Chương trình mới lớp 10: Học sinh cân nhắc kỹ trước khi chọn tổ hợp môn học lựa chọn
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) có những chia sẻ đáng chú ý xung quanh tổ hợp môn học lựa chọn khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 10 năm học 2022-2023.
GD&TĐ – Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) có những chia sẻ đáng chú ý xung quanh tổ hợp môn học lựa chọn khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 10 năm học 2022-2023.
Ảnh minh họa/ITN
Các môn học, hoạt động giáo dục cấp THPT theo chương trình mới
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định “Giáo dục phổ thông 12 năm, gồm hai giai đoạn giáo dục: giai đoạn giáo dục cơ bản (gồm cấp tiểu học 5 năm và cấp trung học cơ sở 4 năm) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông 3 năm); “Ở cấp trung học phổ thông yêu cầu học sinh học một số môn học bắt buộc, đồng thời được tự chọn các môn học và chuyên đề học tập theo hình thức tích lũy tín chỉ”.
Thực hiện Nghị quyết 88, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng ở cấp trung học phổ thông có 7 môn học bắt buộc đối với tất cả học sinh (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng an ninh, Nội dung giáo dục địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp).
Cùng với đó, có 10 môn học lựa chọn được thiết kế theo 3 nhóm tương ứng với 3 định hướng nghề nghiệp, đó là Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Kinh tế & Pháp luật); Khoa học tự nhiên (các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học); Công nghệ, Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật). Học sinh sau THCS căn cứ vào năng lực, sở trường, hứng thú của bản thân lựa chọn một trong 3 định hướng trên khi học lên THPT để chuẩn bị cho hướng đi sau này (Theo quy định, học sinh chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học).
Trong chương trình các môn học cấp THPT, ngoài phần nội dung cơ bản, mỗi môn học có các chuyên đề học tập lựa chọn (35 tiết/năm học). Mỗi học sinh lựa chọn 3 cụm chuyên đề thuộc 3 môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hóa sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp (tổng thời lượng 105 tiết/năm học).
Một điểm cần lưu ý, chương trình mỗi môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chỉ quy định tổng số tiết/năm học mà không quy định số tiết/tuần; giao quyền chủ động cho các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và định hướng phát triển của mỗi nhà trường.
Khi ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT đã quy định: “Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.”.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sử dụng hiệu quả đội ngũ, cơ sở vật chất khi xây dựng tổ hợp môn học
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường (Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020), đồng thời đã tổ chức tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường (mô đun 4 trong số 9 mô đun/đối tượng tại Quyết định 4660).
Quá trình tập huấn, triển khai thời gian qua (theo Chương trình ETEP), đã có nhiều ví dụ cụ thể về việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường. Trong đó, các trường tham gia tập huấn căn cứ vào điều kiện thực tiễn của trường xây dựng một số tổ hợp môn học lựa chọn theo 3 định hướng của chương trình, phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.
Trên cơ sở 3 tổ hợp chính, mỗi tổ hợp ngoài các môn thuộc 3 nhóm theo định hướng trong chương trình, thì các môn được lựa chọn từ 2 nhóm còn lại cần bảo đảm sự phù hợp để bảo đảm thuận lợi cho học sinh học tập. Như vậy, với mỗi định hướng có thể có 1-2 tổ hợp có cùng các môn thuộc nhóm chính và khác các môn thuộc 2 nhóm còn lại.
Video đang HOT
Số tổ hợp và số lớp/mỗi tổ hợp do nhà trường quyết định bảo đảm sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường. Với cách này, các trường cần xây dựng từ 3 đến 6 tổ hợp để chuẩn bị cho năm học tới.
Việc cho học sinh lựa chọn các tổ hợp môn học để học tập là theo 1 trong 3 định hướng nghề nghiệp mà chương trình đã thiết kế. Nghĩa là học sinh được lựa chọn 1 trong số các tổ hợp của nhà trường chứ không phải là chọn từng môn học. Trường hợp trong một hướng có 2 tổ hợp môn học để bảo đảm sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên của trường, các học sinh có cùng định hướng nghề sẽ được sắp xếp vào 1 trong 2 tổ hợp đó.
Một điểm quan trọng là sau khi đã xây dựng được các tổ hợp môn học lựa chọn, số lớp/mỗi tổ hợp mà trường có thể đáp ứng, các trường phải công bố sớm, rộng rãi để học sinh, cha mẹ học sinh hiểu rõ và quyết định đăng kí, lựa chọn. Đây cũng là vấn đề các địa phương cần quy định trong phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT.
“Các trường cần xây dựng phương án trước, trong đó công bố có bao nhiêu lớp 10, có bao nhiêu tổ hợp, mỗi tổ hợp có mấy lớp, tiêu chí đăng kí lựa chọn vào các lớp, theo nguyện vọng 1,2… Căn cứ vào đó, các trường xếp học sinh vào các lớp, nếu không được vào lớp này thì sẽ vào lớp kia..
Về việc này, ngoài việc cho học sinh đăng kí theo nguyện vọng, cần vai trò tư vấn, định hướng của các nhà trường, cha mẹ học sinh để học sinh hiểu rõ ý nghĩa của việc chọn cả tổ hợp chứ không phải từng môn theo sở thích” – ông Nguyễn Xuân Thành nhấn mạnh.
Ảnh minh họa
Các lớp học chuyên đề được tổ chức theo môn học
Các chuyên đề tự chọn trong chương trình các môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hóa sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, mỗi học sinh lựa chọn 3 cụm chuyên đề thuộc 3 môn học với tổng thời lượng 105 tiết/năm học. Căn cứ vào số tổ hợp và số lớp/tổ hợp, các trường xây dựng các lớp học chuyên đề theo các môn và tổ chức cho học sinh đăng kí học tập. Như vậy, các lớp học chuyên đề được tổ chức theo môn học; số lớp chuyên đề/môn học căn cứ vào số tổ hợp đã xây dựng và theo đó cũng phù hợp với đội ngũ giáo viên môn học của nhà trường có thể đáp ứng.
Có thể các trường đang cảm thấy việc xếp thời khóa biểu có chút khó khăn, nhưng với mỗi môn học chỉ có 3 chuyên đề, mỗi chuyên đề từ 10-15 tiết. Thông tư 22 về đánh giá học sinh trung học đã quy định đối với cụm chuyên đề học tập của môn học ở cấp trung học phổ thông, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá theo từng chuyên đề học tập. Trong đó, chọn kết quả của 1 lần kiểm tra, đánh giá làm kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập, tính là kết quả của 1 lần đánh giá thường xuyên của môn học đó.
Căn cứ quy định đó, các trường có thể sắp xếp việc tổ chức dạy học theo từng chuyên đề một cách linh hoạt, phù hợp với chương trình môn học; đồng thời, cần lưu ý thực hiện các phương pháp, hình thức dạy học tích cực nhằm tăng cường năng lực của học sinh theo mục tiêu của chương trình.
Ảnh minh họa
Học sinh cân nhắc kỹ khi chọn tổ hợp
Trước ý kiến băn khoăn về việc học sinh chọn lại tổ hợp sau mỗi năm học, ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng: Việc thay đổi lựa chọn, cũng tương tự như việc học sinh xin chuyển trường đến trường mới không có tổ hợp môn đã học ở trường cũ là một thực tế. Tuy nhiên, nếu học hết lớp 10 mà học sinh muốn đổi hẳn sang định hướng khác (chẳng hạn từ định hướng Khoa học xã hội sang Khoa học tự nhiên) là vô cùng khó khăn vì khi đó học sinh phải học lại hầu hết các môn học lựa chọn ở lớp 10 mà trong khoảng thời gian hè khó có thể hoàn thành. Vì thế, tốt nhất là ngay từ đầu học sinh phải cân nhắc kỹ với sự tư vấn, hướng dẫn của nhà trường, các bậc phụ huynh.
Còn việc học sinh có nguyện vọng chuyển giữa 2 tổ hợp trong cùng một hướng, nghĩa là chỉ chuyển 1 môn học thì về nguyên tắc có thể thực hiện với điều kiện học sinh phải hoàn thành chương trình môn học ở lớp 10 trong hè (trên nguyên tắc tự nguyện và được thực hiện tương tự như trường hợp học sinh phải kiểm tra, đánh giá lại môn học chưa đạt yêu cầu trong hè) trước khi được học tiếp môn đó ở lớp 11. Bộ GD&ĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Thông tư 22 hoặc bổ sung quy định cụ thể về vấn đề này.
Các trường xây dựng một số tổ hợp môn học với số lớp/môn học mà nhà trường có thể tổ chức dạy học cho học sinh lựa chọn trên điều kiện mình có. Như thế thì không thể xảy ra tình trạng giáo viên bị quá tải hay thất nghiệp.
Đối với môn Âm nhạc, Mỹ thuật ở THPT lần đầu tiên được đưa vào Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới có nên các trường THPT không có sẵn giáo viên của môn học này. Việc chuẩn bị giáo viên các môn học này cho cấp THPT đang được các địa phương thực hiện theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và điều kiện thực tiễn của địa phương. Nhưng trước mắt, các địa phương có thể huy động giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật cấp THCS có trình độ từ đại học trở lên để tổ chức dạy học ở một số trường THPT. Về lâu dài, các địa phương cần căn cứ vào thực tiễn của địa phương mình để phát triển đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên môn Âm nhạc, Mỹ thuật nói riêng đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo quy định.
Bộ Giáo dục nên có 1 bộ sách giáo khoa điện tử đăng công khai, ai cần cứ lấy
Học sinh được sử dụng sách giáo khoa điện tử, phụ huynh được in sách giáo khoa (bản word), có thể sử dụng nhiều năm với chi phí rẻ hơn nhiều.
Thực trạng sách giáo khoa chỉ sử dụng một năm rồi bỏ hoặc bán đồng nát tồn tại trong thời gian gần đây cho thấy sự lãng phí trong việc sử dụng sách giáo khoa, cho thấy việc biên soạn sách giáo khoa có vấn đề,...
Số tiền mua sách giáo khoa không phải nhỏ mỗi năm nhưng phải vứt đi hoặc bán đồng nát là điều vô cùng lãng phí nhưng lại không có ai lên tiếng, chịu trách nhiệm và người tiêu dùng (phụ huynh học sinh) lãnh đủ.
Tại sao nhiều sách giáo khoa mới chỉ sử dụng 1 lần rồi bỏ?
Học sinh sử dụng sách giáo khoa theo chương trình mới năm học 2020 - 2021 đối với học sinh lớp 1, năm 2021 - 2022 đối với lớp 2, 6 thì đương nhiên sử dụng sách giáo khoa mới là điều không cần bàn.
Tuy nhiên, năm học 2021 - 2022 nhiều học sinh lớp 1 vẫn không sử dụng được sách giáo khoa năm học 2020 - 2021 do trước đó một số bộ sách giáo khoa lớp 1 bị phản ánh có nhiều "sạn" nên gần như học sinh phải mua bộ sách mới.
Trong năm học này, thực hiện chương trình sách giáo khoa mới ở lớp 2, 6 nhưng các sách giáo khoa mới vẫn còn gặp nhiều phản ứng trái chiều, có thể phải tiếp tục có những điều chỉnh trong thời gian tới, tức các năm sau học sinh vẫn khó sử dụng lại sách cũ.
Sách giáo khoa thì phụ huynh học sinh không được lựa chọn nơi mua, tự mua mà thường phải thông qua nhà trường nên gần như 100% học sinh phải mua sách giáo khoa mới.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đưa ra phiên bản điện tử các bộ sách giáo khoa lớp 1. (Ảnh: Nhandan.vn)
Học sinh mua 1 vài quyển ở nhà sách bên ngoài thì không mua được, mua tại trường thì bắt buộc phải mua cả bộ nên dù có 1 vài quyển cũ vẫn còn sử dụng được nhưng phải mua cả bộ sách mới.
Không chỉ có thế, gần như học sinh ở các khối lớp khác phải sử dụng sách mới vì mỗi năm các bộ sách đều có những bổ sung, chỉnh lý,... nên sách cũ không còn phù hợp.
Dù không ép buộc nhưng gần như sách giáo khoa cũ đều trở thành hàng phế thải và học sinh phải mua sách mới, mọi thiệt thòi đều do phụ huynh gánh chịu và đương nhiên, lợi nhuận khủng rơi vào túi các nhà xuất bản sách giáo khoa và người bán sách.
Không chỉ có học sinh, mỗi trường học mỗi năm cũng trang bị hàng chục triệu sách giáo khoa phục vụ dạy học của giáo viên, học sinh cũng phải bỏ đi gây lãng phí ngân sách vô cùng lớn.
Bên cạnh đó, nhiều sách giáo khoa thiết kế kiểu các bài tập tự luận, trắc nghiệm, khi làm bài học sinh sẽ làm trực tiếp vào sách giáo khoa nên sẽ không dùng lại được.
Có người cho rằng, đây chính là "tiểu xảo" để mỗi năm học sinh phải mua sách mới, làm giàu cho các nhà xuất bản sách và đơn bị bán sách.
Nghịch lý khan hiếm sách giáo khoa, học sinh không mua được nhưng cả ngàn tỷ đồng mua sách giáo khoa cũ phải bỏ đi là một điều rất đáng tiếc trong thời gian qua, gây nhiều bức xúc trong nhân dân.
Những chương trình nhân văn như phát động học sinh giữ gìn sách giáo khoa, quyên góp sách giáo khoa của các trường học hay các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn mua, bán lại sách giáo khoa cũ đã bị chấm dứt những năm gần đây.
Chính sách nhân văn giúp các em có hoàn cảnh khó khăn được mua, sử dụng lại sách giáo khoa cũ đã không còn là điều đáng tiếc, thiệt thòi cho các em cũng cho thấy việc sử dụng sách giáo khoa một lần rồi bỏ vô cùng lãng phí, thiếu trách nhiệm của nhà xuất bản, viết sách trong thời gian qua.
Sử dụng tốt sách giáo khoa điện tử sẽ giải quyết được việc dùng sách 1 lần rồi bỏ?
Do biến động kinh tế, giá nguyên vật liệu tăng nên sách giáo khoa mỗi năm đều tăng giá, giá sách giáo khoa hiện nay có thể là khá cao, nên việc sử dụng một lần rồi bỏ là một sự lãng phí rất lớn.
Muốn có sách giáo khoa sử dụng được lâu dài thì phải có chương trình, sách giáo khoa ổn định, sử dụng được lâu dài.
Tình hình mỗi năm có thay đổi, những điểm mới phải được liên tục cập nhật vào sách để dạy cho học sinh những điều mới nhất nên sẽ có một số môn học sẽ phải điều chỉnh kịp thời, nên việc soạn sách giáo khoa nếu không có những quyết sách, điều chỉnh cho phù hợp thì tình trạng sách giáo khoa dùng 1 lần rồi bỏ, lãng phí sẽ vẫn tiếp tục.
Theo người viết, cách tốt nhất là sau khi biên soạn xong sách giáo khoa sẽ công bố rộng rãi sách giáo khoa điện tử trên internet cả bản pdf và bản word (có thể điều chỉnh được).
Học sinh được sử dụng sách giáo khoa điện tử, phụ huynh được in sách giáo khoa (bản word), có thể sử dụng nhiều năm với chi phí rẻ hơn nhiều, mỗi năm khi cần chỉ in lại những điều chỉnh, bổ sung những vấn đề mới xuất hiện,... sẽ giúp đa dạng việc sử dụng sách giáo khoa phù hợp với xu thế của thế giới, tiết kiệm kinh phí, ngân sách cho các gia đình học sinh.
Tuy hiện nay trên các trang web của các nhà xuất bản có công bố bản sách giáo khoa, tuy nhiên chỉ là bản pdf chữ rất nhỏ và mờ rất khó xem, khi in ra không thể đọc và sử dụng được nên nó khó có thể được xem là sách giáo khoa điện tử.
Thiết nghĩ, các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn rất quan tâm đến giáo dục, luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, dành nhiều đầu tư cho giáo dục nên Bộ Giáo dục và Đào tạo nên nghiêm túc xem xét việc sử dụng sách giáo khoa lãng phí trong thời gian qua.
Trong tình hình khó khăn hiện nay, khi chi phí xăng, dầu, gas,... tăng cao và các cấp các ngành đều ra sức tiết kiệm nên việc sử dụng sách giáo khoa một lần rồi bỏ gây lãng phí hàng trăm tỷ đồng mỗi năm là điều khó có thể chấp nhận được nên rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo có chỉ đạo quyết liệt về vấn đề trên.
Theo người viết, để tăng cường ứng dụng công nghệ số, tiết kiệm, đa dạng nguồn sách giáo khoa thì nên tăng cường sử dụng sách giáo khoa điện tử cho các cấp học, bậc học.
Phụ huynh học sinh được toàn quyền lựa chọn và sử dụng sách bản giấy, bản điện tử hoặc in ra từ trang web một cách phù hợp, tiết kiệm.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Hơn 80 tổ hợp môn của chương trình mới, các trường sẽ chọn SGK thế nào? Một trong những khó khăn khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc trung học phổ thông là vấn đề chọn sách giáo khoa. Chương trình mới ở bậc trung học phổ thông sẽ được bắt đầu triển khai từ năm học 2022-2023 đối với lớp 10, áp dụng cuốn chiếu cho những năm học tiếp theo với lớp...