náu ở Djibouti, mặc dù trước đó chúng chỉ được tìm thấy ở Somalia.
“Đối với chúng tôi sống ở Djibouti, mở rộng là vùng Sừng châu Phi, chúng tôi chưa bao giờ coi Somali sengi là biến mất. Nghiên cứu này đã chính thức đưa Somali sengi trở lại cộng đồng khoa học”, Houssein Rayaleh, nhà sinh thái học thuộc tổ chức phi lợi nhuận Association Djibouti Nature cho biết.
Rayaleh đã nhìn thấy sinh vật này trước đây và người dân địa phương cũng đã xác định chính xác nó trong các bức ảnh trong các cuộc phỏng vấn.
Sử dụng thông tin từ các cuộc phỏng vấn, phân tích các dấu vết của phân chuột tại các địa điểm tiềm năng, đồng thời đánh giá địa hình và tiềm năng trú ẩn, các nhà nghiên cứu đã thiết lập 1.259 bẫy tại 12 địa điểm khác nhau trên khắp địa hình đầy đá. Họ dụ những con vật vào bẫy bằng cách đặt bơ đậu phộng, bột yến mạch và men. Kết quả, các nhà nghiên cứu đã bắt được một trong những loài động vật có vú khó nắm bắt trong cái bẫy đầu tiên. Tổng cộng, các nhà khoa học đã tìm thấy đến… 12 con chuột chù voi.
“Đối với Djibouti, đây là một câu chuyện quan trọng làm nổi bật sự đa dạng sinh học tuyệt vời của đất nước và khu vực, đồng thời cho thấy có nhiều cơ hội cho khoa học và nghiên cứu mới ở đây,” Rayaleh thông tin.
Họ đã tìm thấy những con chuột chù voi ở các mỏm đá và thảm thực vật tương đối thưa thớt, những khu vực thường không thích hợp cho các hoạt động của con người, có nghĩa là những sinh vật nhỏ bé này không có khả năng bị phá hủy môi trường sống.
Robin Moore, một trong những người đứng đầu chương trình Tìm kiếm các loài đã mất của Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã toàn cầu (Global Wildlife Conservation, GWC), cho biết: “Thông thường khi chúng tôi tìm lại được các loài tưởng đã mất, chúng tôi chỉ tìm thấy một hoặc hai cá thể và phải hành động nhanh chóng để cố gắng ngăn chặn sự tuyệt chủng sắp xảy ra của chúng. Đây là một sự tái khám phá đáng hoan nghênh và tuyệt vời trong thời kỳ hỗn loạn đối với hành tinh của chúng ta”.
Hình ảnh loài khỉ đột hiếm có nhất thế giới địu con trên lưng
Chỉ còn 300 con khỉ đột sông Cross (Gorilla gorilla diehli) còn sống sót trên thế giới, điều này khiến chúng trở thành phân loài khỉ đột có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất.
Bức hình gia đình hiếm có của loài khỉ đột sông Cross đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Bị săn đuổi đến gần tuyệt chủng, những con khỉ đột này đi lang thang trên những sườn núi dốc nhất và khó tiếp cận nhất ở biên giới giữa Nigeria và Cameroon.
Thông thường, các nhà bảo tồn sẽ gián tiếp phát hiện sự hiện diện của khỉ đột từ tổ, phân và đường kiếm ăn, nhưng một cái bẫy máy quay ở dãy núi Mbe, Nigeria, đã bắt được hình ảnh của một nhóm vượn lớn chưa từng thấy trước đây. Thậm chí thú vị hơn, nhóm khỉ này còn có một vài khỉ đột trẻ sơ sinh ở các độ tuổi khác nhau.
"Thật vui khi thấy có nhiều khỉ đột sông Cross còn nhỏ như vậy - một dấu hiệu đáng khích lệ, cho thấy rằng những con khỉ đột này hiện đang được bảo vệ và sinh sản thành công, sau nhiều thập kỷ bị săn bắn trước đó." Inaoyom Imong, giám đốc Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã khu vực sông Cross của Nigeria, phát biểu trong một tuyên bố. "Mặc dù các thợ săn trong khu vực có thể không còn nhắm mục tiêu vào khỉ đột, mối đe dọa săn bắn vẫn còn, và chúng ta vẫn cần tiếp tục nâng cao hiệu quả của các nỗ lực bảo vệ của mình."
Từ năm 2005, Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) và Hiệp hội bảo tồn dãy núi Mbe đã quản lý địa điểm nơi khỉ đột gần đây được phát hiện như một khu bảo tồn động vật hoang dã cộng đồng. Cùng với việc thuê "những người bảo vệ sinh thái" tại địa phương để tuần tra khu bảo tồn và bảo vệ khỉ đột, WCS cũng giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo tồn trong cộng đồng sống gần môi trường sống của khỉ đột. Cảnh tượng hiếm hoi này của một nhóm khỉ đột sông Cross đã là một lời nhắc nhở đáng hoan nghênh cho tất cả những nỗ lực hợp tác của họ trong việc bảo tồn.
"Tôi rất vui khi thấy những bức ảnh tuyệt vời của khỉ đột sông Cross với nhiều khỉ con trong khu rừng của chúng tôi." Otu Gabriel Ocha, trưởng làng của làng Kanyang I, chia sẻ trong một tuyên bố. "Điều này cho thấy những nỗ lực bảo tồn của chúng tôi và WCS đang mang lại quả ngọt. Tôi hy vọng rằng chúng ta có thể tiếp tục những nỗ lực này để có thể truyền lại di sản cho các thế hệ tương lai.
Nhóm khỉ đột sông Cross cùng khỉ con ở núi Mbe, Nigeria (T5/2020)
Trong thập kỷ qua, chúng ta hiếm khi bắt gặp loài khỉ đột sông Cross. Tuy nhiên, một con khỉ đột đực trẻ tuổi vào năm 2017 đã được phát hiện bên ngoài khu vực được bảo vệ của Khu bảo tồn Động vật hoang dã Núi Afi, gần với một số ngôi làng.
Con khỉ này được cho là đang tìm kiếm bạn đời từ một nhóm khỉ đột khác, khiến nhóm gen của loài cực kỳ nguy cấp này tồn tại đa dạng. Trong khi trước đây, loại tương tác này có thể có cảm giác đe dọa đối với con người thì nhận thức ngày càng tăng đồng nghĩa với việc, Ichi, tên của chú khỉ, bị bỏ lại một mình.
Mặc dù một chi không phải là một phần của nhóm khỉ được phát hiện vào đầu năm nay, việc xuất hiện khỉ con cho thấy rằng vẫn tồn tại việc giao phối thành công trong loài.
Nhóm khỉ đột sông Cross với đầy đủ cả con trưởng thành và con con ở các độ tuổi khác nhau trên núi Mbe, Nigeria (T5/2020)
Khỉ đột núi ở châu Phi đối mặt với nguy cơ nhiễm coronavirus Bên cạnh việc đang khiến cả thế giới gặp rất nhiều khó khăn, coronavirus đang gây nguy hiểm cho một loài dễ bị tổn thương khác là khỉ đột núi có nguy cơ tuyệt chủng ở Châu Phi. Công viên quốc gia Virunga ở Congo cho biết họ sẽ cấm du khách đến công viên cho đến ngày 1 tháng 6 trong bối...