Chúng ta vẫn đang quay cuồng với thi cử, bằng cấp, thành tích

Theo dõi VGT trên

Đổi mới giáo dục đang hướng tới việc giảm áp lực thi cử nhưng hiện nay chúng ta vẫn đang quay cuồng với áp lực về bằng cấp, điểm số, thành tích,…

Theo mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông mới, người học sẽ làm chủ kiến thức, biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

Với mục tiêu đã nêu, chúng ta đang bước đầu triển khai chương trình mới, sách giáo khoa mới, đồng thời có những thay đổi về môn học, phương pháp dạy học, đổi mới nhận xét, đánh giá học sinh,…

Cùng với đó, việc thay đổi thi cử, đổi mới thi cử là một vấn đề cần thiết, quan trọng được nhiều người đặt ra hiện nay.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô giáo Tô Thụy Diễm Quyên – Tổng giám đốc Innedu, giảng viên các chương trình đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định: Đổi mới về thi cử chính là đòn bẩy mạnh mẽ để làm thay đổi kết quả đầu ra cho ngành giáo dục, để thực hiện thành công mục tiêu của đổi mới giáo dục.

Không thể có kết quả mới theo cách làm cũ

Theo cô Tô Thụy Diễm Quyên, giáo dục Việt Nam đang trên con đường đổi mới, còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Quá trình đổi mới cần được triển khai từng bước, từng giai đoạn nhưng vẫn phải đảm bảo sự đồng bộ trên tất cả các phương diện, trong đó có thi cử.

“Hiện nay, nội dung đề kiểm tra, đề thi vẫn còn nặng về kiểm tra kiến thức. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc học sinh học thuộc lòng, học vẹt”, cô Quyên cho biết.

Ngoài ra, cách ra đề kiểm tra ghi nhớ cùng với quan niệm coi trọng thành tích, điểm số, sự đỗ đạt sẽ xảy ra hiện tượng quay cóp trong thi cử, vấn nạn học thêm, dạy thêm càng gia tăng.

Để đạt điểm số cao, đỗ vào trường học, ngành học theo kỳ vọng của người lớn, nhiều học sinh sẽ phải học thêm, tham gia vào các lò luyện thi. Các em trải qua những kỳ thi với áp lực quá lớn, thậm chí là những ảnh hưởng về sức khỏe, đời sống tình cảm, tinh thần,…

Chúng ta vẫn đang quay cuồng với thi cử, bằng cấp, thành tích - Hình 1

Hiện nay, thành tích, điểm số, bằng cấp vẫn được coi trọng trong ngành giáo dục. (Ảnh minh họa: Thùy Linh)

“Một sinh viên ra trường với nhiều bằng cấp, điểm số cao chưa hẳn đã là một người thành công. Ai cũng hiểu rõ điều đó nhưng chúng ta vẫn đang quay cuồng với thi cử, bằng cấp, thành tích.

Hiện nay, vẫn có những trường học lấy số lượng học sinh đậu đại học mỗi năm làm cơ sở để đánh giá thành tích, chất lượng của nhà trường.

Video đang HOT

Trường học báo cáo 100% học sinh đậu đại học nhưng không tìm hiểu trong con số đó, bao nhiêu phần trăm học sinh học đúng ngành, đúng trường, đúng năng lực, nhu cầu. Vấn đề việc làm sau đào tạo có đảm bảo không?

Nếu mục tiêu của trường học chỉ là quy hoạch hết số học sinh vào đại học thì sẽ gây ra sự lãng phí rất lớn cho nhà trường và xã hội”, cô Quyên khẳng định.

Một trong những mục tiêu của đổi mới giáo dục là phát triển năng lực, phẩm chất; tăng khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. Nếu trong thi cử, học sinh vẫn học thuộc lòng, vẫn quay cóp thì chứng tỏ mục tiêu đó không đạt được.

Cô Tô Thụy Diễm Quyên nhấn mạnh: “Không thể có kết quả mới theo cách làm cũ. Nếu vẫn giữ cách thi cũ như trước đây thì không thể có những kết quả đột phá trong cuộc cải cách, đổi mới giáo dục.

Việc thay đổi khung chương trình, phương pháp dạy học, thay đổi tiêu chí đánh giá học sinh thì phải đồng bộ với việc thay đổi về thi cử, cách ra đề kiểm tra cũng như thay đổi quan niệm về thành tích trong giáo dục”.

Chúng ta vẫn đang quay cuồng với thi cử, bằng cấp, thành tích - Hình 2

Cô Tô Thụy Diễm Quyên (ngoài cùng bên trái). Ảnh: NVCC

Đổi mới từ việc thay đổi cách ra đề thi

Theo quan điểm của cô Tô Thụy Diễm Quyên, muốn có những đổi mới tích cực trong thi cử thì cần phải thay đổi quan điểm, tư duy, cần nhận thức đúng mục tiêu của kiểm tra, thi cử.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra 5 phẩm chất, 10 năng lực gắn với mục tiêu cụ thể của chương trình giáo dục phổ thông, quá trình đổi mới trong học tập, đánh giá, kiểm tra, thi cử đều phải hướng tới đạt được mục tiêu đó.

Thay đổi thi cử không chỉ giúp giảm áp lực học hành, thi cử mà còn góp phần định hướng để thay đổi sản phẩm của giáo dục – yếu tố con người.

Theo tinh thần của chương trình giáo dục mới, dạy học không phụ thuộc vào sách giáo khoa, hướng đến phát triển năng lực, rèn luyện phẩm chất. Do đó, không được đặt nặng kiến thức trong thi cử như trước đây.

Theo cô Quyên, việc quan trọng đầu tiên cần thực hiện là thay đổi cách ra đề thi.

Thứ nhất , nội dung đề thi cần phải hướng học sinh việc vận dụng kiến thức, hoặc tìm ra những giải pháp để giải quyết vấn đề.

“Cần ra đề thi phát triển năng lực chứ không phải kiểm tra kiến thức, một đề thi tốt là đề thi có tính phân hóa cao, kiểm tra kiến thức, kỹ năng, tư duy, quan điểm, sự sáng tạo, tư duy phản biện,… của học sinh; là đề thi phát triển mặt tư duy của học sinh.

Điều quan trọng là cách học sinh tư duy trước một vấn đề chứ không phải kiểm tra các em đang nhớ những gì”, cô Quyên phân tích.

Thứ hai , đề thi phải gắn liền với thực tế cuộc sống, hướng đến việc giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

Thứ ba , câu hỏi trong đề thi phải đảm bảo thể hiện ở cả 6 bậc tư duy, bao gồm: Câu hỏi ở bậc nhận biết, câu hỏi bậc hiểu, câu hỏi vận dụng, câu hỏi phân tích, câu hỏi tổng hợp và câu hỏi đánh giá.

Việc thay đổi cách ra đề, thay đổi cách đánh giá học sinh được quyết định bởi quan điểm, tư duy và năng lực của người ra đề thi. Đó cũng chính là nhiệm vụ của các Sở, Phòng Giáo dục ở mỗi địa phương.

Cô Tô Thụy Diễm Quyên chia sẻ: “Thời gian qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã có những đổi mới tích cực, sáng tạo trong cách ra đề thi, đặc biệt thể hiện rõ nhất ở môn Ngữ văn.

Nội dung đề thi môn ngữ văn sử dụng những bài văn hoàn toàn không có trong sách giáo khoa, ngữ liệu làm đề thi rất thực tế, có thể lấy từ đời sống hằng ngày, trên báo chí, trên truyền hình,…

Ngữ liệu dùng trong đề thi không còn đóng khung trong sách giáo khoa mà được mở rộng từ nhiều nguồn, phát huy năng lực tư duy và sự sáng tạo của học sinh”.

Bên cạnh đó, theo cô Quyên, việc ra đề thi còn tùy thuộc vào đặc điểm từng tỉnh/thành, vùng miền. Theo đó, dựa vào điều kiện học tập, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu định hướng nghề nghiệp,… ở mỗi địa phương mà nội dung đề thi cũng khác nhau.

Ngoài ra, một vấn đề cực kỳ quan trọng quyết định đến đổi mới thi cử hiện nay chính là việc thay đổi quan niệm về thành tích.

Cô Quyên chia sẻ: “Thành tích không phải được tính bằng điểm số, bằng cấp hay số lượng học sinh giỏi, số lượng học sinh đậu đại học,… mà thành tích được đo theo chỉ số hạnh phúc của học sinh trong học tập, là kết quả về việc chọn ngành, chọn nghề phù hợp, về công việc của các em sau khi ra trường.

Học sinh có được đào tạo trong môi trường phù hợp, có được học đúng ngành nghề, đúng năng lực, sở trường, sở thích của các em hay không? Điều đó mới thực sự quan trọng”.

Việc thay đổi quan niệm về thành tích sẽ góp phần xây dựng hạnh phúc trong trường học, giúp học sinh có cơ hội phát triển toàn diện, tích cực, giảm áp lực học tập, cuộc sống.

Về lâu dài, sự thay đổi nhận thức này còn thúc đẩy sự phát triển ở những lĩnh vực quan trọng khác như kinh tế, văn hóa, xã hội.

Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh: Bắt nhịp cùng Chương trình giáo dục phổ thông mới

Không "công thức" hay theo khuôn mẫu, cách kiểm tra, đánh giá học sinh đã và đang được giáo viên áp dụng linh hoạt; nhất là với giáo viên dạy lớp 1 - năm đầu tiên thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh: Bắt nhịp cùng Chương trình giáo dục phổ thông mới - Hình 1


Tiết tiếng Việt của lớp 1A - Trường Tiểu học Đông La (Đông Hưng, Thái Bình) do cô Đặng Thị Thu Lan giảng dạy. Ảnh: TG

Không còn khuôn mẫu

Giờ học tiếng Việt của lớp 1A - Trường Tiểu học Đông La (Đông Hưng, Thái Bình) do cô Đặng Thị Thu Lan trực tiếp giảng dạy thật sôi động. Không còn khuôn mẫu - học sinh ngồi trật tự và khoanh tay lên bàn, cô Lan cho phép trò thoải mái thể hiện những động tác hình thể để giảm bớt mệt mỏi và căng thẳng trong giờ học.

Có học sinh ngáp ngủ thành tiếng, cô chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng và hướng dẫn em cách thể hiện tế nhị hơn cho lần sau. Khi cô giảng bài, có học sinh đột nhiên nói to: "Cô cho em phát biểu". Thay vì cáu gắt, bực tức vì bị cắt ngang, cô dừng lại bài giảng của mình và nhẹ nhàng mời em phát biểu. Em này đọc rành mạch các chữ cái mà cô vừa hướng dẫn, nhưng phát âm còn hơi ngọng. Cô dành lời khen cho học trò của mình và đề nghị cả lớp tặng bạn một tràng pháo tay. Sau đó, cô nhẹ nhàng hướng dẫn cách khi muốn phát biểu, sau đó tiếp tục bài giảng của mình.

Tiết học cứ thế diễn ra trong không khí cởi mở, thân tình, "cô hướng dẫn, trò thi công" - thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ theo năng lực của mình. Mỗi khi học sinh trả lời đúng các câu hỏi, cô Lan luôn dành lời khen thích hợp, đồng thời sử dụng nhiều hình thức biểu dương trước lớp. Chẳng hạn: Đề nghị cả lớp vỗ tay hoặc cả lớp khen tổ 1, tổ 2 vì đã hăng hái xây dựng bài, hoặc tặng sticker. Có lúc cô để học sinh trong tổ tự nhận xét lẫn nhau, khi thì tổ này nhận xét nhóm kia. Qua đó, cô đã hình thành cho học sinh có ý thức thi đua trong học tập và rèn luyện.

"Tôi thích sự linh hoạt trong đánh giá thường xuyên theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 4/9/2020 của Bộ GD&ĐT. Theo đó, giáo viên có thể sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói, chỉ ra cho học sinh biết chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa" - cô Lan bộc bạch.

Ngoài ra, cô Lan cũng thường xuyên sử dụng phương pháp: Để học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập. Cô khuyến khích, cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh. Đồng thời, mong phụ huynh phối hợp với giáo viên để động viên, giúp đỡ học sinh trong học tập, rèn luyện.

Có con học lớp 1 Trường Tiểu học Thiện Phiến (Tiên Lữ, Hưng Yên), chị Phạm Thị Tuệ hài lòng với cách kiểm tra, đánh giá của cô giáo với con mình. Chị cho biết: Hôm nào bé cũng được cô nhận xét. Có hôm con cho bạn mượn bút chì nên được cô khen, về nhà khoe rối rít với bố mẹ. "Tôi đồng tình với cách đánh giá, nhận xét của giáo viên như hiện nay, phù hợp tâm sinh lý của các con, đặc biệt không bị khuôn mẫu và giáo điều. Phụ huynh chúng tôi sẵn sàng trao đổi, hợp tác với cô giáo để cùng giáo dục con em mình" - chị Tuệ quả quyết.

Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh: Bắt nhịp cùng Chương trình giáo dục phổ thông mới - Hình 2


Học sinh Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (TP Lào Cai). Ảnh: TG

Bước đệm cho lớp 2 đến lớp 5

Trưởng phòng GD&ĐT TP Thái Bình (Thái Bình) Vũ Giang Lâm cho biết: Thành phố có 18 trường tiểu học, chia thành 4 cụm. Với lớp 1, mỗi tháng có ít nhất một chuyên đề được dạy ở 1 trường nào đó trong cụm (luân phiên). Đây là hình thức sinh hoạt chuyên môn, giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.

"Chúng tôi duy trì những thành tố tích cực của Mô hình Trường học mới như: Hội đồng tự quản, trang trí lớp học, học sinh, hoặc nhóm học sinh tự đánh giá, nhận xét lẫn nhau. Giáo viên có thể áp dụng linh hoạt tùy từng ngữ cảnh. Quan trọng là giúp học sinh nhận biết và phát huy được năng lực, phẩm chất của mình" - ông Lâm trao đổi.

Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Bình Nguyễn Viết Hiển cho rằng: Ngay sau khi Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học, sở triển khai đến các phòng GD&ĐT và 100% trường tiểu học trên địa bàn. Trước mắt, nhà trường, GV thực hiện tốt với lớp 1 để là bước đệm cho lớp 2 (học theo sách giáo khoa năm học 2021 - 2022) và các lớp còn lại trong những năm học tiếp theo. Theo đó, việc kiểm tra, đánh giá phải hướng đến phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh. Đồng thời hướng dẫn cách học, để các em chủ động tiếp nhận kiến thức và có thể nắm được kiến thức ngay tại lớp.

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ là một trong những nét mới quan trọng khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nếu đánh giá mà không tiếp cận theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực, việc đổi mới phương pháp dạy - học khó đạt được hiệu quả như mong muốn.

Thứ trưởng cho biết: Theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT, nội dung đánh giá học sinh có nhiều đổi mới. Đổi mới từ việc đánh giá thường xuyên cho đến đánh giá định kỳ, tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục, sau đó đưa ra kết luận. Hay như việc tặng giấy khen cũng đổi mới. Theo đó, ngoài việc hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh vì có thành tích xuất sắc hoặc tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập, rèn luyện..., cán bộ quản lý và giáo viên có thể gửi thư khen cho những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt.

Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học. Đây là cơ sở để nhà trường và giáo viên áp dụng vào quá trình dạy - học. Tuy nhiên, năm học 2020 - 2021, Thông tư áp dụng đối với lớp 1. Từ lớp 2 - 5 vẫn thực hiện theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT. Vì thế, việc đổi mới kiểm tra đánh giá đối với lớp 1 được coi là bước đệm để chúng ta có cơ sở thực tiễn triển khai với các khối lớp còn lại.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đi họp lớp bạn cũ khoe mua cả lượng vàng ngày vía Thần Tài, 3 hôm sau tôi phát hiện ra cú lừa chao đảo cuộc đờiĐi họp lớp bạn cũ khoe mua cả lượng vàng ngày vía Thần Tài, 3 hôm sau tôi phát hiện ra cú lừa chao đảo cuộc đời
05:52:40 08/02/2025
Hoa hậu Việt dính vào ồn ào nghi hẹn hò bạn trai cũ của Thiều Bảo Trâm là ai?Hoa hậu Việt dính vào ồn ào nghi hẹn hò bạn trai cũ của Thiều Bảo Trâm là ai?
07:41:39 08/02/2025
Sao Việt 8/2: NSND Hồng Vân trẻ đẹp tuổi 59, vợ Cường Đô La phủ nhận có bầuSao Việt 8/2: NSND Hồng Vân trẻ đẹp tuổi 59, vợ Cường Đô La phủ nhận có bầu
08:10:10 08/02/2025
Uông Tiểu Phi - chân dung kẻ huỷ hoại Từ Hy Viên: Xem vợ như máy đẻ, mặt dày "hút máu" khiến minh tinh chết cũng không yênUông Tiểu Phi - chân dung kẻ huỷ hoại Từ Hy Viên: Xem vợ như máy đẻ, mặt dày "hút máu" khiến minh tinh chết cũng không yên
07:47:04 08/02/2025
Bị chê 'dở' vì mua vàng ngày Thần Tài, 10 năm sau cô gái khiến tất cả ngỡ ngàngBị chê 'dở' vì mua vàng ngày Thần Tài, 10 năm sau cô gái khiến tất cả ngỡ ngàng
05:46:17 08/02/2025
3 mỹ nhân gây nhầm lẫn vì giống công chúa Kpop: Triệu Lộ Tư chưa bằng "trùm cuối"3 mỹ nhân gây nhầm lẫn vì giống công chúa Kpop: Triệu Lộ Tư chưa bằng "trùm cuối"
06:53:43 08/02/2025
Nam thần kết hôn bí ẩn nhất Vbiz công khai ảnh vợ tiểu thư gia thế khủngNam thần kết hôn bí ẩn nhất Vbiz công khai ảnh vợ tiểu thư gia thế khủng
07:30:24 08/02/2025
Con gái lén lấy trộm tiền lì xì mua Baby Three bị mẹ phát hiện, bà nội xen vào khiến cả nhà rơi vào "thảm kịch"Con gái lén lấy trộm tiền lì xì mua Baby Three bị mẹ phát hiện, bà nội xen vào khiến cả nhà rơi vào "thảm kịch"
06:08:42 08/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ông Zelensky sẵn sàng đàm phán với ông Putin về giải quyết xung đột

Ông Zelensky sẵn sàng đàm phán với ông Putin về giải quyết xung đột

Thế giới

09:53:46 08/02/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố sẵn sàng đàm phán với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin về việc giải quyết cuộc xung đột kéo dài 3 năm.
Nghỉ hưu gặp nghỉ Tết: Cụ ông U85 ở Quảng Ninh đứng sau loạt sáng chế "chỉ thua Albert Einstein", cháu trai tự hào đem flex trên mạng

Nghỉ hưu gặp nghỉ Tết: Cụ ông U85 ở Quảng Ninh đứng sau loạt sáng chế "chỉ thua Albert Einstein", cháu trai tự hào đem flex trên mạng

Netizen

09:45:20 08/02/2025
Những sản phẩm như TV, nồi thành chậu cây và bể cả cũng hóa đài phun nước,... của cụ ông 82 tuổi khiến nhiều Gen Z ngưỡng mộ, thần tượng.
Cô gái ăn nhầm quả pháo vì nghĩ là kẹo sữa

Cô gái ăn nhầm quả pháo vì nghĩ là kẹo sữa

Lạ vui

09:40:28 08/02/2025
Sự việc xảy ra trong thời gian cô gái họ Wu ăn Tết cùng gia đình tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Anh trai cô mang về túi pháo màu đỏ. Thấy quả pháo giống món kẹo sữa thường ăn khi còn nhỏ nên Wu đã lấy 1 quả cho vào miệng.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 8.2.2025

Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 8.2.2025

Trắc nghiệm

09:26:28 08/02/2025
Ngày 8.2 mang đến nhiều cơ hội thăng tiến cho người tuổi Tý. Các dự án đang thực hiện sẽ có những bước tiến triển tích cực, đặc biệt trong lĩnh vực sáng tạo và công nghệ. Đồng nghiệp và cấp
Con gái của Angelina Jolie và Brad Pitt ghét cuộc sống của người nổi tiếng

Con gái của Angelina Jolie và Brad Pitt ghét cuộc sống của người nổi tiếng

Sao âu mỹ

09:18:05 08/02/2025
Con ruột của cặp đôi Angelina Jolie và Brad Pitt không hề hứng thú với cuộc sống nổi tiếng và ngành công nghiệp điện ảnh của cha mẹ.
Chi tiết lộ rõ thái độ Phương Nhi với Lương Thuỳ Linh sau nghi vấn trục trặc

Chi tiết lộ rõ thái độ Phương Nhi với Lương Thuỳ Linh sau nghi vấn trục trặc

Sao việt

09:11:34 08/02/2025
Á hậu Phương Nhi thả tim hình ảnh của Lương Thuỳ Linh, mặc cho dân mạng nghi vấn tình chị chị em em đang có vấn đề.
Park Bom (2NE1) khoe body đồng hồ cát "đốt mắt" dân mạng, lần đầu lộ hình xăm ngay vị trí táo bạo

Park Bom (2NE1) khoe body đồng hồ cát "đốt mắt" dân mạng, lần đầu lộ hình xăm ngay vị trí táo bạo

Sao châu á

09:08:46 08/02/2025
Trong bức ảnh mới nhất, Park Bom khiến dân mạng phát sốt khi khoe đường cong mỹ miều. Đặc biệt, giọng ca chính 2NE1 còn để lộ hình xăm ngay vị trí táo bạo.
Lật xe khách tại Phú Yên khiến 3 người chết, nhiều người bị thương

Lật xe khách tại Phú Yên khiến 3 người chết, nhiều người bị thương

Tin nổi bật

08:33:16 08/02/2025
Các cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên đang triển khai cứu hộ, cứu nạn, giải quyết hiện trường vụ lật xe khách trên QL1A, hiện đã xác định 3 người tử vong
Ju Ji Hoon: Thẳng thắn nhưng không bao giờ thô lỗ trên phim trường

Ju Ji Hoon: Thẳng thắn nhưng không bao giờ thô lỗ trên phim trường

Hậu trường phim

08:30:51 08/02/2025
Ju Ji Hoon coi trọng giao tiếp cởi mở trên phim trường, tin rằng những cuộc thảo luận trung thực, không phân biệt cấp bậc sẽ nâng cao chất lượng mọi dự án phim của anh.
Nhận miễn phí tựa game trị giá gần 200k trên Steam, đồ họa mãn nhãn người chơi

Nhận miễn phí tựa game trị giá gần 200k trên Steam, đồ họa mãn nhãn người chơi

Mọt game

08:26:59 08/02/2025
Truyền thống này đã kéo dài từ năm 2019 và cho tới nay vẫn chưa hề có dấu hiệu dừng lại. Tất nhiên, không phải trò chơi miễn phí nào từ phía Epic Games Store cũng đều chất lượng và nhận được sự hưởng ứng cao.
Kiên Giang lọt danh sách 'Những địa danh thân thiện nhất thế giới'

Kiên Giang lọt danh sách 'Những địa danh thân thiện nhất thế giới'

Du lịch

08:10:07 08/02/2025
Booking.com chính thức công bố 10 điểm đến thân thiện nhất thế giới trong khuôn khổ giải thưởng Traveller Review Awards lần thứ 13, tỉnh Kiên Giang (Việt Nam) tự hào góp mặt trong danh sách này.