Chương trình giáo dục phổ thông mới: Giải bài toán giáo viên và cơ sở vật chất

Theo dõi VGT trên

Dự kiến, tháng 4/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới để triển khai các công tác chuẩn bị, đưa vào thực hiện từ năm học 2019-2020. Tuy nhiên yếu tố quan trọng là giáo viêncơ sở vật chất vẫn được xem là bài toán khó giải.

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Giải bài toán giáo viên và cơ sở vật chất - Hình 1

ảnh minh họa

Cơ sở vật chất thiếu thốn

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay, cả nước có 28.177 cơ sở giáo dục phổ thông công lập, trong đó có 15.050 trường tiểu học, 10.697 trường trung học cơ sở, 2.430 trường trung học phổ thông với gần 15 triệu học sinh.

Tuy nhiên, số phòng học bộ môn, trang thiết bị dạy học, thư viện hiện chưa đáp ứng được nhu cầu. Các cơ sở giáo dục (đặc biệt ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ) còn nhiều phòng học bán kiên cố, phòng học tạm thời và phải đi thuê, mượn các cơ sở bên ngoài.

Cả nước hiện có 419.903 phòng học, trong đó, số phòng học kiên cố khoảng 323.551 phòng, đạt tỷ lệ 77,1% (Tiểu học 68,7%, Trung học cơ sở 85,7%, Trung học phổ thông 93,9%). Về phòng học bộ môn, cấp Trung học cơ sở có tỷ lệ 2,88 phòng/trường (trong đó, số phòng đáp ứng quy định đạt tỷ lệ 66,8%); cấp Trung học phổ thông có tỷ lệ 5 phòng/trường (số phòng đáp ứng quy định đạt tỷ lệ 72,8%).

Số lượng thiết bị phòng học bộ môn mới chỉ đáp ứng được khoảng 68% nhu cầu giảng dạy. Về thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin, trung bình ở cấp tiểu học 2,1 trường có 1 phòng máy; cấp trung học cơ sở 1,3 trường có 1 phòng máy và cấp trung học phổ thông, mỗi trường có 1,9 phòng máy.

Trong khi đó, để đáp ứng được nhu cầu giảng dạy tối thiểu, tại cấp tiểu học và trung học cơ sở, mỗi trường cần ít nhất 1 phòng máy; đối với cấp trung học phổ thông, mỗi trường cần ít nhất 2 phòng máy.

Về thiết bị dạy học ngoại ngữ, trung bình tại cấp tiểu học có gần 1 bộ/trường, cấp trung học cơ sở có khoảng 4 bộ/trường và cấp trung học phổ thông có khoảng 14 bộ/trường. Các thiết bị này chủ yếu là thiết bị cầm tay, đơn chiếc, phục vụ việc giảng dạy của giáo viên, hệ thống thiết bị dạy ngoại ngữ chuyên dùng còn ít.

Về cơ sở vật chất, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới cho rằng: Một yêu cầu quan trọng để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới là cơ sở vật chất. Điều kiện tối thiểu là học sinh tiểu học phải học 2 buổi/ngày hoặc tối thiểu 6 buổi/tuần, sĩ số 35 học sinh/lớp ở tiểu học và 45 học sinh/lớp ở trung học; lớp học phải đảm bảo điều kiện kê bàn ghế theo nhóm… Quy định này tưởng chừng chỉ các trường ở khu vực vùng sâu, vùng xa mới gặp khó khăn, nhưng thực tế cho thấy ngay tại các thành phố lớn cũng vướng vấn đề này.

Video đang HOT

Cô Phạm Thị Tuyết Nga, Hiệu trưởng Trường PTCT Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) : Hiện tại, sĩ số ở nhà trường trung bình khoảng 50 học sinh/lớp. Với sĩ số như vậy, giáo viên sẽ gặp khó khăn khi tổ chức hoạt động cho học sinh học theo nhóm, khó quan sát để hướng dẫn học sinh đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục mới. Để hỗ trợ giáo viên trong hoạt động giảng dạy, nhà trường đã đầu tư trang thiết bị công nghệ tiên tiến như máy tính, máy chiếu, loa… Với chương trình mới, nhà trường có thể đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất. Nhưng để đảm bảo sĩ số 30-35 học sinh/lớp là vấn đề khó đối với nhà trường nói riêng và các trường trên địa bàn Hà Nội nói chung.

Thiếu giáo viên Tiểu học, thừa THCS và THPT

Theo Bộ GD-ĐT, nhu cầu về giáo viên ở các cấp để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới về cơ bản không có sự biến động nhiều so với số giáo viên hiện có.

Đối với tiểu học, bình quân 1 năm có 2% giáo viên nghỉ hưu, tương đương với 7940 giáo viên, như vậy, số được tuyển mới bổ sung thay thế giáo viên nghỉ hưu hàng năm sẽ khoảng 3.970 giáo viên, cộng với mỗi năm tuyển mới khoảng 3.900 giáo viên do tăng quy mô, trung bình mỗi năm sẽ tuyển mới khoảng hơn 7.000 nghìn giáo viên.

Theo tính toán của Bộ GD-ĐT, Hiện cả nước thiếu khoảng 5.616 giáo viên tiếng Anh, 5.607 giáo viên Tin học ở tiểu học. Vì thế căn cứ vào lộ trình triển khai, bắt đầu từ năm học 2021-2022 đến năm học 2023-2024, mỗi năm học sẽ phải tuyển bổ sung khoảng 2.000 giáo viên tiếng Anh và khoảng 2.000 giáo viên Tin học.

Ở cấp THCS, bình quân 1 năm có 2% giáo viên THCS nghỉ hưu, tương đương với 6.219 giáo viên, như vậy số tuyển bổ sung thay thế nghỉ hưu là 3.110, cộng với số giáo viên cần tuyển mới do tăng quy mô học sinh là 1.250 GV. So với số giáo viên THCS đang thừa là 9.246 (tính đến thời điểm tháng 11-2017) thì các địa phương cần tính toán cụ thể số lượng giáo viên cần tuyển mới, trong đó ưu tiên tuyển giáo viên cho những môn học còn thiếu.

Bộ GD-ĐT cho rằng, đối với các địa phương đang thừa giáo viên, trong khoảng 3 năm học tới, có thể tạm dừng tuyển mới để giải quyết dứt điểm tình trạng thừa giáo viên.

Về cấp THPT, bình quân 1 năm có 2% số giáo viên nghỉ hưu, tương đương với khoảng 3.014 giáo viên, số được tuyển mới bổ sung thay thế giáo viên nghỉ hưu hàng năm sẽ khoảng 1.507 giáo viên, cộng với số giáo viên cần tuyển mới do tăng quy mô học sinh là 2.250.

Theo Bộ GD-ĐT, trên cơ sở số giáo viên thừa khoảng 8.874 giáo viên THPT khi thực hiện chương trình mới, các địa phương cần tính toán nhu cầu tuyển mới từ nay đến năm 2025 để vừa giải quyết bài toán thừa và nhu cầu tuyển bổ sung.

Về vấn đề này, ông Phạm Hùng Anh – Phó Cục trưởng phụ trách Cục Cơ sở vật chất và thiết bị trường học (Bộ GD-ĐT) cho biết: Quan điểm xây dựng chương trình, SGK mới cần phù hợp điều kiện thực tế của từng địa phương, tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý. Cụ thể, với cấp tiểu học dạy 2 buổi/ngày, triển khai dạy tin học và ngoại ngữ từ lớp 3 cấp tiểu học và đẩy mạnh nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh và có một số môn học tự chọn.

Bên cạnh đó, phải bố trí đủ phòng học trên lớp, bổ sung thêm các phòng học máy tính và ngoại ngữ cho cấp tiểu học, đảm bảo điều kiện tối thiểu thiết bị dậy học. Với cấp THCS, THPT, phải đảm bảo tỷ lệ phòng học trên lớp để thực hiện giảng dạy một số môn tự chọn.

Về thiết bị dạy học tối thiểu, ông Phạm Hùng Anh cũng cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cho các cấp học, môn học trước thời điểm áp dụng chương trình mới, tối thiểu 10 tháng để có đủ điều kiện, thời gian chuẩn bị trang bị. Trước mắt, Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh Đề án Bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị trường học cho chương trình giáo dục mầm non, phổ thông phù hợp với lộ trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Theo Daidoanket.vn

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Lo lớp học quá tải, cô - trò đều khổ

Sau 2 tuần công bố, Dự thảo các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới đã thu hút được sự quan tâm của dư luận. Ngoài yếu tố giáo viên, cơ sở vật chất để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới khiến nhiều người lo lắng.

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Lo lớp học quá tải, cô - trò đều khổ - Hình 1

ảnh minh họa

Áp lực sĩ số

Cô giáo vừa giảng bài, vừa gọi học sinh phát biểu, vừa nhắc nhở các em còn lại giữ trật tự. Trong lớp, bàn ghế kê san sát gần hết lối đi, sát cả mép cửa và bục giảng... là những hình ảnh không còn xa lạ với nhiều người. Ở các đô thị lớn của nước ta hiện nay, tình trạng quá tải trường lớp đang ở mức báo động.

Theo quy định của Bộ GDĐT, mỗi lớp học chỉ được sắp xếp tối đa 35 học sinh. Thế nhưng từ nhiều năm nay, ở các trường công lập tại Hà Nội, TPHCM, con số này chỉ có trong giấc mơ của học sinh, phụ huynh. Bởi thực tế, nhiều trường có tình trạng 50 - 60 em chen nhau trong một lớp.

Hiện Hoàng Mai là quận có quá trình đô thị hóa nhanh ở Hà Nội, đồng nghĩa với việc tình trạng quá tải lớp học cũng rất lớn. Mấy năm gần đây, việc tuyển sinh ở các trường mầm non trở nên gay cấn với kiểu bốc thăm ăn may như Trường mầm non thực hành Linh Đàm. Cứ đến mùa tuyển sinh, hàng trăm phụ huynh lại hồi hộp, bởi con em mình có được 1 suất trúng tuyển vào trường công lập sẽ dựa vào lá thăm may rủi do chính tay mình chọn. Vơi cấp tiểu học, có trường phải cho học sinh học luân phiên vào thứ bảy mới bảo đảm học hai buổi/ngày.

Tại quận Cầu Giấy cũng xảy ra tình trạng tương tự, nhiều nơi bị quá tải trường lớp. Với cấp tiểu học, trung bình mỗi lớp công lập là 49 học sinh/lớp, với lớp 6 các trường như Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Yên Hòa đều có sĩ số 50 học sinh/lớp.

"Sĩ số lớp quá đông, cả học sinh và giáo viên đều mệt mỏi. Cô quản lớp đã khó nói gì đến chuyên tâm vào dạy và cũng không có thời gian để sát sao, kèm cặp từng cháu. Với tình trạng quá tải lớp học như vậy, giáo viên chúng tôi quản lớp đã khó nói gì đến việc chuyên tâm, đầu tư vào đổi mới giáo dục" - một giáo viên của Trường Tiểu học Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) băn khoăn.

Tại TPHCM, tình trạng thiếu trường lớp cũng xảy ra ở nhiều quận, huyện. Trước đây dư luận từng phản ánh về việc một số trường do có cơ sở vật chất thiếu thốn, diện tích hẹp, nên mỗi lần chào cờ đầu tuần, học sinh phải leo sân thượng, hay đứng ở cầu thang để dự lễ khai giảng. Mặc dù năm nào TP cũng xây mới hàng ngàn phòng học, nhưng chỉ có thể giải quyết cơ bản đủ chỗ học cho học sinh, còn việc giảm tải theo đúng quy định của Bộ GDĐT vẫn thực sự là bài toán khó.

Phòng học tạm bợ, "thấp thỏm" lo trường sập

Vụ sập lan can trường học tại Trường Tiểu học xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) xảy ra vào cuối năm 2017, khiến 16 học sinh bị thương, trong đó có em bị chấn thương sọ não... là hồi chuông cảnh báo về tình trạng "đánh cược" tính mạng học sinh, khi để các em phải học trong những ngôi trường có cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng. Đáng nói, trên cả nước có không ít ngôi trường xuống cấp như thế.

Thầy trò Trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) nhiều năm nay phải dạy và học trong thấp thỏm, luôn chuẩn bị tâm thế "sẵn sàng chạy" khi nhiều mảng vữa trần nhà tại các lớp bị vỡ, rơi xuống sàn. Khi báo chí phản ánh, phụ huynh bức xúc, kinh phí sửa trường mới được rót xuống để thực hiện ngay.

Theo ông Nguyễn Thế Sơn - Phó Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Sở GDĐT Hà Nội- không chỉ Trường THPT Trần Nhân Tông, mà hiện đang có 40 trường tại Hà Nội rơi vào tình trạng xuống cấp, chờ phê duyệt kinh phí cải tạo. Có trường cứ mưa là ngập, là dột.

Cơ sở vật chất thiếu thốn là cản trở của đổi mới

Theo thống kê mới nhất của Bộ GDĐT, hiện cả nước có 28.177 cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Trong đó nhiều nơi, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi, hiện còn nhiều phòng học bán kiên cố, phòng học tạm thời, phải đi thuê, mượn các cơ sở bên ngoài. Nhiều nơi đủ phòng học thì lại thiếu trang thiết bị máy móc. Trong khi đó, để thực hiện được chương trình mới, dự kiến xây dựng đầu tư khoảng 57.084 phòng học, chưa kể phòng bộ môn, thư viện, cùng các trang thiết bị dạy học...

GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể cũng thừa nhận, nếu sĩ số đông, cơ sở vật chất không đảm bảo sẽ khó đảm bảo đổi mới giáo dục thành công, dù chương trình mới được nhiều người đ.ánh giá là hay, tiến bộ. Vì thế, ông kiến nghị: Các địa phương trong quá trình rà soát cơ sở vật chất, cần đảm bảo sĩ số học sinh đúng theo quy định: 35 em/ lớp đối với tiểu học, 45 em/lớp đối với THCS. Và nhất quyết phải đảm bảo đủ trang thiết bị để phục vụ việc đổi mới phương pháp dạy học. Ví dụ với môn Tin học, yêu cầu phải có đủ máy tính để học sinh thực hành. Rồi mỗi lớp phải có máy chiếu để giáo viên lồng ghép những thước phim, câu chuyện tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học.

Tất cả đang được vẽ ra hoàn hảo, nhưng vấn đề là t.iền đâu để hoàn thành trách nhiệm thay đổi bộ mặt trường lớp, phục vụ cho công cuộc đổi mới giáo dục như thế? Địa phương nào cũng lấy lý do thiếu kinh phí để đầu tư cho trường lớp. Trong khi dự kiến chương trình, SGK mới sẽ được áp dụng theo hình thức cuốn chiếu đối với cấp tiểu học từ năm học 2019 - 2020, đối với cấp THCS từ năm học 2020 - 2021 và đối với cấp THPT từ năm học 2021 - 2022, tình trạng thiếu trường lớp vẫn chưa được giải quyết.

Trước tiến độ của việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, bà Nguyễn Hà Thanh - Hiệu trưởng Trường THPT Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì) đầy lo lắng, bởi nhà trường hiện chưa biết xoay xở ra sao. Dự án xây dựng trường đã có từ 16 năm qua nhưng nay chưa triển khai được. Hằng năm, nhà trường có đầu tư cải tạo, song cũng chỉ mang tính chắp vá, thiếu thốn đủ thứ nên rất khó khăn để đáp ứng chương trình đòi học phòng học phải đảm bảo, trang bị đầy đủ thiết bị để học sinh thực hành.

Trước những khó khăn này, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng - kiến nghị: Trong Luật Giáo dục sửa đổi phải quy định rõ trách nhiệm của các địa phương, không chỉ về chất lượng giáo dục, mà phải chịu trách nhiệm đảm bảo đủ trường lớp đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Khi để xảy ra các tai nạn đáng tiếc liên quan đến cơ sở vật chất xuống cấp thì lãnh đạo địa phương cũng phải chịu trách nhiệm. Có như vậy ngân sách đầu tư cho việc tu sửa, xây trường học mới được các địa phương ưu tiên, học sinh và giáo viên sẽ yên tâm học tập và sáng tạo.

Theo Laodong.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Con gái út Quyền Linh t.uổi 16: Nhan sắc rạng rỡ, chiều cao 1,7m nổi bật
20:30:08 08/07/2024
Nghệ sĩ guitar Minh Mon qua đời ở t.uổi 34
20:22:03 08/07/2024
Bắc Giang cách ly ca bệnh bạch hầu, ngăn ngừa lây lan rộng
20:08:56 08/07/2024
Nữ NSƯT lừng lẫy: Nhan sắc đẹp như công chúa, búp bê, 42 t.uổi mới kết hôn, giờ lại sống xa chồng
20:41:15 08/07/2024
Nữ diễn viên xuất thân trâm anh bí mật kết hôn với nam tài xế, sinh con từ 3 năm trước mà không ai biết
20:34:50 08/07/2024
"Hot mom" Doãn Hải My xách túi hiệu 80 triệu dạo phố, đôi chân dài cùng nhan sắc "gái một con" gây thương nhớ
18:44:44 08/07/2024
Mẹ Lee Byung Hun hết lời khen ngợi con dâu
22:58:02 08/07/2024
Độ Hoa Niên tập 24-25-26: Nụ hôn "bỏng mắt" trên thuyền hoa của Lý Dung và Bùi Văn Tuyên đã cập bến
22:05:12 08/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nga chặn âm mưu đ.ánh cắp oanh tạc cơ rồi tập kích sân bay Ukraine

Thế giới

00:20:57 09/07/2024
Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) của Nga thông báo ngăn chặn nỗ lực của đặc nhiệm Ukraine nhằm tuyển mộ phi công Nga để đ.ánh cắp một máy bay n.ém b.om chiến lược Tu-22M3.

Hai người hùng thầm lặng của đội tuyển Anh trong loạt đá luân lưu với Thụy Sỹ

Sao thể thao

00:13:24 09/07/2024
Kyle Walker đưa ra lời khuyên cho thủ môn đội tuyển Anh Jordan Pickford, Declan Rice giúp những người thực hiện quả phạt đền bình tĩnh.

Vợ Ưng Hoàng Phúc vào nhân vật bí ẩn trong MV "Đi sai nước cờ" của chồng

Nhạc việt

23:55:04 08/07/2024
Ca sĩ Ưng Hoàng Phúc chính thức giới thiệu tới người yêu nhạc một sản phẩm mới nhất được anh đầu tư công phu, đó là MV Đi sai nước cờ .

Kỳ lạ ngỗng 'bướu cổ' giá gần nửa lượng vàng, được ví như Rolls-Royce của giới gia cầm

Lạ vui

23:49:17 08/07/2024
Nếu như ngỗng bình thường có cân nặng chỉ khoảng 6-10kg thì loài ngỗng kỳ lạ này có vóc dáng khổng lồ hơn nhiều với cân nặng lên tới 20-25 kg. Nếu được nuôi dưỡng đúng cách, chúng có thể nặng tới 40kg, nặng ngang một chú chó.

Món ăn chỉ "lên ngôi" vào mùa nóng ở Hà Nội: Mách bạn 4 địa chỉ cực chất lượng rất ít người biết

Ẩm thực

23:38:05 08/07/2024
Bánh đúc nộm thường được bán trên những gánh hàng rong, nhưng nếu ghé Hà Nội vào mùa nắng nóng, muốn tìm đến món ăn mát lịm này thì bạn có thể tham khảo một số địa chỉ sau.

T1 kiếm được bao nhiêu t.iền từ chức vô địch EWC 2024?

Mọt game

23:37:45 08/07/2024
Ngày 07/07 vừa qua, T1 đã đ.ánh bại đối thủ Trung Quốc TOP Esports để giành lấy ngôi vương tại giải đấu LOL Esports World Cup 2024.

Xét xử vụ "ma men" gây tai nạn c.hết người rồi bỏ trốn ở Bình Phước: Bản án thiếu nghiêm minh

Pháp luật

23:26:22 08/07/2024
Ngày 8/7/, Tòa án nhân dân huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước xét xử vụ án Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ do bị cáo Lưu Duy Trọng gây ra.

Xử phạt hàng nghìn trường hợp vi phạm về phòng cháy tại Hà Nội

Tin nổi bật

23:24:06 08/07/2024
Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, các cơ quan chức năng của TP Hà Nội đã kiểm tra, xử phạt 3.134 trường hợp vi phạm những quy định về PCCC.

2 thiếu gia ngành nhựa đẹp trai, giàu có nức tiếng Việt Nam: Vợ cũng là mỹ nhân showbiz tài sắc vẹn toàn

Sao việt

23:11:55 08/07/2024
Thiếu gia nhựa Duy Tân vừa kết hôn với Midu, trong khi đó thiếu gia nhựa Tân Hiệp Hưng có tổ ấm hạnh phúc bên Đông Nhi.

Người phụ nữ phải đi cấp cứu sau khi nộp 50 triệu đồng cho spa

Sức khỏe

23:11:32 08/07/2024
Nữ bệnh nhân 46 t.uổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốc phản vệ, men gan tăng và có nguy cơ t.ử v.ong do truyền trắng da.

"Juliet Hàn Quốc" làm điên đảo MXH vì nhan sắc nữ thần, 33 t.uổi mà trẻ như đôi mươi

Sao châu á

23:06:52 08/07/2024
Ngay khoảnh khắc Irene xuất hiện, nhiều khán giả đã không giữ nổi sự bình tĩnh khi chứng kiến vẻ đẹp như nữ thần của cô.