Chương trình tra tấn của CIA tiêu tốn 300 triệu USD ngân sách
Theo báo cáo của Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ, chương trình giam giữ và thẩm vấn đã tiêu tốn hơn 300 triệu USD ngân sách của CIA.
Theo tin tức từ Forbes, số tiền này được cho là để trả cho những người đã nghĩ ra hình thức tra tấn tù nhân.
Grayson Swigert và Hammond Dunbar là 2 cựu nhân viên của lực lượng Không quân Hoa Kỳ đã sáng lập ra công ty ariêng, đóng vai trò chủ chốt trong việc triển khai, đánh giá, thẩm định và quản lí chương trình giam giữu và tra tấn của Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Chương trình tra tấn dã man của CIA đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ cộng đồng quốc tế.
Theo đó, dù không trực tiếp là người thẩm vấn nhưng 2 cựu nhân viên Mỹ là người theo dõi tính hiệu quả cũng như khả năng chịu đựng của người bị tra tấn.
Trong năm 2005, họ đã thành lập một công ty với mục đích duy nhất là tiếp tục nghĩ ra các biện pháp tra tấn phục vụ cho các cuộc thẩm vấn của CIA. Cơ quan tình báo CIA đã ký kết hợp đồng kéo dài trong nhiều năm trị giá 180 triệu USD với công ty này, bảo vệ công ty khỏi dính vào các trách nhiệm pháp lý vì tính chất công việc, và chi trả khoản tiền lương 81 triệu USD cho nhân viên trước khi hai bên chấm dứt hợp đồng vào năm 2009.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, CIA cũng đã chi hàng triệu USD để xây dựng và duy trì những nhà tù bí mật tại một số quốc gia nước ngoài. 2 trong số các cơ sở này thậm chí còn chưa từng được sử dụng.
Trong năm 2002, CIA đã chi 200.000 USD để hỗ trợ xây dựng một nhà tù bí mật tại Afghanistan mang tên Cobalt. Đại diện CIA ở Afghanistan cũng đã thưởng nóng cho vị giám đốc trại giam 2500 USD vì hoàn thành công việc xuất sắc trong vòng 4 tháng liên tiếp sau khi nghi phạm khủng bố, Gul Rahman tử vong do bị xích vào bức tường xi măng lạnh trong nhà tù.
Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush được cho là đã biết rõ về chương trình tra tấn của CIA.
Tất cả những khoản chi trả nào trên 1 triệu USD đều được thanh toán bằng tiền mặt, không có bất kì biên lai cũng như ghi chép đầy đủ về từng khoản chi. Trong một tuyên bố, giám đốc CIA John Brennan cho biết CIA thừa nhận những khiếm khuyết còn tồn đọng và “sai lầm nghiêm trọng” trong chương trình này.
Trong một diến biến liên quan, cựu phó tổng thống Mỹ Dick Cheney đã lên tiếng khẳng định cựu Tổng thống George W. Bush biết rõ về những hình thức tra tấn mà CIA sử dụng để thẩm vấn các nghi phạm khủng bố.
Bản báo cáo của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ đang gây tranh cãi và chỉ trích trong nội bộ nước này cũng như trên phạm vi quốc tế. Liên Hợp Quốc tuyên bố chương trình tra tấn tù nhân của CIA vi phạm luật quốc tế các quyền cơ bản của con người.
ĐĂNG NGUYỄN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Vết nhơ khó xóa
"CIA dối trá và tàn bạo", đó là khẳng định của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ tại báo cáo điều tra về chương trình thẩm vấn nghi can khủng bố của CIA sau vụ khủng bố 11-9-2001.
Nữ Thượng nghị sỹ Dianne Feinstein - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ công bố kết luận điều tra về CIA
Trong báo cáo điều tra công bố ngày 9-12, Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ cáo buộc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) đã thường xuyên lừa đối Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ về chương trình "thẩm vấn tăng cường" các nghi can khủng bố Al Qaeda kéo dài từ năm 2002 tới năm 2006. Thậm chí, các biện pháp mà cơ quan này tiến hành trên thực tế tàn bạo hơn nhiều so với những gì CIA thừa nhận trước đó.
Theo báo cáo dài hơn 6.000 trang với nhiều bằng chứng cụ thể song vẫn là tài liệu mật và chỉ có bản tóm tắt dài 480 trang được đích thân nữ Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, công bố cho biết, các nghi phạm khủng bố bị bắt trong các chiến dịch truy quét sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu 11-9-2001 cho đến tận năm 2009. Những nghi can này đã bị thẩm vấn tại các nhà tù bí mật của CIA tại các quốc gia đồng minh, được cho là có Afghanistan, Ba Lan, Romania và Thái Lan hoặc tại nhà tù ở Vịnh Guantanamo, Cuba.
Báo cáo đã dẫn ra một số biện pháp "thẩm vấn nâng cao" (thực chất là tra tấn) như xích chân xích tay rồi trùm mặt phạm nhân và dội nước gây ngạt khiến nạn nhân có cảm giác như bị chết đuối. CIA còn dùng nhiều kỹ thuật tra tấn khác như tát, đánh mạnh vào mặt, buộc nạn nhân phải đứng, ngồi trong những tư thế khó chịu hay khiến phạm nhân không thể ngủ...
Một trong những trường hợp bị tra tấn điển hình được dẫn ra là Abu Zubaydah, người Arab Saudi bị nghi là thành viên Al Qaeda, đã bị nhốt vào một chiếc hộp có kích thước chỉ bằng một chiếc quan tài trong nhiều giờ. Trong 47 ngày bị cách ly hoàn toàn, Abu Zubaydah bị thẩm vấn bằng các "kỹ thuật nâng cao" hầu như 24 giờ mỗi ngày như xích, trùm đầu, lột bỏ hết quần áo trên người và mỗi khi phủ nhận thông tin nào đó sẽ lập tức bị tát vào mặt, trùm mặt và dội nước, làm cho ho sặc sụa, nôn ói và co giật. Quá trình "thẩm vấn tăng cường" này được lặp lại nhanh hơn và nhiều hơn.
Di chuyển một tù nhân là nghi phạm khủng bố tại nhà tù Guantanamo
nằm dưới quyền điều hành của CIA
Ngay sau khi báo cáo trên được công bố, Giám đốc CIA John Brennan đã biện minh cho việc áp dụng các biện pháp thẩm vấn khắc nghiệt của CIA. Ông Bernnan cho rằng, dù có sai sót song một số biện pháp tra tấn mạnh tay đã mang lại các thông tin tình báo giúp "phá vỡ các kế hoạch tấn công, bắt giữ các phần tử khủng bố và cứu mạng sống của nhiều người".
Tuy nhiên, báo cáo của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ đã kết luận: "Việc sử dụng các kỹ thuật thẩm vấn tăng cường của CIA không phải là biện pháp hiệu quả để thu thập thông tin chính xác hoặc dẫn đến sự hợp tác của người bị giam giữ". Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein cho rằng, viêc làm của CIA là "vết nhơ trong lịch sử Mỹ" và bản kết luận gần 500 trang "không thể nào xóa vết nhơ đó".
Trong thông báo đưa ra cùng ngày 9-12, Tổng thống Mỹ Barack Obama, người đã ra lệnh chấm dứt chương trình "thẩm vấn tăng cường" của CIA ngay sau khi nhậm chức tháng 1-2009, cũng cho rằng các hành động này của CIA là phản tác dụng và đi ngược lại các giá trị của nước Mỹ. Trong khi đó, Mỹ đã phải thắt chặt an ninh tại tất cả các cơ sở như đại sứ quán, cơ quan đại diện... trên khắp thế giới trong dịp Thượng viện công bố báo cáo.
Theo_An ninh thủ đô
Sau Ukraine, Mỹ quyết "nhúng tay" vào Trung Quốc? Phóng viên OpEdNews Jeff Brown trong bài viết của mình đưa ra nhận định, sau các sự kiện ở Ukraine, người Mỹ đang nhắm tới mục tiêu mới Hồng Kông. Phóng viên OpEdNews Jeff Brown trong bài viết của mình đưa ra nhận định, sau các sự kiện ở Ukraine, người Mỹ đang nhắm tới mục tiêu mới Hồng Kông. "Mỹ đến tin...