Chương trình mới, học sinh vẫn phải “ngồi học theo mâm” kiểu VNEN?
Dù biết học sinh phải ngồi học suốt ngày theo nhóm cố định không hiệu quả, nhà trường cũng như các thầy cô vẫn không thể làm khác được vì cấp trên đã chỉ đạo.
Chuyện ngồi học của học sinh ở lớp lẽ ra chẳng có gì để nói, để bàn. Bởi, học sinh ngồi học thế nào là do giáo viên giảng dạy sắp xếp miễn sao các em hiểu bài, tiếp thu bài tốt là được.
Tuy nhiên trong thực tế, chuyện ngỡ đơn giản như thế nhưng giáo viên vẫn không có quyền quyết định mà luôn phải tuân theo chỉ đạo từ cấp phòng, từ ban giám hiệu nhà trường.
Học sinh ngồi học theo nhóm suốt buổi thế này, giáo viên rất khó bao quát lớp (Ảnh tác giả)
Vì ngồi học theo chỉ đạo nên hiệu quả tiết học không cao. Điều này, đã gây bức xúc cho nhiều thầy cô giáo đứng lớp.
Học sinh lớp 1 chương trình mới đã buộc ngồi học theo mâm
Năm học 2020-2021, học sinh lớp 1 đã học chương trình mới. Thay vì, các em sẽ được ngồi học theo kiểu truyền thống từ trước đến nay (cả lớp quay mặt lên bảng khi cần thiết mới tổ chức ngồi nhóm) thì không ít trường học tại quê tôi, Ban giám hiệu những trường học đó lại buộc giáo viên xoay bàn lại với nhau để học sinh ngồi học cố định theo nhóm (mặt đối mặt kiểu học của VNEN).
Video đang HOT
Dù thấy chưa hợp lý, chưa đúng với tinh thần đổi mới (giao quyền chủ động cho giáo viên) nhưng đã là chỉ đạo chuyên môn của cấp trên giáo viên không thể không thực hiện.
Học sinh nhỏ, ngồi quay mặt vào nhau luôn xảy ra tình trạng thường xuyên nói chuyện, chơi đùa, chọc ghẹo nhau, giáo viên mất khá nhiều thời gian để nhắc nhở, ổn định.
Đã thế, khi làm bài tập không ít em quay cóp bài bạn mà thầy cô khó phát hiện.
Điều này dẫn đến tình trạng, phụ huynh ngộ nhận học lực của con, giáo viên không phát hiện kịp thời để có biện pháp giúp đỡ nên tình trạng chất lượng ảo đã xảy ra.
Ngồi học thế nào phải do chính giáo viên giảng dạy quyết định
Người viết và nhiều đồng nghiệp cảm thấy thực sự lo ngại tình trạng buộc học sinh lớp 2 năm học này cũng phải ngồi học theo mâm (như chương trình VNEN).
Trong chương trình học bồi dưỡng sách giáo khoa mới lần này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với một Giáo sư, Tiến sĩ trong Ban Phát triển Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và một số tác giả của bộ sách Chân trời sáng tạo (bộ sách được tỉnh Bình Thuận chọn dạy cho học sinh lớp 2 và lớp 6 năm học này).
Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Mạnh Hùng cho biết: ” Chương trình giáo dục phổ thông 2018, lớp học không phải xếp bàn theo nhóm cố định để buộc học sinh ngồi đối mặt vào nhau trong suốt buổi học.
Quay bàn suốt buổi là hỏng vì có những hoạt động, có những nội dung các em phải tự làm việc độc lập mà không phải khi nào cũng họp nhóm “.
Ông cũng cho biết: ngồi học kiểu gì là do giáo viên đứng lớp quyết định không phải phòng giáo dục và ban giám hiệu nhà trường quy định.
Không phải hoạt động dạy học nào học sinh cũng phải học nhóm nên không thể cho các em ngồi học theo nhóm suốt cả buổi.
Khi dạy, giáo viên sẽ linh động cho học sinh ngồi học sao cho phù hợp với việc giảng dạy của mình để đạt được mục tiêu bài học.
Nếu lãnh đạo ngành giáo dục địa phương vẫn không trao quyền cho giáo viên thì sao?
Đây chính là nỗi lo lớn nhất của tất cả giáo viên chúng tôi. Đã có khá nhiều ý kiến phản đối của các thầy cô khi nhà trường buộc học sinh lớp 1 quay bàn ngồi học cố định theo nhóm.
Đã có những ví dụ, minh chứng về nề nếp học tập đi xuống, chất lượng học sinh giảm sút kể từ khi các em phải ngồi học theo nhóm như thế.
Cũng đã có sự đồng cảm của một số ban giám hiệu nhà trường, tuy nhiên giáo viên vẫn thường nghe câu nói phòng giáo dục chỉ đạo như thế thì biết phải làm sao?
Vậy là, dù biết học sinh phải ngồi học suốt ngày theo nhóm cố định không hiệu quả nhưng nhà trường cũng như các thầy cô vẫn không thể làm khác được vì cấp trên đã chỉ đạo.
Theo quan điểm của cá nhân người viết cũng là một giáo viên tiểu học đang đứng lớp, thất bại lớn nhất của mô hình trường học mới VNEN là buộc học sinh ngồi đối mặt vào nhau suốt buổi học. Mong rằng bài học về thất bại này, sẽ được các cấp lãnh đạo giáo dục ở địa phương lấy làm bài học để không nên can thiệp quá sâu vào cách dạy, hình thức tổ chức lớp học của mỗi giáo viên.
Hãy trao cho người thầy cái quyền được sáng tạo, được khác biệt trong cách dạy của mỗi người để đạt được mục tiêu chứ không phải kiểu cầm tay chỉ việc, tất cả đều “đồng phục” một cách dạy, cách tổ chức lớp học như hiện nay.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện câu chuyện, góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học: Có 2 vòng thi
Cụ thể, đối với vòng thi theo từng nhóm lĩnh vực, tại gian trưng bày, thí sinh chuẩn bị để trình bày tóm tắt về dự án và trả lời phỏng vấn của giám khảo (thí sinh được sử dụng các hình ảnh, video clip trên máy tính xách tay để minh họa).
Học sinh thuyết trình về dự án tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật năm học 2019 - 2020.
Cụ thể, đối với vòng thi theo từng nhóm lĩnh vực, tại gian trưng bày, thí sinh chuẩn bị để trình bày tóm tắt về dự án và trả lời phỏng vấn của giám khảo (thí sinh được sử dụng các hình ảnh, video clip trên máy tính xách tay để minh họa).
Thời gian tối đa cho một lần giám khảo đến phỏng vấn là 15 phút. Đối với vòng thi chọn đội tuyển dự thi toàn quốc (chỉ dành cho những dự án đạt giải nhất theo từng nhóm lĩnh vực có nguyện vọng được xét chọn đi dự thi toàn quốc), thí sinh thuyết trình không quá 5 phút, sau đó trả lời các câu hỏi từ ban giám khảo.
Các gian trưng bày dự án được giữ ổn định trong suốt thời gian dự thi để ban giám khảo chấm giải chính thức của cuộc thi và học sinh, giáo viên tham quan.
Dịch COVID-19 gián tiếp giảm tình trạng học thêm dạy thêm ở Việt Nam Một nghiên cứu của Viện Xã hội học, thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội đã chỉ ra rằng dịch COVID - 19 gián tiếp góp phần giảm tình trạng học thêm, dạy thêm ở Việt Nam. Sáng nay, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội đã tổ chức diễn đàn khoa học 2020: Tác động kinh tế - xã hội của...