Chương trình mới, sao những tiết dạy vẫn diễn như cũ?
Các tiết dạy vẫn là một kịch bản được chuẩn bị trước đến từng chân tơ kẽ tóc giống như vài chục năm về trước chứ hoàn toàn chưa thấy bất kỳ sự thay đổi nào.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết – Tổng Chủ biên Chương trình từng cho biết: “Việt Nam đã tiến hành tới 3 cuộc cải cách và 1 lần đổi mới giáo dục, nhưng cả 3 lần cải cách đó đều chưa thay đổi chương trình giáo dục mà chỉ đổi mới sách giáo khoa. Đến lần này là lần thay đổi, xây dựng chương trình một cách bài bản nhất”.
Ảnh chỉ mang tính minh họa, nguồn: baoquangngai.vn
Lời khẳng định đầy tự tin của Tổng Chủ biên cho thấy lần thay đổi chương trình lần này sẽ là sự khác biệt và mang lại hiệu quả cao so với những lần thay đổi trước.
Chưa bàn đến sự thay đổi về nội dung chương trình, thay đổi về sách giáo khoa, về phương pháp giảng dạy, về hình thức tổ chức lớp học, tổ chức các hoạt động dạy học.
Dưới góc nhìn của một nhà giáo có thâm niên nghề lâu năm, chúng tôi thấy các tiết dạy vẫn là một kịch bản được chuẩn bị trước đến từng chân tơ kẽ tóc giống như vài chục năm về trước chứ hoàn toàn chưa thấy bất kỳ sự thay đổi nào.
Hơn 40 năm trước đã dạy diễn
Hơn 40 năm về trước, khi còn là học sinh đang ngồi dưới mái trường. Chúng tôi vẫn thường được thầy cô gà bài, mớm bài cho những tiết dạy thao giảng dự giờ.
10 năm sau đó, khi đã trở thành giáo viên những tiết dạy dự giờ, dạy thao giảng, dạy minh họa cho những lần cải cách đổi mới giáo dục cũng đều là những tiết dạy được chuẩn bị kỹ càng trước từ tất cả các khâu mà chúng tôi quen gọi là tiết dạy diễn.
Cứ mỗi khi trường nào có tiết dạy minh họa cho nhiều trường về dự thì cứ y như rằng trường nào cũng huy động tổng lực để xây dựng tiết dạy ấy từ hình thức đến cả nội dung.
Học sinh được lựa chọn vào tiết học là những em tiêu biểu từ các lớp. Những câu hỏi giáo viên sẽ hỏi trong tiết dạy, câu trả lời của các em, câu hỏi nêu vấn đề, tạo tình huống cả những lời nhận xét về bạn, nhận xét về nhóm học tập…
Đến cả việc ai cũng phải giơ tay phát biểu nhưng ai sẽ được gọi trả lời cũng được sắp xếp trước.
Tiết dạy mẫu được dạy đi dạy lại ít nhất vài ba lần trước khi vào tiết dạy chính thức. Và, ngày dạy thật thầy trò chỉ cùng nhau diễn lại.
Thế nên, những tiết dạy mẫu kiểu này đều diễn ra mỹ mãn, đều làm hài lòng các chuyên gia, các đại biểu khách mời từ các cấp. Và như thế, chương trình mới luôn được kết luận là hiệu quả, thành công.
Những tiết dạy chuyên đề, tiết dạy minh họa của chương trình mới lần này vẫn chủ yếu là diễn
Video đang HOT
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai ở khối lớp 1 trong năm học 2020-2021. Để đánh giá hiệu quả của chương trình, đánh giá về sách giáo khoa cũng như giới thiệu về các phương pháp, các kỹ thuật dạy học, các công cụ đánh giá…chương trình mới đã minh họa bằng những tiết dạy mẫu.
Cứ xem những tiết dạy ấy, người ngoài ngành thì xuýt xoa, tiết dạy hoàn hảo, giáo viên dạy hay quá, học sinh học giỏi quá…chương trình mới đã thành công.
Ngược lại người trong ngành, cứ nhìn vào cách dạy và các học của học sinh đều khẳng định rằng đó là những tiết dạy diễn. Bởi ngoài thực tế một tiết dạy thông thường không bao giờ suôn sẻ như thế được.
Bên cạnh những tiết dạy minh họa trong giáo trình, các trường học cũng tổ chức dạy học thực nghiệm chương trình bằng những tiết thao giảng dự giờ.
Những tiết dạy dự giờ này, cũng được các trường học chuẩn bị từ A đến Z như 40 năm về trước.
Từ khâu chọn lớp, chọn giáo viên thể hiện đến việc tập dợt cho học sinh thể hiện một cách thuần thục.
Những tiết dạy, tiết học ấy có thể nói không chê vào đâu được vì học sinh quá giỏi và giáo viên giảng dạy cũng thực hiện đúng mục tiêu yêu cầu phát triển năng lực phẩm chất cho các em.
Sao không dạy tự nhiên? Sao cứ phải dạy diễn?
Thứ nhất , thường thì giáo viên phải dạy diễn vì trong thực tế, cả giáo viên và học sinh không thể dạy và học được như những tiết dạy mẫu.
Thứ hai , dự giờ là góp ý, với tâm lý sợ góp ý, sợ bị đánh giá là dạy dở, là chuẩn bị tiết dạy không chu đáo nên các trường luôn tập dợt trước những tiết dạy dự giờ.
Thứ ba , thói quen trong nếp nghĩ, thất bại của tiết dạy là do giáo viên vận dụng phương pháp giảng dạy chưa tốt chứ không phải do chương trình hay sách giáo khoa. Vì thế, ít giáo viên, ít nhà trường dám dạy thật.
Thứ tư , thích được khen, thích thành tích, muốn được đánh giá dạy hay, học sinh học giỏi, chỉ đạo chuyên môn tốt nên trường nhiều trường, nhiều giáo viên đều phải nỗ lực chuẩn bị.
Tác hại của việc dạy diễn
Do tiết dạy diễn quá hoàn hảo nên không thể đánh giá được hiệu quả của chương trình, đánh giá được việc sử dụng phương pháp dạy học, hình thức tổ chức lớp học có phù hợp, có hiệu quả không.
Do dạy diễn nên người ta ngộ nhận chương trình đã thành công, ngộ nhận học sinh học giỏi để khi trở về thực tế những tiết dạy diễn với những tiết dạy thật ở lớp có sự vênh nhau một trời một vực.
Vì ngộ nhận về chương trình, về học sinh nên không có sự điều chỉnh phù hợp dẫn đến chất lượng học thực tế khó đạt theo mong muốn. Và như thế, những tiết dạy sau bắt buộc phải tiếp tục diễn nếu không lỗi sẽ dồn hết vào giáo viên.
Làm gì để không còn những tiết dạy diễn?
Bỏ bớt việc dự giờ, bỏ bớt kiểu dựa vào 1 tiết dạy để đánh giá sự thành công của chương trình, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phương pháp và hình thức giảng dạy, đánh giá trình độ học sinh, đánh giá chuyên môn giáo viên cũng như chuyên môn nhà trường.
Một chương trình tốt, một cách dạy hay hiệu quả chính là chất lượng học sinh sau một năm học thể hiện ở việc khảo sát chất lượng đầu ra một cách nghiêm túc, khách quan (bằng những công cụ đánh giá khác nhau).
Tài liệu tham khảo:
http://kinhtedothi.vn/chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-moi-phat-trien-pham-chat-va-nang-luc-cua-nguoi-hoc-325286.html
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Định hướng nghề nghiệp tương lai cho con cái: Cha mẹ nên làm gì?
Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần, đó cũng là lúc các bậc phụ huynh "đau đầu" với việc chọn trường, chọn ngành cho con.
Vai trò quan trọng
Càng gần đến kỳ thi tốt nghiệp THPT là thời điểm các bậc phụ huynh và các em học sinh càng quan tâm tới việc đưa ra quyết định cho nghề nghiệp trong tương lai của con em mình.
Đánh giá về vai trò, tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, việc định hướng nghề nghiệp cha mẹ cần bàn bạc với con cái từ khi các em còn đang học những năm đầu THPT rồi chứ không đợi tới gần kỳ thi mới thực hiện.
Việc định hướng nghề nghiệp sớm cho các em học sinh tại gia đình và nhà trường rất quan trọng.
"Trong việc lựa chọn nghề nghiệp, cha mẹ ngay từ những năm đầu học THPT đã phải giúp con em mình tìm hiểu hệ thống nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động, đòi hỏi của nghề nghiệp đối với mỗi học sinh, qua đó biết được mình thích làm gì và phù hợp với nghề nghiệp nào", Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nói.
Cùng với đó, vị ĐBQH khóa XII này cũng cho rằng cha mẹ cần phải trao đổi, trò chuyện với con em mình để nghe các con nói lên nguyện vọng của mình rồi đưa ra các định hướng để cùng bàn bạc, phân tích và cuối cùng để các con có sự lựa chọn đúng đắn.
Trước mỗi kỳ thi, phụ huynh có thể có những thông tin tham khảo liên quan đến các trường đại học năm ngoái, năm kia tuyển sinh số lượng là bao nhiêu, lấy điểm chuẩn như thế nào,... để tính toán khả năng con em mình có thể vào trường nào trong số những trường mà mình cảm thấy phù hợp.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng.
Đồng quan điểm, Thạc sĩ Lương Thị Hạnh Ngân (Dự án Xã hội hóa Giáo dục Đích thực) cho rằng,việc định hướng nghề nghiệp cho các em không phải nằm ở giai đoạn trước khi thi tốt nghiệp THPT.
"Việc định hướng nghề nghiệp trong giai đoạn này giống như việc chữa cháy vậy. khi căn nhà đã bị lửa thiêu rụi đồ đạc mới nghĩ xem dập lửa thế nào và cứu đồ, cứu người ra sao thay vì ngay từ lúc đầu ta đã có những hoạt động chăm sóc nhà cửa, bảo trì, bảo dưỡng, đảm bảo an toàn cho căn nhà đó", Thạc sĩ Lương Thị Hạnh Ngân nói
Đứa trẻ lớn lên nhưng chưa được trang bị đầy đủ hành trang vào đời, chúng được giáo dục để trở nên phụ thuộc rồi, thì lúc đó sẽ cần đến việc định hướng nghề nghiệp. Lúc này, những hoạt động định hướng nghề nghiệp có vai trò giống như những sự gợi ý cho trẻ "chọn tạm" cho hành trình ngắn ngủi phía trước mặt, để tránh rơi vào tình trạng hụt hẫng vì không biết tiếp theo mình cần phải làm gì...
Để con lựa chọn con đường phù hợp
Trước thực trạng hiện nay nhiều bậc phụ huynh vẫn có suy nghĩ nhất định con em mình phải thi vào các trường đại học thay vì đi học nghề, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng việc định hướng nghề nghiệp cần phải căn cứ vào năng lực, hoàn cảnh, điều kiện của mỗi học sinh, từ đó mới quyết định nên đi theo hướng nào cho phù hợp.
"Nếu con đường đi học đại học mà có cơ hội phát triển thì tôi nghĩ rằng lựa chọn đó là đúng đắn nhưng trong trường hợp đi thi cốt chỉ để lấy cái tiếng đỗ đại học thì không cần thiết mà lúc đó cần phải tính một con đường khác như có thể đi học nghề, mà học nghề sau này vẫn có thể tiếp tục học lên nếu có điều kiện", GS Nguyễn Minh Thuyết nói.
Càng gần đến kỳ thi tốt nghiệp THPT là thời điểm các bậc phụ huynh và các em học sinh càng quan tâm tới việc đưa ra quyết định cho nghề nghiệp trong tương lai của con em mình.
Theo Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, việc phó mặc cho con em tự quyết là không nên bởi các em còn ít tuổi, chưa đủ kinh nghiệm để lựa chọn. "Cha mẹ cũng không nên áp đặt nghề nghiệp cho con em mình, bởi vì nếu những nghề đó không phù hợp với sở thích, sở trường của các con thì sẽ rất khó phát triển", ông nói.
Trong khi đó, Thạc sĩ Lương Thị Hạnh Ngân cho rằng, đứng trước một bước ngoặt mới trong cuộc đời của những bạn học sinh - giai đoạn tốt nghiệp phổ thông hầu như các bạn đều rơi vào trạng thái băn khoăn và chọn lựa. Không có nhiều em có trong mình một mục đích sống, một con đường, một chí hướng, một lộ trình rõ ràng.
"Đa phần trong số các em được gieo cho một "nhiệm vụ" trong cuộc đời đó là có một công việc, có một sự nghiệp riêng. Vậy là các em có một hướng để phấn đấu đó là tìm nghề. Nhưng nghề nào, nghiệp nào là phù hợp với các em, phù hợp với khả năng cũng như ước nguyện của các em? Trong khi các em đang trải qua giai đoạn đầy hoài bão, đầy mơ mộng, đầy khao khát nhưng sự hiểu biết mặc dù vốn sống còn rất ít ỏi", Thạc sĩ Lương Thị Hạnh Ngân phân tích.
Việc cần làm nhất của các bậc phụ huynh là giáo dục các em từ khi các em là một đứa trẻ, giúp các em nhìn nhận được bản thân mình hướng đến những giá trị bền vững.
Các em mong muốn mình được trưởng thành, hạnh phúc và có được một cuộc tốt đẹp, được trở thành người có ích và có giá trị, mong muốn được góp sức mình tạo ra những thứ có ý nghĩa nhất.
"Việc "Định" một "Hướng" "nghề nghiệp" nào đó cho các em là một công việc giúp các em giảm bớt việc trải qua những mất mát, thừa thãi không cần thiết để có thể biến ước mơ thành hiện thực, để đạt được mục tiêu trưởng thành - hạnh phúc - sống tốt", Thạc sĩ Lương Thị Hạnh Ngân nói.
Đặc biệt, chuyên gia này cho rằng việc của cha mẹ đó là giáo dục các em từ khi các em là một đứa trẻ, giúp các em nhìn nhận được bản thân mình, giúp các em biết điều ý nghĩa mà các em cần hướng đến thực sự là gì, bền vững nhất là gì.
"Giáo dục, định hướng cho con không phải là những thứ hời hợt như một vợ, hai con, ba lầu, bốn bánh, năm châu.... mà phải hướng tới thứ mà khiến con trở thành một con người đàng hoàng và đứng giữa trời đất chẳng phải sợ hãi điều gì. Muốn vậy, chính bản thân cha mẹ cần tự định hướng cho mình và tự đánh giá được chính mình", Thạc sĩ Lương Thị Hạnh Ngân chia sẻ.
Giải pháp để chương trình, sách giáo khoa lớp 2 và 6 không... mất gốc Triển khai chương trình với lớp 2 và lớp 6 cần điều kiện gì để tiếp nối mạch kiến thức cũ, bổ sung cái mới? Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết. Trao đổi của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa - thành viên Ban soạn thảo Chương trình...