Chương trình và SGK Ngữ Văn vẫn nặng tính hàn lâm
Chương trình và sách giáo khoa Ngữ Văn vẫn nặng tính hàn lâm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh – nhất là phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo.
Đó là những đánh giá được Bộ GD-ĐT đưa ra sau khi tổng hợp các báo cáo và ý kiến thảo luận tại hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam.
Nhiều yếu kém được chỉ ra
Bộ GD-ĐT cũng cho hay, Hội thảo này cũng đã khẳng địnhchương trình (CT) chưa nhất quán theo một trục qua các cấp học, nội dung còn nhiều trùng lặp, tính tích hợp giữa các hợp phần càng lên các lớp trên càng mờ nhạt.
Nhiều bài học trong sách giáo khoa (SGK), nhất là ở các lớp trên, nặng về lý thuyết, ít có tác dụng rèn luyện kỹ năng cho HS. Một số nội dung còn cao đối với khả năng tiếp thu của HS, nhất là HS nông thôn, miền núi và những HS có ở những vùng kinh tế – xã hội khó khăn. Thời lượng dành cho một số nội dung học tập chưa hợp lý. Hầu hết tác phẩm dạy trong SGK THCS, THPT tuy có vị trí trong lịch sử văn học nhưng đã ra đời quá lâu, nhiều tác phẩm không phù hợp với tâm lý của HS hiện nay, do đó không khơi gợi được hứng thú học tập của các em.
Nhiều bài học trong sách giáo khoa cò nặng về lý thuyết, ít có tác dụng rèn luyện kỹ năng cho HS. (Ảnh minh họa)
Việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá vẫn chưa thựnc sự chuyển biến, nhiều khi còn dừng ở hình thức, chưa có chiều sâu. Phương pháp dạy đọc hiểu chưa có hiệu quả, giáo viên (GV) chưa chú ý đến việc hình thành cho HS phương pháp đọc văn bản. Việc kiểm tra đánh giá vẫn chủ yếu là kiểm tra kiến thức nhớ, tái hiện, làm theo, chép lại,… học tác phẩm nào thi đúng tác phẩm đó, chưa đánh giá đúng được sự vận dụng kiến thức, chưa chú trọng việc đánh giá thường xuyên trên lớp học và sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy và học.
Chất lượng đầu ra của sinh viên (SV) chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn mặc dù điều kiện học tập ngày càng tốt hơn. Nhiều SV sau khi ra trường lúng túng trong việc dạy học bởi khoảng cách giữa việc học tập – thực tập ở nhà trường và thực tế dạy học. Kiến thức Văn, kĩ năng nghề của SV ngày càng sa sút, chưa coi trọng học tập và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.
Video đang HOT
Công tác tuyển sinh còn nhiều vấn đề cần bàn, CT đào tạo chưa xác định rõ các tiêu chí cho các học phần cơ bản/lựa chọn/bắt buộc; các tổ bộ môn trong khoa Ngữ văn chưa có sự phối hợp tốt, việc cấp chứng chỉ sư phạm chưa được quản lí chặt chẽ, phương pháp đào tạo lạc hậu, chưa phát huy tính tích cực và năng lực tự học của sinh viên.Đội ngũ GV thụ động trong việc đáp ứng những đòi hỏi của việc thay đổi của chương trình, sách giáo khoa do ý thức tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Công tác bồi dưỡng GV tuy được tổ chức thường xuyên, nhưng chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu của GV, hiệu quả thấp.
Sẽ tích hợp và phân hóa đối môn Ngữ Văn
Cũng theo thông báo của Bộ GD-ĐT, khuyến nghị của hội thảo về định hướng và giải pháp đổi mới dạy học Ngữ văn trong thời gian tới đó là định hướng dạy học theo năng lực đòi hỏi các môn học tích hợp một số nội dung tri thức và kĩ năng nhằm giải quyết các tình huống trong học tập và trong cuộc sống. Tích hợp các mạch kiến thức lớn (văn học, tiếng Việt và Làm văn, văn hóa) trong nội bộ môn học qua trục kĩ năng. Ngoài ra, cần tích hợp nhiều hơn, tự nhiên hơn những lĩnh vực/môn học khác.
Lấy trục kĩ năng làm chính, việc phân hóa vi mô được thể hiện qua Chuẩn CT các cấp, lớp học và được thực hiện thông qua quá trình dạy học. Cần chú ý tới hướng tổ chức nội dung môn Ngữ văn đáp ứng yêu cầu phân hóa vĩ mô thông qua các nội dung học tự chọn ở các lớp trên nhằm mục đích hướng nghiệp và đáp ứng nhu cầu của các HS khác nhau về làm văn và văn học.
Bên cạnh đó cũngcần nhận thức đúng vị trí, vai trò của môn Ngữ văn ở trường phổ thông là: Hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi và năng lực đặc thù của môn học; đặc biệt là năng lực giao tiếp (kiến thức tiếng Việt cùng với 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng dụng các kiến thức và kĩ năng ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống) và năng lực cảm thụ, thưởng thức văn học; bồi dưỡng và nâng cao vốn văn hóa cho người học thông qua những hiểu biết về ngôn ngữ và văn học, góp phần tích cực giáo dục, hình thành và phát triển cho HS những tư tưởng, tình cảm nhân văn trong sáng, cao đẹp.
Mạnh dạn thay đổi cấu trúc môn học và cách biên soạn SGK không theo lịch sử văn học mà cần tuyển chọn các văn bản theo hướng phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh, phục vụ có hiệu quả cho việc rèn luyện các kĩ năng (không phân biệt giai đoạn, thời kì, trong và ngoài nước). Vấn đề lịch sử văn học sẽ được hệ thống hóa ở các lớp cuối cấp, các chuyên đề chuyên sâu chỉ dành cho HS giỏi, HS sẽ dự tuyển vào ngành văn; các tri thức lí luận văn học sẽ được tích hợp vào quá trình dạy đọc văn và dạy viết văn nhằm nâng cao tính thiết thực, tránh lí thuyết hàn lâm.
Ngoài ra định hướng phát triển năng lực, các môn học đều phải góp phần hình thành và phát triển một số năng lực chung bên cạnh các năng lực chuyên biệt của môn học. Theo yêu cầu này, môn Ngữ văn có ưu thế trong việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp (đó là năng lực chung/năng lực cốt lõi). Cần trao đổi tiếp để xác định những năng lực chuyên biệt, cụ thể nào trong môn Ngữ văn cần được hình thành và phát triển ở HS.
Các chuyên gia cũng kiến nghị nên lựa chọn sử dụng các phương pháp phù hợp, quan tâm sâu sắc, tác động trực tiếp đến hoạt động học của HS để tạo ra sự chuyển biến trong quá trình học tập. Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, khả năng hợp tác, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động học tập Ngữ văn, xây dựng môi trường học tập tích cực, tương tác, thể hiện rõ đặc trưng bộ môn Ngữ văn. Sử dụng phối hợp các phương pháp để giúp HS rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, hình thành năng lực giao tiếp, trong đó bao gồm cả giao tiếp đời sống và giao tiếp nghệ thuật. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Ngữ văn, khai thác thế mạnh của internet và các phần mềm dạy học.
Mở rộng nghiên cứu và chắt lọc những kinh nghiệm quốc tế vào dạy học và kiểm tra đánh giá Ngữ văn – nhất là khoa học về đánh giá thường xuyên trên lớp học. Cần vận dụng các bộ công cụ đánh giá quốc tế theo hướng của PISA để đo lường năng lực đọc hiểu Ngữ văn của HS. Đổi mới cách ra đề và hướng dẫn chấm phù hợp để đánh giá được năng lực của người học, tránh hiện tượng học vẹt, viết theo bài văn mẫu, học tác phẩm nào thi tác phẩm đó.
S.H
Theo dân trí
Để giáo dục công dân thành môn chính
Theo dự kiến đổi mới chương trình - sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015, cùng ngữ văn, toán, ngoại ngữ, giáo dục công dân sẽ là môn học bắt buộc từ tiểu học đến hết THPT.
Tiết thỉnh giảng môn GDCD của thầy Trần Tuấn Anh (Trường THCS Bạch Đằng, Q.3) tại Trường THPT tư thục Nhân Việt, Q.Tân Phú. Đây là một trong những giáo viên có sáng tạo trong giảng dạy môn học này - Ảnh: M.Luân
Trên thực tế, hiện nay việc dạy và học môn giáo dục công dân (GDCD) ở trường phổ thông hết sức buồn chán, nội dung nào cũng có thể lồng ghép vào môn học này còn học sinh (HS) học cốt đủ điểm để lên lớp.
Chán vì thiếu thực tiễn
Nói về những kiến thức GDCD đang học, N.H.T - HS lớp 7 Trường THCS Chu Văn An, Q.1, TP.HCM, nhận xét: "Có nhiều bài học khó hiểu, khi kiểm tra chúng em đều phải cố học thuộc lòng hết các khái niệm và nhiều lúc cảm thấy chưa cần thiết". Còn giáo viên Nguyễn Thành Long, Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, Q.Tân Bình, cũng nhìn nhận: "Nhiều nội dung biên soạn chưa phù hợp với độ tuổi của HS. Chẳng hạn ở lớp 7 (12 tuổi) HS phải nắm hết kiến thức về quốc hội, HĐND các cấp ở các bài về bộ máy nhà nước sau đó làm bài tập với các câu hỏi muốn đăng ký tạm trú, kết hôn... phải đến những cơ quan nào? Hay như ở bài Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, các em phải nghe giảng về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước".
Ở lớp 10, hầu hết HS đều choáng với môn GDCD vì những nội dung thuộc phạm trù triết học như thế giới quan duy vật, phương pháp luật biện chứng, cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng... Trực tiếp giảng dạy, bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Trường THPT Thủ Thiêm (Q.2), cho rằng: "Vừa bước chân vào một bậc học, phải tiếp nhận những kiến thức như vậy khó cho các em vì nó khá trừu tượng". Đồng tình với quan điểm này, ông Lê Đình Hoe, Hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung (huyện Củ Chi), thẳng thắn: "Nội dung hết sức nặng nề. Những kiến thức trùng lắp sẽ được học ở bậc học cao hơn thì nên để lúc đó dạy chắc chắn phù hợp với nhận thức của HS hơn".
Một giáo viên ở Q.3 nhận định: Khi phải tiếp nhận những kiến thức vượt quá lứa tuổi, khó hiểu, mơ hồ, lâu dần các em sẽ cảm thấy chán ngán. Đó là chưa kể tâm lý môn phụ, không thi nên không tránh khỏi việc HS ngủ gật trong lớp.
Cái gì cũng đưa vào GDCD
Ông Nguyễn Phạm Đại, Hiệu trưởng Trường THPT Tân Bình (Q.Tân Phú), nói: "Môn này còn "gánh" thêm quá nhiều nội dung khác như: phòng chống tội phạm, giáo dục giới tính, bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật, giáo dục về an toàn giao thông, giáo dục chính sách quốc phòng... Thấy dư luận xã hội lên tiếng HS thời nay thiếu kỹ năng gì là lập tức môn GDCD có "hàng đính kèm". Đưa quá nhiều nội dung làm HS bội thực còn giáo viên nhiều khi không biết dạy gì. Vì thế, giáo viên cho biết việc giảng dạy nhiều lúc rất nặng tính hình thức".
Trên thực tế, việc lồng ghép hoạt động khác vào bộ môn này hoàn toàn không hiệu quả vì thời lượng quá ít. Với 1 tiết/tuần may ra chỉ đủ để giáo viên giới thiệu kiến thức trọng tâm chứ khó lòng dẫn chứng thực tế hay phối hợp hoạt động.
Nên gắn liền với cuộc sống
Trước thực tế này, ông Nguyễn Phạm Đại khẳng định: "Nếu không thay đổi ngay nội dung giảng dạy thì từ HS, giáo viên và ngay chính phụ huynh cũng bị sốc khi GDCD trở thành môn học bắt buộc sau một thời gian dài dạy và học theo kiểu đối phó, thờ ơ".
Cụ thể hơn, ông Trần Văn Đức, Hiệu trưởng Trường THPT Long Trường (Q.9), đề nghị: "Để trở thành một trong 4 môn học bắt buộc thì ngay từ bây giờ chương trình GDCD phải có sự thay đổi. Nội dung học phải thực tế, gắn với hơi thở của cuộc sống thì mới làm HS hứng thú. Bên cạnh đó, giáo viên cần thay đổi phương pháp giảng dạy, đừng tự bằng lòng với sự yếu thế của môn học mà phải làm sao để mỗi khi chuông reo đến giờ dạy của mình HS lại náo nức". Trong khi đó, bà Lê Thị Hồng Anh, chuyên viên Phòng Công tác HS-SV Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng: "Cần chắt lọc, cô đọng lại. Bên cạnh đó nên giảm bớt khái niệm, phạm trù mà tăng cường những bài học kinh nghiệm, những mẩu chuyện, bài báo, tin tức. Đã gọi là GDCD thì nên tập trung vào giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho HS. Sau khi đã chuẩn bị cho HS một nền tảng đạo đức vững chắc cùng với kỹ năng sống thì lúc đó chắc chắn các em dễ dàng tiếp nhận những kiến thức cơ bản như triết học, kinh tế chính trị...".
Bích Thanh
Theo thanh niên
'Thâm cung bí sử' trong biên soạn SGK Văn Không chỉ khập khiễng trong khâu biên soạn - tổ chức chương trình, một giáo sư chuyên về Văn học Việt Nam viết bài khái quát cho học sinh kéo dài đến hơn 30 trang. Tại hội thảo quốc gia về dạy học văn trong trường phổ thông do Bộ GD-ĐT tổ chức trong hai ngày 5 và 6/1 ở TP.Huế, các đại...