Chung tay hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em vùng biên được đến trường
Những năm qua, cùng với việc hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, thông qua chương trình “ Nâng bước em tới trường”, tập thể cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Thành phố (TP) Đà Nẵng còn là điểm tựa cho những học sinh vùng biên có hoàn cảnh khó khăn nuôi dưỡng ước mơ tới trường…
Cán bộ Đồn Biên phòng Hải Vân, BĐBP TP Đà Nẵng trao quà hỗ trợ theo Chương trình “Nâng bước em tới trường”.
Một ngày cuối tháng 10, chúng tôi có dịp cùng cán bộ, chiến sĩ Đôn Biên phong Non Nươc, BĐBP TP Đà Nẵng đến thăm gia đình em Trương Thi Tuyêt Nga là học sinh lơp 9, Trương THCS Trân Quang Diêu. Mô côi cha me, gia đinh thuôc diên kho khăn, em Trương Thị Tuyết Nga đang ơ vơi anh trai tại tô 58, phường Khuê My, quận Ngu Hanh Sơn. Từ năm 2017 đến nay, thấy hoàn cảnh gia đình Nga gặp khó khăn, cán bộ, chiến sĩ Đôn Biên phong Non Nươc đã nhận đỡ đầu em thông qua Chương trình “Nâng bước em tới trường”. Đều đặn hàng tháng, đơn vị hỗ trợ cho em Nga 500.000 đồng. Ngoài ra, cán bộ, chiến sĩ Đôn Biên phong Non Nươc còn thường xuyên đến thăm, động viên em trong học tập. Những việc làm này tiếp thêm nghị lực cho em vững tin trong cuộc sống, học tập. Thành tích học tập của em tiến bộ hơn khi liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Trương Thị Tuyết Nga chỉ là một trong số gần 40 em học sinh đang được lực lượng BĐBP TP Đà Nẵng nhận đỡ đầu theo Chương trình “Nâng bước em tới trường” do Bộ Tư lệnh BĐBP phát động. Theo đó, đông đảo cán bộ, chiến sĩ đa tich cưc tham gia, nhiêt tinh hương ưng Chương trình “Nâng bước em tới trường”. Đôi tương thu hương la hoc sinh tư lơp 1 đên lơp 12 co hoan canh kho khăn, không nơi nương tưa, mô côi cha, me. Kêt qua tư năm 2014 đên nay, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Chỉ huy BĐBP TP Đà Nẵng đa nhân đơ đâu cho 38 em học sinh co hoan canh kho khăn với mức hỗ trợ 500.000 đồng/em/tháng cho đến khi học hết lớp 12. Vao đâu năm hoc mơi hoăc vao dip lê, têt, các em còn được tặng quà, hỗ trợ từ 1 đên 2 triêu đông/em. Ngoai ra con hô trơ đô dung hoc tâp, sach vơ, đôi vơi cac chau co hoan canh kho khăn, thiêu phương tiên đi lai, những người lính “quân hàm xanh” đa quyên gop ung hô môt phân kinh phi tư tiên lương cua mình đê mua xe đap tăng. Hàng năm, ngoài nguồn hỗ trợ thường xuyên, các đơn vị còn vận động các nguồn lực khác để mua thêm sách vở, quần áo, xe đạp… tặng các em với số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng. Mới đây nhất, nhân dịp năm học mới 2019-2020, các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng BĐBP TP Đà Nẵng đã trao 65 suất quà trị giá 80 triệu đồng.
Đồn Biên phòng Phú Lộc, BĐBP TP Đà Nẵng phối hợp trao quà hỗ trợ cho học sinh nghèo tại quận Thanh Khê.
Tìm hiểu được biết, để Chương trình “Nâng bước em tới trường” được thực hiện có hiệu quả, cấp ủy, Chỉ huy các cấp đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động qua đó khơi dậy tinh thần tự giác của cán bộ, chiến sĩ. Mọi người đều tự nguyện đóng góp từ nguồn lương và phụ cấp để tham gia Chương trình. Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị còn phát triển quỹ từ nguồn tăng gia sản xuất. Đối với những trường hợp học sinh có nhiều khó khăn, đơn vị sẽ vận động các nhà hảo tâm, doanh nghiệp tặng dụng cụ học tập, phương tiện đi lại cho các em. Đặc biệt, trong thưc hiên Chương trinh “Nâng bươc em tơi trương”, cac đông chi thu trương Bô Chi huy BĐBP TP Đà Nẵng va cac Đôn Biên phong Hai Vân, Phu Lôc, Sơn Tra, Non Nươc, Biên phong Cưa khâu cang, cac phong, văn phong đã nêu cao trách nhiệm nhân đơ đâu it nhât tư 1-2 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, cán bộ các đơn vị thường xuyên giữ mối liên hệ với gia đình và phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nhà trường để động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các cháu phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
Theo đồng chí Lê Thị Bích Thuận, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng, tuy mức hỗ trợ thường xuyên không nhiều song những phần quà này đã kịp thời giúp đỡ, động viên các em học sinh nghèo, có thêm động lực để vượt khó vươn lên học tập tốt. Đáng trân trọng hơn khi sự hỗ trợ đó có được là do cán bộ, chiến sĩ tự nguyện trích ra từ một phần tiền lương, tiền phụ cấp của mình để gây quỹ thực hiện Chương trình “Nâng bước em tới trường”.
Có thể thấy, với cách làm hiệu quả cùng những nội dung, việc làm cụ thể, thiết thực, Chương trình “Nâng bước em tới trường” không chỉ giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn an tâm học tập mà qua đây còn thắt chặt hơn tình đoàn kết quân dân; tô đẹp thêm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”.
Đồng chí Đô Văn Đông – Phó Chinh uy BĐBP TP Đa Năng chia sẻ, Chương trình “Nâng bước em tới trường” đã tạo được sự lan tỏa, gắn kết giữa BĐBP với nhân dân, trở thành chỗ dựa cho những em có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, thế trận biên phòng toàn dân ngày càng vững chắc hơn. Thời gian tới, lực lượng BĐBP TP sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình; phấn đấu hỗ trợ có hiệu quả các trường hợp học sinh có hoàn cảnh đăc biêt khó khăn tại đia ban 17 phương biên giơi biên của thành phố./.
Bài, ảnh: Phan Anh
Theo cpv.org.vn
"Tôi nguyện dạy trẻ khuyết tật đến hơi thở cuối cùng"
"Có những buổi học, tôi đang dạy thì bỗng một học sinh la hét, mất kiểm soát hành vi và đập phá mọi thứ xung quanh. Nhìn thấy như vậy, các bạn khác gào theo, em lại cười ầm lên, tất cả đều căng như dây đàn.
Cảnh tượng thế không phải là hiếm ở lớp học Hy Vọng này".
Đó là chia sẻ của cô giáo Nguyễn Thị Côi, 78 tuổi, giáo viên tình nguyện phụ trách dạy học miễn phí cho trẻ em khuyết tật, mồ côi cha mẹ, trẻ lang thang cơ nhỡ giữa lòng thủ đô.
Cô giáo Nguyễn Thị Côi, 78 tuổi dạy học miễn phí cho trẻ khuyết tật, mồ côi suốt 26 năm qua
26 năm đi tìm con chữ cho trẻ khuyết tật, mồ côi
Một buổi sáng trời thu Hà Nội, nắng trải vàng trên khắp những con đường, chúng tôi có mặt tại nhà văn hóa khu dân cư 2, phường Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội.
Bước vào lớp học rộng chừng gần 20m2, một tấm bảng đen to và hơn chục bộ bàn ghế đủ kiểu dáng, được gom nhặt lại, kê ngay ngắn thành hai dãy bàn. 24 em học sinh đồng loạt đứng dậy chào to: "Chúng em chào anh ạ!". Thoạt nhìn, không ai nghĩ đây là lớp học dành cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Đó chính là lớp học Hy vọng do cô giáo Nguyễn Thị Côi đảm nhiệm. Dù năm nay cô 78 tuổi, mắt đã mờ, chân chậm, tay run nhưng hàng ngày cô vẫn cần mẫn lên lớp không quản ngại nắng mưa, gió rét để làm bà, làm mẹ và làm cô giáo cho 24 đứa trẻ có hoàn cảnh éo le đến quặn lòng.
Cô Côi nhớ lại: "Bắt đầu từ năm 1994, khi đang là Hiệu trưởng Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, tôi được biết UBND quận Hai Bà Trưng tìm giáo viên để mở lớp dành cho trẻ lang thang, cơ nhỡ và trẻ em nghèo. Nhận thấy đây là một việc làm hết sức ý nghĩa, cho nên tôi đã xung phong nhận lớp".
Sau khi nhận lớp, cô Côi đến từng tổ dân phố, từng xóm trọ lao động ven đê sông Hồng để vận động phụ huynh cho con đến lớp. Khi ấy nhiều gia đình còn xua đuổi, nhất quyết không chịu cho con đến lớp học chữ xóa mù, vì nhiệm vụ của những đứa trẻ đó buộc phải ở nhà kiếm tiền, làm lao động chính trong gia đình.
Nhưng cô Côi vẫn kiên trì, hàng ngày đều mang sách vở đến để vừa dạy, vừa thuyết phục gia đình cho các em ra lớp tập trung.
Thấm thoát vậy mà đã được gần nửa đời người, cô Côi cười: "Không biết là cái duyên hay cái nghiệp, tên tôi đã mặc định sẵn gắn liền với việc dạy chữ cho trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật. Có những học sinh giờ đây đã có nghề nghiệp ổn định, có người học lên tới đại học, đó là điều hạnh phúc nhất của một bà giáo già như tôi".
Không chỉ dạy học cho các em là trẻ lang thang cơ nhỡ, cô Côi còn vận động phụ huynh có con bị thiểu năng trí tuệ cho các em đến học miễn phí tại lớp của mình.
"Tôi muốn trao cho các cháu một cơ hội được hòa nhập cộng đồng, được học tập và được kết bạn", cô Côi tâm sự.
Khi tuyển đối tượng học sinh mới vào lớp cũng là lúc cô giáo Côi phải đối mặt với sự vất vả hơn. "Có những buổi học, tôi đang dạy các em đánh vần thì bỗng một học sinh la hét, do bị mất kiểm soát hành vi và đập phá mọi thứ xung quanh.
Nhìn thấy như vậy, các em khác gào theo, em lại cười ầm lên, tất cả đều căng như dây đàn. Cảnh tượng thế không phải là hiếm ở lớp học Hy Vọng này, tuần nào cũng có vài ba buổi học như vậy".
"Mới đầu tiếp xúc, tôi sợ lắm, luống cuống không biết xử lý ra sao. Nhưng dần dần tôi đã tìm đọc thêm nhiều sách để biết các xoa dịu cơn đau của những đứa trẻ bị khuyết tật, nhiễm chất độc da cam/dioxin.
Những lúc như vậy tuyệt đối không được quát tháo, to tiếng, người giáo viên phải bình tĩnh, ôm học trò vào lòng, từ từ dỗ dành, nịnh cho ăn kẹo, cho đi chơi... bằng cả tình yêu thương của người bà, người mẹ rồi các em sẽ bình tĩnh lại", cô Côi chia sẻ.
Dạy trẻ đến hơi thở cuối cùng
Lớp học Hy Vọng của cô giáo Côi không có tiếng trống trường thúc giục vội vã, không có sự ồn ào, náo nhiệt, mà ấm cúng, gần gũi bởi tình thương vô bờ bến của cô giáo dành cho những đứa trẻ có số phận kém may mắn.
Chung một phòng học nhưng mỗi em học một chương trình, em học sách lớp 1, em học sách lớp 3, em lại học sách lớp 5; một lớp học 5 trình độ. Có lẽ điểm chung nhất giữa các em là hoàn cảnh, trò đùa trớ trêu của số phận. Những học trò đều là những em khuyết tật, bị tự kỷ, thiểu năng trí tuệ, bị ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin...
Các em ngay từ nhỏ đã phải lăn lộn với cuộc mưu sinh, thiếu thốn tình cảm, sự quan tâm, dạy bảo từ bố mẹ nên tính cách và tâm hồn dường như cũng trở nên chai sạn với cuộc đời, chẳng còn ngại ngừng gì với những người lạ.
"Nhưng cái khó nhất khi dạy trẻ thiểu năng là các em hầu như không có trí nhớ. Muốn giảng cho các em hiểu, phải giảng nhiều lần.
Mỗi khi các em làm bài, tôi phải chụp các công thức toán học và bảng cửu chương để từ những kiến thức sẵn có đó, học trò có thể vận dụng vào từng bài toán cụ thể. Vất vả là thế, ấy nhưng chưa ngày nào dám nghỉ dạy; chỉ lo mình không lên lớp, các em sẽ lười học ngay", bà giáo già tâm sự.
"Chị cả" của lớp năm nay đã ngoài 30 tuổi, khuôn mặt ngờ nghệch, đôi mắt vô hồn đờ đẫn, cùng là người theo học lớp này lâu nhất.
Suốt 7 năm qua, "chị cả" Lê chăm chỉ đi học, giờ chị đã biết viết, biết tính và học đến chương trình sách lớp 3. Chị Lê cười: "Ở lớp vui lắm, cô giáo Côi không quát mắng bao giờ, được cho kẹo mỗi ngày. Nhờ cô mà Lê biết viết chữ đẹp, biết đọc thông tin trên tờ rơi đấy..."
Nhìn đứa học trò ngờ nghệch của mình, cô Côi bùi ngùi nhớ lại: "Không riêng gì Lê, lần đầu tiên, sau khoảng 3 tháng dạy cho trẻ em lang thang cơ nhỡ thì một hôm có em Hiền chạy về bảo: Cô ơi, con đọc được chữ ở mấy tấm biển ngoài kia rồi.
Hạnh phúc quá, vui mừng quá, thế là hai cô trò ôm nhau khóc, chắc Hiền cũng không hiểu vì sao tôi khóc, nó là đứa học trò mồ côi đầu tiên biết chữ trong lớp này".
Nhìn vào ánh mắt rơm rớm, ngân ngấn lệ của cô Côi, tôi chợt hiểu rằng, với cô đó là niềm động viên, an ủi lớn nhất cho những tháng ngày vất vả đã qua.
Ở cái tuổi mà người ta sum vầy bên con cháu để an hưởng tuổi già, cô Côi vẫn ngày ngày tận tụy đến với lớp học Hy Vọng.
Cô cười hiền: "Các em đã thiệt thòi quá rồi. Giúp cho những đứa trẻ biết được chữ cái, con số cũng là để cho các con bớt đi phần nào thiệt thòi trong cuộc sống.
Tôi làm mọi thứ vì các con và không mong đợi điều gì ngoài việc các con khỏe mạnh và ngoan ngoãn. Đến đây tôi tìm thấy được những niềm vui, rèn luyện được sức khỏe, tránh được bệnh tật".
Chia sẻ niềm vui cùng cô giáo Côi, cuối tháng 9/2019 vừa qua, cô đã được vinh danh phụ nữ tiêu biểu Thủ đô vì những đóng góp thầm lặng, miệt mài suốt 26 năm qua.
Cô Côi khiêm tốn: "Tôi chỉ là trong ít các giáo viên được vinh danh, tuy chưa đóng góp được nhiều cho xã hội, nhưng đây cũng sẽ là động lực để tôi gắng sức hơn nữa vì những học trò khuyết tật của mình.
Mong sao cho có sức khỏe để dạy học đến 90, 100 tuổi; cho các em có chỗ dựa, có một nơi đi về và quan trọng hơn là cho chúng được hy vọng vào ngày mai tương sáng hơn như chính cái tên tôi đặt- Lớp học Hy vọng".
"Giáo viên nào cũng mong học trò mình thành đạt, nên người có ích cho xã hội. Nhưng riêng tôi, tôi chỉ mong các trò của mình có thể đọc thông, viết thạo, ý thức được hành vi của mình mà hòa nhập cộng đồng", cô Côi tâm sự.
Hà Cường
Theo Dân trí
Trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, học giỏi Nhiều em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, mồ côi cha mẹ nhưng có nhiều nổ lực vươn lên trong học tập đã được nhận học bổng. Ngày 20/8, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn Sojitz Việt Nam trao tặng 273 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn...