Chuỗi thức ăn nhanh Philippines đánh bại McDonald’s như thế nào
McDonald’s, biểu tượng ngành công nghiệp fast food toàn cầu, mất gần 40 năm vẫn không thể giành vị trí số một tại Philippines từ công ty của tỷ phú Tony Tan Caktiong.
Tỷ phú Tony Tan Caktiong – người sáng lập Jollibee, thương hiệu thức ăn nhanh hàng đầu Philippines – hiện nắm giữ khối tài sản 1,8 tỷ USD. Theo South China Morning Post, có hai thứ đã dẫn lối cho chủ tịch Jollibee trên con đường thành công. Đó là kinh nghiệm và vị giác của ông.
Caktiong xuất thân trong một gia đình nghèo ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ông là con thứ 3 trong gia đình 7 anh em. Cha của ông là người phục vụ bếp trong một nhà hàng, đồng thời cũng là đầu bếp tại một tu viện Phật giáo ở Manila. Nhờ những kiến thức về nấu nướng, gia đình ông mở một nhà hàng ở Davao, một thành phố ở miền nam Philippines.
Tỷ phú Caktiong sở hữu một khả năng trời phú trong việc đánh giá các món ăn từ khi còn bé. Năm 2013, ông kể với phóng viên của Forbes: “Mẹ của tôi nói rằng tôi là đứa khó nuôi nhất trong nhà vì tôi là đứa trẻ khó tính trong việc ăn uống trong khi các anh em của tôi lại sẵn sàng ăn bất cứ thứ gì”.
Video đang HOT
Tỷ phú 67 tuổi muốn nối nghiệp cha sau khi tốt nghiệp khoa kỹ thuật dân dụng tại Đại học Santo Tomas. Nhưng một bước ngoặt đã làm thay đổi sự nghiệp của ông. Năm 1975, khi 22 tuổi, ông ghé thăm một nhà máy kem và quyết định bỏ ra 7.000 USD để mua nhượng quyền kinh doanh thương hiệu kem Magnolia Ice Cream. Ông mở 2 cửa hàng kem ở thủ đô Manila, một ở Cubao và một tại Quiapo.
Đến cuối thập niên 1970, nhà sáng lập Jollibee và vợ Grace quyết định chuyển hướng kinh doanh từ kem sang hamburger. Họ đi tìm và dùng thử tất cả các loại burger được bày bán tại Manila để nắm bắt được khẩu vị chung của thị trường ở thời điểm ấy. Theo Nikkei Asia Review, chủ tịch Jollibee vẫn tiếp tục thử nghiệm này ở thời điểm hiện tại, nhưng trên phạm vi toàn cầu.
Cửa hàng đầu tiên của Jollibee được mở vào năm 1978, và đến nay vẫn đang ở vị trí số 1 thị trường thức ăn nhanh tại Philippines. Jollibee khi đó phục vụ loại hamburger mới có tên Yumburger. Món ăn này sau đó cực kỳ đắt hàng. Và điều này đã thúc đẩy vợ chồng Caktiong tiếp tục đưa vào tthực đơn của Jollibee những món mới như gà rán, spaghetti và các món ăn bản địa của người Phillipines.
Tỷ phú 67 tuổi từng nói với những cộng sự của mình rằng ông khát khao tạo ra một công ty thực phẩm lớn nhất thế giới. “Đó là khi chúng tôi mới chỉ có 5 cửa hàng và vài người đã cười khi nghe thấy nó, nhưng tôi chưa bao giờ đùa cả”.
Nhà sáng lập Jollibee đối mặt với thử thách khó khăn khi McDonald’s xâm nhập thị trường Philippines vào năm 1981. Nhưng sau gần 40 năm ngụp lặn tại Philippines, gã khổng lồ fast food thế giới vẫn không thể nắm được vị thế số một. “Tôi hiểu rõ vị giác của người bản địa, spaghetti cần ngọt hơn bình thường, gà phải giòn tan trong từng miếng cắn”, Caktiong nói.
Chú ong đỏ – biểu tượng của Jollibee – ngày nay được Caktiong giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1980 . Nhiều năm về trước, khi được hỏi tại sao lại chọn chú ong làm biểu tượng của Jollibee, doanh nhân Caktiong nói rằng con vật này đại diện cho những tính cách đặc trưng của người Philippines: chăm chỉ, lạc quan và vui vẻ.
Giá trị tài sản ròng của Caktiong hiện nay ước tính khoảng 1,8 tỷ USD. Và Jollibee chỉ là một trong những chuỗi thực phẩm mà ông sở hữu. Red Ribbon, Chowking, Greenwich Pizza, Manong Pepe’s và Mang Inasal là hàng loạt thương hiệu nổi tiếng khác hoạt động dưới sự quản lý của ông.
Realme có 40 triệu người dùng trên toàn cầu
Realme - thương hiệu smartphone phát triển nhanh nhất thế giới đã có mặt tại 59 thị trường toàn cầu, ngoại trừ Bắc Mỹ. Điều này giúp số người dùng smartphone của Realme trên toàn thế giới vượt qua con số 40 triệu.
Realme đang có những bước phát triển mạnh mẽ sau 2 năm có mặt trên thị trường
Đây là một minh chứng khác về sự tăng trưởng nhanh chóng của Realme, sau khi duy trì thứ hạng top 7 thương hiệu smartphone toàn cầu trong quý 1/2020.
Đầu tháng 1 năm nay, Realme gia nhập 27 thị trường trên toàn thế giới. Chỉ trong vòng nửa năm, thương hiệu Realme nhanh chóng lan tỏa sự hiện diện của mình trên phạm vi toàn cầu với 59 thị trường bên ngoài Bắc Mỹ và giữ vị trí top 5 thương hiệu smartphone ở nhiều thị trường hàng đầu. Điều này phù hợp với việc giữ vững các chiến lược nội địa hóa các thị trường, chất lượng tốt của sản phẩm và mô hình kinh doanh "tối giản hình thức, đơn giản hệ thống và ưu đãi thương mại điện tử".
Tại Đông Nam Á, Realme giữ vị trí top 5 và là thương hiệu smartphone có tốc độ phát triển nhanh nhất. Tại Philippines, Việt Nam, Indonesia và Myanmar, Realme lần lượt lọt vào top 5 chỉ sau một năm. Riêng với thị trường Campuchia, Realme chỉ mất 3 tháng để đạt được vị trí này. Trong quý đầu tiên của năm 2020, Realme xếp hạng 5 tại thị trường Thái Lan.
Những thị trường này chiếm hơn 80% phân khúc smartphone ở Đông Nam Á và điều đó có nghĩa là Realme đã trở thành công ty hàng đầu trong thị trường smartphone ở Đông Nam Á.
Ngoài ra, vào đầu tháng 5 năm nay, số người dùng smartphone Realme trên toàn cầu đã hơn 35 triệu. Chỉ trong hai tháng, con số này tăng thêm 5 triệu, nâng tổng số người dùng Realme toàn cầu lên thành 40 triệu. Như vậy, từ tháng 5.2018 đến nay, thương hiệu smartphone vừa hơn 2 tuổi, đã đạt được con số ấn tượng 40 triệu thành viên gia nhập gia đình Realme.
Được biết, Realme cũng vừa công bố chiến lược "hệ sinh thái smartphone và những sản phẩm AIoT 1 4 N" trên toàn cầu vào nửa đầu năm 2020 và cam kết tạo ra một lối sống thông minh, hợp thời cho giới trẻ. Tại Việt Nam, hãng vừa ra mắt smartphone C11 và 2 thiết bị AIoT là tai nghe Realme Buds Q cùng đồng hồ thông minh Realme Watch vào đầu tháng 7.
Chiến hạm Australia áp sát Trường Sa Nhóm chiến hạm Australia đi qua gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam và có thể đã chạm mặt tàu hải quân Trung Quốc tuần trước. 5 chiến hạm của hải quân Australia hồi tuần trước hoạt động trên Biển Đông và di chuyển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trước khi hội quân với lực lượng Mỹ và Nhật...